Bộ phim kinh dị được làm từ câu chuyện cổ tăm tối nhất
“Pan’s Labyrinth” luôn khiến khán giả nghẹt thở vì những cao trào cảm xúc mà nó mang lại.
Vào 11h sáng thứ 3 hàng tuần, sẽ có một bộ phim nằm trong danh sách 200 bộ phim hay nhất mọi thời đại được giới thiệu đến khán giả. Đây đều được xem là những siêu phẩm điện ảnh kinh điển của thế giới từ trước đến nay.
Năm 2006, đạo diễn người Mexico Guillermo del Toro mang Pan’s Labyrinth đến LHP Cannes. Với kinh nghiệm làm phim kinh dị của mình, đạo diễn Guillermo del Toro khiến khán giả và cả các nhà phê bình băn khoăn vì không biết, một tác phẩm kinh dị nào xứng tầm với liên hoan phim danh giá này.
Cô bé Ofelia và nhân vật Thần Nông
Guillermo del Toro cùng với Pan’s Labyrinth đã ngay lập tức trả lời cho mọi băn khoăn đó. Bộ phim được lấy chất liệu từ những câu chuyện cổ nhưng được xây dựng đầy tăm tối và sợ hãi, khiến khán giả cảm thấy nghẹt thở và choáng váng với những cảm xúc nó mang lại.
Pan’s Labyrinth (Mê cung Thần nông) lấy bối cảnh tại Tây Ban Nha vào năm 1944, 5 năm sau cuộc nội chiến dai dẳng và phe độc tài vẫn còn nắm giữ quyền lực, luôn tìm cách để dập tắt những cuộc kháng chiến. Nhân vật chính trong phim là cô bé Ofelia cùng với hai cuộc sống song song, hiện thực đau khổ và thế giới thần tiên kỳ bí của mình.
Với chất liệu là những câu chuyện cổ tích và nhân vật chính là một cô bé 10 tuổi nhưng Pan’s Labyrinth không phải là một bộ phim dành cho trẻ con, thậm chí nó cũng hơi quá với nhiều người lớn.
Pan’s Labyrinth không phải là một cuộc hành trình vào xứ sở thần tiên ngọt ngào
Câu chuyện trong phim bắt đầu từ khi cô bé Ofelia cùng mẹ chuyển đến ở cùng cha dượng là đại úy Vidal, một tên chỉ huy tàn ác của chế độ độc tài. Vidal ám ảnh với việc phải có một đứa con trai và mẹ của Ofelia đang làm “nhiệm vụ” đó. Sức khỏe của mẹ Ofelia càng ngày càng yếu với sự lớn dần lên của đứa con trong bụng.
Một ngày nọ, Ofelia được một con bọ kỳ lạ dắt vào khu rừng gần nhà. Tại đó, Ofelia gặp Pan (Thần Nông) – sinh vật nửa người nửa dê trong truyền thuyết. Pan dắt Ofelia vào mê cung và kể cho cô câu chuyện về nàng công chúa bị thất lạc khỏi vua cha của mình. Nàng công chúa phải thực hiện 3 nhiệm vụ để có thể trở về sống hạnh phúc vĩnh viễn tại vương quốc.
Thế là cuộc hành trình của Ofelia trong mê cung kỳ dị bắt đầu. Cô bé phải thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, gặp gỡ những nhân vật quái đản, dị hợm. Những con quái vật nhai đầu người, những tên quỷ dữ tợn có con mắt nằm ở bàn tay. Xen lẫn trong thế giới u ám đầy sợ hãi dưới lòng đất của Ofelia là cuộc sống đẫm máu ở hiện tại, nơi tên đại úy Vidal ngày ngày ra sức bắn giết, tiêu diệt những người ở phe chống đối.
