Bộ phim đầu tiên trên thế giới về virus ‘Corona’ gây chú ý
‘ Corona’ được quay từ tháng trước, chọn bối cảnh ngột ngạt trong thang máy khi một người châu Á ho không ngừng và ngay lập tức bị phân biệt đối xử và coi như người mang mầm bệnh.
Trong khi cả thế giới đang vật lộn đối phó với sự lây lan chóng mặt của Covid-19, nhiều dự án phim hoãn sản xuất hay hoãn ra rạp vô thời hạn thì nhà làm phim người Canada từng có phim ngắn tranh giải tại LHP Cannes Mostafa Keshvari quyết định ngay lập tức làm một bộ phim liên quan đến virus chết người này, đặt luôn tên phim là ‘Corona’ cho nóng. Mostafa Keshvari kiêm luôn biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất của phim với chỉ vỏn vẹn 7 diễn viên và 1 cú máy duy nhất.
“Ý tưởng làm phim đến khi tôi đang đứng trong thang máy đọc thông tin về việc một du khách Trung Quốc bị tấn công. Vậy là tôi quyết định làm một bộ phim chỉ lấy bối cảnh trong thang máy”, Mostafa Keshvari nói với phóng viên tờ The Hollywood Reporter ngày 30/3.
Thông điệp của bộ phim là ‘ Nỗi sợ hãi cũng là virus’.
‘Corona’ tập trung vào nỗi sợ hãi cũng như sự phân biệt đối xử diễn ra trong chính một tòa nhà có người nghi nhiễm bệnh đến từ châu Á khi virus corona được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, thậm chí còn được người phương Tây gọi là “virus châu Á”.
6 người trong một tòa nhà cùng đi thang máy đang nói chuyện vui vẻ có một người Trung Quốc bước vào (do diễn viên Traei Tsai đóng). Cô gái bắt đầu ho và có biểu hiện nhiễm virus corona khiến tất cả những người còn lại hoảng sợ muốn tránh xa bởi lo sẽ bị lây nhiễm. Thậm chí có người còn rút súng ra và hét lên: “Chúng ta sẽ chết ở đây”. Ngoài nỗi sợ bị lây bệnh, bộ phim còn đề cập đến nạn phân biệt đối xử, cao hơn là phân biệt chủng tộc.
Cô gái châu Á bị coi là người mang mầm bệnh lây lan trong thang máy.
Để đảm bảo tính thực tế của phim nên ‘Corona’ chỉ được quay bằng duy nhất 1 cú máy kéo dài trong 1 giờ, không có cảnh nào bị cắt khỏi phim. Đạo diễn Keshvari đã khuyến khích các diễn viên của mình ứng biến tình huống vượt khỏi khuôn khổ kịch bản để cho thấy sự sợ hãi của họ khi bị kẹt trong thang máy cùng nỗi lo hoàn toàn có thể bị nhiễm virus corona. Chình vì vậy khán giả cảm nhận được rằng nỗi sợ hãi của các nhân vật như được quay từ thực tế chứ không còn là diễn xuất.
Khi bộ phim được quay, Keshvari không thể nghĩ rằng sự lây lan của dịch Covid-19 lại nhanh đến vậy và giờ nó đã trở thành đại dịch toàn cầu, nhấn chìm cả Bắc Mỹ. “Ban đầu nó được biết đến như là virus đến từ Trung Quốc nhưng giờ ai cũng có thể nhiễm bệnh và loài người đang trong cuộc chạy đua để đánh bại virus chết người này. Virus ấy không phân biệt đối xử thì tại sao chúng ta lại làm như vậy. Nỗi sợ hãi có thể mất đi người mình yêu thương cũng được truyền tải vào bộ phim được làm rất vội này”, đạo diễn Keshvari nói.
Phim được quay tại Vancouver trong thời gian ngắn, đã được biên tập xong và sẵn sàng ra mắt khán giả trên nền tảng trực tuyến thời gian tới.
Mỹ Anh
Giới phê bình nói gì về Nhím Sonic?
Sau trailer đầu tiên bị chê bai quá dữ dội, Nhím Sonic (Sonic the Hedgehog) đã phải dời lịch chiếu để chỉnh sửa CGI và kịp ra mắt trong tháng 2. Phim hiện tại nhận được 64% điểm Rotten Tomatoes từ phía các nhà phê bình, nhưng họ chưa hẳn hoàn toàn thỏa mãn với bộ phim.
Ảnh: IMDb
Trailer Nhím Sonic
"Việc sản xuất có thể khiến internet dậy sóng nhiều tháng trước khi hình ảnh người bạn lông lá trong trailer đầu tiên buộc đội ngũ kỹ xảo phải hoạt động để tái thiết kế nhân vật, nhưng điều đáng chú ý của bộ phim này chính là sự vui vẻ, thoải mái, và có lẽ sẽ không khiến ai phải khó chịu", John DeFore của The Hollywood Reporter nói, nhưng có vẻ như các nhà phê bình khác đều tìm được điểm không hài lòng ở Nhím Sonic.
"Dù cho đây là bộ phim dành cho trẻ con đi chăng nữa, thì công thức tạo thành của nó cũng không có nhiều sáng tạo, với trò đùa vui nhất là Sonic sử dụng siêu tốc độ của mình để thao túng những người xung quanh trong khi họ đang đứng yên, giống như các phim X-Men sau này khi nhân vật Quicksilver cũng có nước đi tương tự," Brian Lowry của CNN cho biết, "Điều cơ bản đấy là không phải bất kỳ tài sản trí tuệ nào cũng có sức mạnh để được đầu tư như thế trên màn ảnh rộng, và nếu có cách khả thi nào để xây dựng một thương hiệu điện ảnh xoay quanh game, bộ phim này không mang đến cảm giác đó."
