Bộ phim được mệnh danh “hành trình kỳ diệu” tại Oscar
Lion – bộ phim tìm về nguồn cội và gia đình của một cậu bé người Úc gốc Ấn đã lấy đi cảm xúc của nhiều khán giả.
Thế giới điện ảnh có nhiều bộ phim hay nhưng không có cơ hội lan tỏa rộng rãi đến khán giả. Ai đã xem những bộ phim này đều muốn chia sẻ đến mọi người bởi sự cảm động, sâu sắc, nhân văn, lãng mạn… Những bộ phim như thế sẽ được giới thiệu tới độc giả vào lúc 11h, thứ 5 hàng tuần, mời các bạn đón đọc!
Oscar năm nay với 8 ứng viên đều là những bộ phim giàu cảm xúc. Lion là một đại diện của nhiều nền văn hóa với một câu chuyện đậm tính nhân văn.
Poster đầy sáng tạo của bộ phim
Khi đến với đề cử phim xuất sắc nhất tại giải thưởng điện ảnh danh giá nhất hành tinh, Lion của đạo diễn Garth Davis khiến khán giả dễ liên tưởng tới bộ phim Triệu phú khu ổ chuột (Slumdog Millionaire) đã giành giải Oscar năm 2009 trước đó, với những khung cảnh và không khí mà bộ phim mang lại.
Nội dung Lion xoay quanh câu chuyện có thật về một doanh nhân người Úc gốc Ấn Độ Saroo Brierley, tìm về gia đình thực sự của mình bằng công nghệ Google Earth của Google.
Bộ phim là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Garth Davis – một người mà trước đó chỉ chuyên thực hiện các tác phẩm quảng cáo. Nhưng sau khi biết đến cuốn hồi ký A Long Way Home, anh đã muốn thực hiện tác phẩm này.
Nam diễn viên Dev Patel cũng đã được một đề cử Oscar nhờ bộ phim này
Linh hồn của Lion thuộc về nam diễn viên Dev Patel, người thủ vai Saroo khi trưởng thành và cậu bé Sunny Pawar, người vào vai Saroo khi 5 tuổi, lạc khỏi gia đình và phải tìm cách sinh tồn tại một nơi cách nhà hàng trăm km.
Video đang HOT
Ở Lion vẫn có gì đó khiến khán giả nhớ tới Triệu phú khu ổ chuột, với cái không khí nghèo khó và những đứa trẻ sống trong cảnh túng khổ tại Ấn Độ. Tuy nhiên bộ phim không phải là một câu chuyện cổ tích. Ở Lion là một sự chiêm nghiệm bản thân, muốn tìm ra gốc rễ và bản sắc của mình.
Trong suốt hơn 2 tiếng của bộ phim, biên kịch và đạo diễn của Lion đã đưa khán giả đi qua hành trình của một cậu bé ngây thơ rồi trở thành một người đàn ông cứng rắn, trưởng thành, một người đã ông đã phải đấu tranh để biết nguồn cội của mình dù đang có một cuộc sống no đủ. Khép lại bộ phim, Lion đã gửi đến thông điệp rằng mỗi năm có tới 80.000 trẻ em Ấn Độ mất tích, và Saroo Brierley là một trong những đứa trẻ may mắn hơn nhiều người còn lại.
Lion lần lượt giới thiệu về những cột mốc trong cuộc đời của Saroo Brierley, từ khi anh còn là một cậu bé 5 tuổi sống tại một vùng quê nghèo của Ấn Độ. Mẹ Saroo (Priyanka Bose) làm công việc vận chuyển đá tại khu mỏ, còn Saroo và anh trai Guddu (Abhishek Bharate) tìm mọi cách để phụ giúp gia đình. Hai anh em Saroo cũng như nhiều đứa trẻ Ấn Độ khác sống tự sinh tự diệt, tự thích nghi với cuộc sống nghèo khó và khắc nghiệt này.