Phần lớn thời gian trong Pan’s Labyrinth đều khiến khán giả cảm thấy nghẹt thở. Cảm xúc như một đám khói mắc nghẹn trong cuống họng, không cách nào có thể giải thoát. Sự sợ hãi, phẫn nộ, hoang mang và mất mát lòng tin cứ đan xen trong tâm trạng của người xem, cùng với sự hồi hộp theo dõi hành trình của Ofelia.
Video đang HOT
Tạo hình nhân vật dị hợm và đáng sợ
Mỗi nhân vật, mỗi phân đoạn trong phim đều khiến mọi người phải dừng lại suy ngẫm. Một câu chuyện cổ tích không chỉ nhằm để kể, mà còn để răn dạy. Loài người phải trả giá bởi lòng tham và sự tác ác của chính mình.
Mạch phim chậm, đôi lúc còn khiến cảm xúc của khán giả ngày càng u tối. Giữa sự chậm rãi bình thản của mạch phim là những sự xoáy sâu vào nỗi đau và sự bất hạnh. Con người ta luôn mơ ước về một thế giới đẹp đẽ hơn nhưng để có thể đến được với điều đó, phải bước qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách, thậm chí còn phải dẫm lên cả máu của người khác để mở cánh cổng thiên đàng.
Pan’s Labyrinth còn khiến người xem như rơi vào một cái hố đen tăm tối của cảm xúc với kết thúc quá buồn thảm. Cái chết của cô bé Ofelia như dập tắt mọi ánh sáng le loi trong đường hầm của mê cung, khiến mọi chuyện đi vào bế tắc. Nhưng nhìn nhận theo một chiều hướng tích cực, Ofelia đã đánh đổi cả mạng sống của mình cho đứa em trai cùng mẹ khác cha, như một cách ươm hạt mầm hy vọng mới vào hiện thực.
Cái chết của Ofelia đưa câu chuyện phim đến một hồi kết tăm tối
Cách đạo diễn xây dựng những nhân vật trong phim cũng khiến khán giả nhớ mãi không quên. Không phải chỉ là những nhân vật huyền bí, quái đản trong mê cung mà còn cả chính những con người ở hiện tại. Nhân vật cực ác trong phim là đại úy Vidal, sinh ra từ cái chết của cha và luôn ám ảnh về cái chết. Ước nguyện cả đời của Vidal chính là có một đứa con trai để có thể tiếp nối “truyền thống” của mình. Đứa con trai đã trở thành một ám ảnh đến mức bệnh hoạn của Vidal.
Thực ra Pan’s Labyrinth không phải là một câu chuyện thần thoại. Nó chính là tấm gương phản ánh lại cuộc chiến tranh tàn nhẫn và khốc liệt ở bên ngoài. Tất cả những thử thách của Thần Nông trong mê cung là tấm gương phản chiếu lại những gì xấu xa tồi tệ nhất mà cuộc chiến tranh và những con người cai trị tàn bạo đang thực hiện.
Nạn nhân của những cuộc chiến này chính là người dân vô tội, như mẹ của Ofelia bị hút máu dần dần bởi cuộc chiến, như bác sĩ Ferreiro cả đời chỉ muốn cứu sống những người khác, bất kể tư tưởng khác biệt như nào, hay là chính những đứa trẻ, như Ofelia và em trai, bị giết bởi chính cuộc chiến.
Nhân vật Vidal với thứ nguyện ước ám ảnh quái đản
Ngoài nội dung, thứ mang lại cảm xúc cho Pan’s Labyrinth là hình ảnh. Tạo hình các nhân vật và những cảnh quay tuyệt đẹp của bộ phim là điểm cộng cho bộ phim này. Cũng chính nhờ vậy, Pan’s Labyrinth đã giành được 3 giải Oscar, trong đó có các giải thưởng về hình ảnh, quay phim và hóa trang.
Trailer phim
Theo Danviet
Quặn lòng với phim về tình yêu giữa quý ông và máy tính
Bộ phim dành giải Oscar cho kịch bản xuất sắc nhất kể về tình yêu giữa một người đàn ông và máy tính của chính mình.