Ảnh: IMDb
Josh Spiegel của SlashFilm cũng đồng ý và viết rằng, "Đây là bộ phim từ chối việc ngừng cù lét, bằng cách nào đó khiến mấy màn cú lét đó chẳng có tí gì hài hước. Với Marsden và Carrey thì bạn chỉ có thể mong đợi bấy nhiêu đó mà thôi, một phần bởi vì luôn có một ánh nhìn trong mắt họ cho thấy sự nhận biết rằng phim sẽ diễn biến đúng như thế này."
Ít nhất thì trường đoạn kỹ xảo và hành động cũng xứng đáng thưởng thức chứ nhỉ? Hoặc có thể là không, nếu ta xét bình luận của Michael Gingold của tờ Time Out. "Thậm chí còn tệ hơn khi nó mang cảm giác phái sinh: quỹ đạo cốt truyện làm người ta liên tưởng đến Bumblebee của thương hiệu Transformers , trong khi Robotnik là phiên bản phản diện mỏng manh của Tony Stark. Trong một loạt so sánh khiến NhímSonic trông kém cỏi, có một đoạn rượt đuổi xuyên qua San Francisco không bằng được so với Ant-Man and the Wasp ," anh than phiền.
Ảnh: IMDb
Steve Rose của The Guardian cũng cảm thấy điều tương tự. "Có những cảnh hành động và kỹ xảo tỏa sáng, nhưng kể cả như thế, nó cũng mang cảm giác vay mượn từ những bộ phim khác", anh viết. "Khả năng làm chậm thời gian rồi sắp xếp lại mọi thứ xung quanh, chẳng hạn, rõ ràng nợ một lời cảm ơn đến Quicksilver trong các phim X-Men. Và thông điệp mà nó buồn mang đến cũng quen thuộc và cũ rích: ý nghĩa thực sự của tình bạn, hạnh phúc với những gì bạn có, máy móc thì xấu xa, con người (và nhím ngoài không gian) thì tốt đẹp. Tổng thể, một bộ phim anh hùng bị tăng động với nhịp điệu nhanh nhưng mang đến cảm giác gấp gáp."
Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy cảm giác quen thuộc là một điều xấu. " Nhím Sonic năm nay có thể là hit lớn nhất của năm 1996, cả về hướng tích cực lẫn tiêu cực," Bilge Ebiri của Vulture viết. "Từ những câu thoại sáo mòn cho đến việc sử dụng không có gì hài hước hình ảnh 'Vâng, là tôi đây, giờ thì có lẽ bạn tự hỏi tại sao tôi ở đây' quen thuộc, cho đến việc Jim Carrey tiếp tục là Jim Carrey trong phim, vài câu đùa ngẫu nhiên của Olive Garden cho đến sự thật hiển nhiên là bạn đang xem, bạn biết đấy, một bộ phim về nhím Sonic... Cả dự án trông như đã được viết, thực hiện và bật đèn xanh cả 10 năm trước. Nhưng đó đồng thời cũng là một phần sự hấp dẫn của nó."
Ảnh: IMDb
Chắc chắn là phải có điểm gì đó đặc biệt về bộ phim này! Chẳng lẽ không ai cảm thấy bộ phim có gì đặc biệt ẩn sâu trong nó sao? Còn cô thì sao, Leigh Monson của Birth.Movies.Death? "Điều ngạc nhiên hơn về bộ phim đấy là việc thể hiện quan điểm tích cực về ưu thế đạo đức của các cộng đồng ngoại ô so với chủ nghĩa thượng đẳng của thành thị, vốn không có gì lạ đối với một bộ phim nhắm thẳng đến Trung Mỹ, nhưng cũng khuyến khích sự ủng hộ người nhập cư thông qua vị thế của Sonic với tư cách là một nhân vật tị nạn khỏi thế giới của chính cậu, đồng thời cũng là quan điểm chống quân phiệt thông qua sự phụ thuộc của Robotnik vào công nghệ máy bay không người lái (drone)," Monson viết. "Đây không phải là những chủ đề sẽ đập ngay vào đầu bạn với tư cách là một thông điệp rõ ràng, nhưng thật sự thú vị khi nhìn thấy sự pha lẫn quan điểm chính trị thông qua một bộ phim giải trí gia đình."
Ảnh: IMDb
Có thể nói rằng, không có bình luận nào có cùng quan điểm với ý ngầm ẩn này của bộ phim. Vậy thì vấn đề của Nhím Sonic là gì? Vấn đề là nó không phải một bộ phim dở, nhưng cũng không hẳn là một bộ phim hay. Hoặc, như Amon Warmann của Empire nhận định, "Phản ứng tiêu cực dành cho trailer đầu tiên - nhất là với tạo hình thực tế một cách không cần thiết và trông quá khó chịu của Sonic - khiến việc phát hành phim bị gián đoạn nhằm chỉnh sửa lại thiết kế nhân vật. Tuy hình ảnh có một sự tiến bộ vượt bậc, sản phẩm cuối cùng nhìn chung lại rất dễ quên."
Nhưng liệu đây có phải là bộ phim dễ quên đối với khán giả?
Theo moveek
Nạn "om hàng - hét giá" vốn được "tiên tri" từ đầu Sex Education mùa 2? Mở đầu Sex Education 2 là cảnh mọi người điên cuồng vì dịch chlamydia. Vì tình hình dịch viêm phổi từ virus corona, khẩu trang bỗng nhiên trở thành một mặt hàng khan hiếm tại nhiều thành phố lớn trên cả nước. Nhìn cảnh hàng người xếp hàng, chen chúc nhau để tranh được một chiếc khẩu trang, nhiều người không khỏi liên...