Vai diễn Saroo lúc 5 tuổi do cậu bé Sunny Pawar đảm nhận
Cho đến một đêm Guddu để em trai ngủ lại ở ga tàu và đi tìm việc làm, Saroo vô tình thức dậy, hoảng hốt chạy lên một chuyến tàu ngừng hoạt động, ngủ thiếp đi và tỉnh dậy thấy mình đang ở Calcutta, một nơi cách nhà đến 1.600 km.
Ở đây, Saroo như một hạt bụi bé nhỏ đang phải chống chọi lại thế giới xa lạ khổng lồ đầy ắp người. Sự cô lập của cậu bé còn tăng cao khi Saroo chỉ nói được tiếng Hindu giữa một nơi mà mọi người dùng Bengali là ngôn ngữ chính.
Xen kẽ trong suốt bộ phim là cách để cậu bé 5 tuổi sinh tồn một mình ở Calcutta, nhặt nhạnh miếng ăn, trốn khỏi những kẻ bắt cóc và bị đưa đến trại trẻ mồ côi. Những kẻ buôn người đã giả danh thành những người giải cứu cho những đứa trẻ lang thang. Saroo đã bối rối khi được cho ăn và bị bào mòn bởi thông tin cậu bé sẽ không bao giờ có thể tìm thấy gia đình nữa.
Một năm sau khi bị lạc khỏi gia đình, Saroo được gia đình Brierley nhận nuôi và đưa đến Úc. Lạ lẫm trước một căn nhà hiện đại, tivi hay tủ lạnh đều là điều kỳ diệu với cậu bé người Ấn Độ này.
Nhân vật Saroo ngoài đời thực của mẹ đẻ và mẹ nuôi
Ở Úc trong suốt 20 năm, Saroo nói tiếng Anh đặc sệt giọng Úc, trở thành một niềm tự hào và hạnh phúc của gia đình Brierley. Anh tới Melbourne để học quản trị khách sạn và có một mối tình lãng mạn với cô gái người Mỹ Lucy (Rooney Mara). Nhưng cũng ở đây, qua Lucy, Saroo đã gặp những người bạn Ấn Độ của mình và nảy ra ý định tìm lại gia đình mình bằng việc sử dụng công nghệ của Google Earth.
Sự kịch tính của Lion không chỉ ở việc một cậu bé 5 tuổi buộc phải sinh tồn khi đi lạc, rồi sống ở một đất nước xa lạ, rồi tìm cách hòa nhập với cuộc sống ở đó. Mà còn là một cuộc đối thoại với chính bản thân mình và bản năng thực sự của mình.
Saroo sử dụng những ký ức vụn vặt thời thơ ấu của mình để lắp ghép lại thành một hành trình ngược thời gian, tìm đến Calcutta và nơi anh bị lạc. Không chỉ có thể, còn có những mâu thuẫn trong cảm xúc của Saroo với mẹ nuôi của mình, nỗi buồn khi Saroo muốn trở lại quê hương của mình, cảm xúc của Saroo với những mảnh ký ức về mẹ đẻ và anh trai. Nỗi ám ảnh dai dẳng rằng anh trai vẫn đang đi tìm kiếm mình trong tuyệt vọng.
Lion là một bộ phim có kết cấu đơn giản. Nhưng đạo diễn Garth Davis đã tạo ra một câu chuyện giàu cảm xúc trong bộ phim đầu tay của mình. Tờ The Iris của Úc gọi Lion là một hành trình kỳ diệu và tuyệt đẹp, với những ký ức cũng như cảm xúc của nhân vật, và hành trình tìm lại bản năng thực sự của mình, trả lời cho câu hỏi mình là lại, mình trở thành điều gì.
Trailer của bộ phim
Theo Danviet
Thành Long tự hào khi nhận giải Oscar sau nhiều lần tai nạn
Trong buổi lễ nhận giải Thành tựu trọn đời của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ, Thành Long không giấu niềm tự hào.
