Bộ phim dài hơn ‘Cô dâu 8 tuổi’, phát sóng trên VTV ròng rã 7 năm chưa hết
Khán giả ngán ngẩm vì phim “ Phía sau một tình yêu” chiếm sóng truyền hình hơn 7 năm qua và chưa có dấu hiệu kết thúc.
Tính đến hôm nay, 18/9, phim Phía sau một tình yêu đã phát sóng tới tập 1878. Đều đặn 5 ngày trong tuần, tác phẩm đến từ Tây Ban Nha đã lên sóng gần 7 năm rưỡi kể từ khi ra mắt vào 1/4/2017. Nhiều khán giả ngán ngẩm vì bộ phim “câu giờ” dù bối cảnh và nội dung không mấy hấp dẫn nhưng có thể kéo dài gần 2000 tập với thời lượng 50 phút mỗi tập và “ngày nào bật tivi lên cũng thấy”.
Do phim quá dài nên nhiều người đã bỏ qua vì không đủ kiên nhẫn theo dõi diễn biến của Phía sau một tình yêu.
“Phía sau một tình yêu” đang giữ kỷ lục là phim chiếm sóng lâu nhất trên VTV.
Ban đầu phim lấy tên Bí mật cây cầu cũ phát trên VTV2 nhưng từ tập 1051, phim được đổi tên thành Phía sau một tình yêu và đang lên sóng 13h45 mỗi ngày trên VTV3. Đây là loạt phim truyền hình dài tập với các mùa nối tiếp nhau và đã phát sóng tại quê nhà Tây Ban Nha ròng rã suốt 10 năm mới kết thúc. Trong một thập kỷ liên tục sản xuất và phát sóng, phim quy tụ hơn 23.000 diễn viên.
Phía sau một tình yêu lấy bối cảnh nông thôn Tây Ban Nha thế kỷ 20 với những câu chuyện về gia đình, tình yêu, âm mưu, toan tính và cả những bi kịch. Phim xoay quanh cuộc đời nhân vật Pepa Balmes và câu chuyện về tình yêu bị ngăn cấm của cô với Tristan.
Trước nay khán giả thường gọi các bộ phim lê thê câu giờ là Cô dâu 8 tuổi bởi series này từng khiến người xem ngao ngán khi phát sóng tới tập 900. Tuy nhiên, con số đó chưa là gì so với Phía sau một tình yêu bởi số tập hiện đã gấp đôi Cô dâu 8 tuổi mà chưa có dấu hiệu kết thúc. Nếu như ở Tây Ban Nha, phim lên sóng trong 10 năm thì rất có thể khán giả phải đợi đến tháng 4/2027 mới chia tay Phía sau một tình yêu.
Nhiều người sốt ruột vì sau hơn 7 năm đã học xong đại học, lấy chồng sinh con, thậm chí từ lúc bắt đầu chiếu phim đến nay con họ đã đi học lớp 1 mà Phía sau một tình yêu vẫn chưa hết.
Money Heist: Berlin là phiên bản xào nấu thất bại của phần phim gốc
Từ thương hiệu phim trộm cắp đình đám, 'Money Heist: Berlin' lại khiến loạt phim này rẽ hướng thành câu chuyện ngôn tình mùi mẫn giữa lòng Paris cổ kính.
Money Heist: Berlin được xem nhiều nhưng chất lượng nội dung gây thất vọng - Ảnh: The Hindu
Thương hiệu phim đình đám đến từ Tây Ban Nha - Money Heist - vừa trở lại với phần ngoại truyện mang tên Money Heist: Berli n (Phi vụ triệu đô: Berlin), nhanh chóng nhận sự quan tâm của khán giả.
Hiện tại, phim đang đứng hạng 1 Netflix tại nhiều quốc gia, phần lớn ở các nước Âu Mỹ. Riêng ở Việt Nam, phim đang giữ vị trí thứ 2 danh sách phim truyền hình được xem nhiều.
Câu chuyện trong Money Heist: Berlin lấy bối cảnh trước khi nhân vật Berlin (Pedro Alonso) tham gia vụ cướp ở xưởng đúc tiền Tây Ban Nha trong Money Heist (2017 - 2021).
Phim xoay quanh kế hoạch đánh cắp trang sức trị giá 44 triệu USD, do nhóm tội phạm của Berlin thực hiện, gồm chuyên gia kỹ thuật điện tử Keila (Michelle Jenner), giáo sư Damian (Tristan Ulloa), phi công chiến đấu Cameron (Begona Vargas), trợ lý Roi (Julio Pena Fernandez) và Bruce (Joel Sanchez).
Trailer Money Heist: Berlin
'Money Heist: Berlin' -bản sao lỗi của thương hiệu đình đám
Nếu khán giả trông đợi phần ngoại truyện của Money Heistsẽ nhiều kịch tính, với những cú twist bất ngờ liên tiếp như phần phim chính thì chắc chắn sẽ thất vọng.
Khi công bố thông tin về tác phẩm này, nhà sản xuất Esther Martinez Lobato cho biết ê kíp muốn tìm cách tiếp cận vấn đề hài hước và lãng mạn hơn không khí căng thẳng trong phần chính truyện.