Vào 11h sáng thứ 3 hàng tuần, sẽ có một bộ phim nằm trong danh sách 200 bộ phim hay nhất mọi thời đại được giới thiệu đến khán giả. Đây đều được xem là những siêu phẩm điện ảnh kinh điển của thế giới từ trước đến nay.
Năm 2014, Her đã trở thành bộ phim độc đáo nhất tại giải Oscar. Phim giành giải thưởng "Kịch bản gốc xuất sắc" tại giải thưởng điện ảnh danh giá như sự minh chứng sáng tạo không có điểm dừng.
"Her" giành được giải Oscar năm 2014 với kịch bản xuát sắc nhất
Điều gì đã cuốn hút khán giả ở một bộ phim mà gần như chỉ xuất hiện duy nhất một người đàn ông? Đó chính là hành trình cô độc ở bên ngoài và sự hạnh phúc trong ảo giác của nam chính - Theodore Twombly (do Joaquin Phoenix thủ vai).
Đạo diễn Spike Jonze đã đặt một không gian khá đặc biệt cho câu chuyện của mình. Đó là khi công nghệ phát triển, con người giao tiếp với máy tính qua giọng nói. Tất cả các câu lệnh tương tác với sự thông minh nhân tạo đều bằng giọng nói. Và bỗng nhiên nó biến máy móc trở thành những con người có thể tương tác và khiến người ta nhầm tưởng máy móc cũng có linh hồn.
Theodore Twombly là một người đàn ông trung niên làm nghề viết thư thuê. Một công việc khá đặc thù khi anh không ngừng giao tiếp với những người lạ, thay họ viết thư đến cho những người thân, thay mặt họ trao gửi hết những tâm tình. Hòm mail của anh luôn đặc cứng thư mới, danh sách liên lạc cũng vậy.
Nhưng tất cả mọi thứ đều không thuộc về Theodore, hay nói đúng hơn là không thuộc về cuộc sống thực của người đàn ông này. Dù khẳng định mình là một người đàn ông được chào đón nhưng cho đến cuối cùng, anh ta lại chọn cho mình một hệ điều hành ảo để trò chuyện tâm tình, thay vì tìm đến bất cứ con người thực bằng da bằng thịt.
Những tháng ngày hạnh phúc đã qua của Theodore
Sau khi chia tay với người vợ cũ Catherine (Rooney Mara), Theodore rơi vào trạng thái mất cân bằng. Anh luôn tỉnh giấc lúc nửa đêm với những hình ảnh ngập tràn hạnh phúc cùng vợ trong quá khứ.
Không có lối thoát, không tìm kiếm được bất cứ ai chia sẻ cảm giác bất an này, Theodore đã tìm đến một dịch vụ đặc biệt - sử dụng một hệ điều hành máy tính tên là OS (gợi nhắc đến Apple) được lập trình để có thể trò chuyện giao tiếp một cách vô cùng thông minh và có cảm xúc với người dùng với tên gọi Samantha (Scarlett Johansson lồng tiếng).
Ban đầu, Samatha trở thành trợ lý ảo của anh, giúp đỡ anh kiểm soát công việc của mình. Dần dần, Samatha bắt đầu trở thành một người bạn của Theodore khi kiểm soát cơ sở dữ liệu của anh và bắt đầu lập trình những câu chuyện theo đúng sở thích, tâm trạng của anh.
Từ một người đàn ông cô đơn, Theodore bắt đầu có một người bạn luôn luôn hiểu mình, luôn luôn ở bên cạnh mình và luôn luôn trò truyện cùng mình. Và rồi Theodore yêu hệ điều hành ảo của mình, yêu như một lẽ tự nhiên khi tìm được tri kỷ trên thế gian, tìm được một người phụ nữ hiểu mình và luôn bên cạnh mình.