Tối 12/11 (theo giờ địa phương), lễ trao giải Oscar danh dự - Thành tựu trọn đời được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ tổ chức tại Los Angeles. Thành Long là một trong bốn nghệ sĩ được vinh danh tại Oscar lần này.
Thành viên ban giám khảo đánh giá: "Thành Long là diễn viên hành động xuất chúng, vì sự nghiệp nhiều lần rơi vào cảnh nguy hiểm. Cống hiến của ông cho điện ảnh thế giới là điều không thể phủ nhận".
Thành Long xúc động khi nhận giải Oscar. Ảnh: Sina.
Trên sân khấu nhận giải, Thành Long không giấu niềm tự hào. Ông chia sẻ hạnh phúc khi được vinh danh ở tuổi 62 trước sự chứng kiến của nhiều nghệ sĩ hàng đầu Hollywood. Tối 12/11, dưới hàng ghế khán giả là Nicole Kidman, Sylvester Stallone, Richard Gere, Emma Stone, Michelle William...
"Chuyện này giống như một giấc mộng. Tôi hoạt động trong ngành điện ảnh 56 năm, quay hơn 200 bộ phim điện ảnh, nhiều lần gặp tai nạn suýt hỏng xương cốt. Cuối cùng, tôi cũng có thể nắm trong tay tượng vàng Oscar. Cảm ơn Hollywood", ông nói.
Nam diễn viên không quên gửi lời cảm ơn người hâm mộ toàn thế giới đã ủng hộ trong suốt thời gian qua. Ông còn kể lại sự kiện cách 23 năm trước.
"Tôi từng đến thăm nhà tài tử Sylvester Stallone 23 năm trước. Lúc đó, tôi đã trầm trồ khi thấy tượng vàng Oscar ở nhà anh ấy. Tôi cầm, ôm hôn tượng và thích thú khi nghĩ rằng trên đó có dấu vân tay của mình", ông chia sẻ thêm
Nam tài tử mừng ra mặt khi nhận giải Oscar. Ảnh: Sina.
Bên cạnh Thành Long, hạng mục Giải thành tựu còn tôn vinh nhà làm phim tài liệu Frederick Wiseman, biên tập Anne V.Coates và đạo diễn Lynn Stalmaster.
Đây là danh hiệu Oscar đầu tiên của Thành Long trong sự nghiệp và cũng đặt dấu mốc nghệ sĩ Trung Hoa duy nhất đến nay nhận giải Oscar. Tại châu Á, trước Thành Long, có 3 đạo diễn từng có vinh dự nhận giải Thành tựu trọn đời. Đó là đạo diễn Nhật Akira Kurosawa, Hayao Miyazaki và đạo diễn Ấn Độ Satyajit Ray vào các năm 1989, 1991 và 2014.
Không chỉ được hội đồng Viện Hàn lâm Mỹ đánh giá cao, Thành Long còn là ngôi sao thương mại giá trị toàn cầu. Tạp chí tài chính Forbes mới công khai danh sách 10 sao nam được trả thù lao cao nhất thế giới. Trong đó, Thành Long giữ vị trí thứ 2 với thu nhập 61 triệu USD. Nhiều năm qua, ông luôn có mặt trong Top nam diễn viên giàu có nhất.
Theo Zing
Phim về Đường Tăng bị phản đối khi gửi dự tranh Oscar Cục Điện ảnh Trung Quốc xác nhận thông tin chọn "Đại Đường Huyền Trang" do Huỳnh Hiểu Minh đóng dự tranh giải Phim nước ngoài hay nhất tại Oscar 2017. Cho đến trước ngày 5/10, hơn 80 quốc gia công bố phim dự tranh tại hạng mục Phim nước ngoài hay nhất Oscar lần thứ 89. Hong Kong chọn Đạp huyết tầm mai,...