Vì thế, Money Heist: Berlin lấy bối cảnh chính ở Paris mộng mơ, nơi câu chuyện tình yêu giữa Berlin và Camille, người phụ nữ xinh đẹp đang có người yêu lâu năm, nảy nở và phát triển.
Money Heist: Berlin học hỏi nhiều từ phần phim chính - Ảnh: India Today
Money Heist: Berlin có điểm cộng ở phần nhìn bắt mắt, nhịp điệu nhanh và câu chuyện tươi sáng hơn phần đầu nên khá dễ xem với khán giả. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm trừ đối với những fan trung thành của thương hiệu phim trộm cắp đình đám.
Phần ngoại truyện tập trung quá nhiều vào tuyến tình cảm và những câu chuyện cá nhân của các nhân vật, hơn là phát triển vấn đề trong vụ trộm và tạo ấn tượng bằng các nút thắt giải quyết bất ngờ, hấp dẫn.
Điều này khiến bộ phim mất đi sức nặng và tinh thần mà phim gốc tạo dựng.
Ngoài ra, Money Heist: Berlin còn học hỏi việc xây dựng các nhân vật trong bản gốc.
Đồng hành cùng Berlin là một thiên tài trí tuệ, một chàng trai nóng nảy nhưng thực ra sống tình cảm, một cô nàng khó kiểm soát cảm xúc, chịu nhiều tổn thương quá khứ.
Chúng lần lượt gợi nhắc đến các nhân vật Giáo sư (Álvaro Morte), Denver (Jaime Lorente) hay Tokyo (Ursula Corbero)... Tuy nhiên, nguyên mẫu ấn tượng bao nhiêu thì dàn nhân vật mới lại nhạt nhòa và thiếu điểm nhấn bấy nhiêu.
Các nhân vật có nhiều hành xử trẻ con và hay tự làm hại chính mình, đưa ra những quyết định khó hiểu khi thực hiện phi vụ lớn.
Tuy nhiên, vì có bàn tay biên kịch sắp đặt, dù hành động ngớ ngẩn cỡ nào, mọi chuyện diễn ra với họ vẫn khá thuận lợi, nhiều lúc chỉ dựa vào may mắn để thoát thân.
Thiết lập nhân vật nhiều lỗ hổng trong Money Heist: Berlin - Ảnh: Variety
Diễn xuất của Pedro Alonso mất thiện cảm
Pedro Alonso cho thấy anh là một diễn viên có tài, với khả năng biến hóa đa dạng, lúc ranh mãnh mưu mô, lúc tình cảm cuồng nhiệt. Nhờ sự nhập vai xuất sắc của anh, Berlin từng là nhân vật được yêu thích hàng đầu trong phần phim gốc.
Tuy nhiên, sang phần phim riêng, do cách thiết lập nhân vật nhiều khiên cưỡng, Berlin lại hoàn toàn đánh mất thiện cảm. Nhân vật không cho thấy anh xứng đáng là thủ lĩnh của một nhóm cướp.
Berlin không quán xuyến đồng đội mà ngược lại, mải mê yêu đương theo bản năng của mình, để cảm xúc lấn át lý trí. Nhiều lần, chính Berlin là người phá hoại kế hoạch mà cả nhóm dày công xây dựng, khiến họ rơi vào tình huống nguy hiểm.
Pedro Alonso diễn hay vẫn không khiến Berlin tạo thiện cảm với khán giả - Ảnh: Radio Times
Trong phần phim gốc, Berlin được mô tả là một thành viên khác biệt, mang trong mình sự tàn độc và có nhiều hành vi khiến người khác ghê sợ. Song đến phần này, nhân vật lại như được "tẩy trắng", trở nên thân thiện, dễ gần, đôi khi còn bốc đồng, ngờ nghệch như đứa trẻ.
Việc "lãng mạn hóa" Berlin khiến nhân vật đánh mất đi bản dạng và sức hấp dẫn vốn có. Và khi nhân vật đánh mất chính mình thì câu chuyện họ đương nhiên cũng kém thu hút hơn.
Có thể nói, Money Heist: Berlin chính là phiên bản xào nấu thất bại về mặt nội dung của phần phim gốc.
Phim áp dụng một cách rập khuôn công thức thành công từng hiệu quả, nhưng lại thiếu tính sáng tạo cần thiết và đúng đắn để tạo điểm nhấn cho câu chuyện.
Từ thương hiệu phim trộm cắp gắn liền với những phi vụ đình đám, Money Heist: Berlin lại khiến loạt phim này rẽ hướng thành câu chuyện ngôn tình mùi mẫn giữa lòng Paris cổ kính và hoa lệ.
Review Berlin: chờ đợi để hụt hẫng Phần phim tiền truyện của Money Heist đang nhận về nhiều sự quan tâm của người hâm mộ trên toàn cầu. Thứ sáu vừa qua (29/12/2023), phần tiền truyện của Money Heist mang tên Berlin chính thức được Netflix "thả xích" trong sự mong đợi của nhiều người. Phim cố gắng đi sâu vào những năm tháng huy hoàng của Berlin (do Pedro...