Giọng nói của Samatha luôn luôn xuất hiện bên Theodore khiến cho anh quên mất rằng, Samatha chỉ là một ảo giác của anh, không hơn không kém. Cô ấy không chỉ là một chiếc máy tính", anh khẳng định.
Còn gì hạnh phúc hơn khi được chia sẻ cuộc đời của mình với người khác?
Nhưng Samatha không phải là một chiếc máy tính thì là cái gì? Một giọng nói được lập trình sẵn dựa trên trí tuệ nhân tạo, cảm xúc của cô cũng là những bài học được tương tác một cách máy móc. Trong lúc làm trợ lý ảo cho Theodore, Samatha cũng tương tác với 600 người khác nữa.
Thế nên Theodore càng hạnh phúc trong tình yêu với Samatha, khán giả lại càng thấy trái tim của anh ta cô độc đến thế nào. Yêu một người không thể chạm vào, không thể trao cho nhau hơi ấm, không thể hẹn hò cùng ăn một bữa tối và không thể làm tình. Theodore cứ đằm chìm trong thế giới riêng của bản thân, trong sự vui buồn, hạnh phúc, phiền muộn cùng người bạn ảo của mình.
Cả bộ phim được quay với tông màu ấm áp. Những tòa nhà chọc trời luôn tỏa sáng giữa đêm khuya nhắc cho khán giả thấy một thành phố náo nhiệt. Những quảng trường đông đặc người. Những chuyến tàu luôn có thể bắt gặp những gương mặt xa lạ.
Nhưng không ai trò chuyện với ai. Không ai giao tiếp với bất cứ người nào cả. Ai cũng bận rộn trò chuyện, nhưng là với chiếc điện thoại của mình, với một giọng nói và trí tuệ ảo được lập trình sẵn. Trên tông màu ấm áp của bộ phim đó là trái tim cô độc của nam chính, giữa thế giới đông người nhưng luôn lạnh lẽo, cô đơn.
Luôn luôn cô đơn giữa một xã hội đông người
Thế nên cảnh phim hạnh phúc là khi Theodore ngồi cạnh cô bạn thân của mình trên sân thượng nhìn xuống thành phố. Vì nó thật, vì đó là hai con người thật, họ tìm đến nhau, chia sẻ cho nhau tình cảm mà chỉ có những người thực sự sống bằng xác thịt của mình mới có thể cảm nhận được.
Diễn xuất của Joaquin Phoenix trong đã gánh trọng trách truyền tải toàn bộ nội dung của Her. Vì bộ phim là quãng hành trình cô độc mà đầy dịu dàng của nam chính. Nam diễn viên người Mỹ gần như phải độc diễn trong bộ phim này. Trên nền là giọng nói của Scarlett Johansson, Joaquin đã phải tương tác với chính nỗi cô đơn của nhân vật để thể hiện một người đàn ông âu sầu, dịu dàng, lãng mạn nhưng cũng đầy bất an.
Còn Scarlett Johansson đã trở thành một hiện tượng lạ. Chỉ xuất hiện trong phim với giọng nói, nhưng Samatha do Scarlett Johansson lồng tiếng cũng đã đủ đưa nhân vật chính Theodore đến mọi cung bậc buồn vui.
Chỉ bằng giọng nói của mình nhưng nữ diễn viên người Mỹ này cũng đã khiến nhân vật chính và cả khán giả đắm chìm trong sự thấu hiểu và dịu dàng của bản thân, như một cách lần trốn thực tại lạnh giá ở bên ngoài.
Theo Danviet
Lý do phim 100 triệu USD bị xếp xó Không studio nào dám mua bản quyền phát hành "The Promise" dù nó có sự tham gia của Christian Bale, và được đầu tư tới 100 triệu USD. Có kinh phí sản xuất lên tới gần 100 triệu USD, The Promise là tác phẩm thuộc dòng sử thi lãng mạn, có sự tham gia của các ngôi sao Christian Bale, Oscar Isaac và...