Bộ phim Công viên kỷ Jura đã sai: Khủng long Raptor không đi săn theo bầy
Bộ phim Công viên kỷ Jura bị chứng minh là đã dựng sai hình ảnh về loài khủng long Velociraptor, khi các nhà khoa học tiết lộ rằng chúng không đi săn theo bầy.
Loạt phim Công viên kỷ Jura mô tả những con khủng long Raptor là một loài đáng sợ với kích thước tương đương con người và săn đuổi con mồi theo bầy.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những con khủng long đi bằng hai chân này thực sự có kích thước của một con gà tây và được bao phủ bởi một lớp lông vũ, với hai chi trên giống như cánh – mặc dù chúng không thể bay được, chưa kể chúng tồn tại trong kỷ Phấn trắng chứ không phải kỷ Jura.
Hiện nay, các chuyên gia cũng chứng minh thêm rằng loài khủng long này không săn mồi theo bầy như trong phim.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cổ địa lý học, Cổ khí hậu học, Cổ sinh thái học, manh mối đầu tiên về việc chúng không đi săn theo đàn đến từ những họ hàng còn tồn tại ngày nay, chẳng hạn như các loài chim và bò sát.
Nhà nghiên cứu cổ sinh vật học Joseph Frederickson đến từ Đại học Wisconsin Oshkosh cho biết: Khủng long Raptor thường được thể hiện là đi săn theo đàn – tương tự như chó sói. Tuy nhiên, các bằng chứng cho hành vi này hoàn toàn không thuyết phục. Vì chúng ta không thể quan sát những con khủng long này săn mồi, nên chúng ta phải thông qua các phương pháp gián tiếp để xác định hành vi của chúng trong cuộc sống.
Vấn đề với ý tưởng này là khủng long hiện đại (các loài chim) và họ hàng của chúng (các loài thuộc bộ cá sấu) thường không đi săn theo nhóm, và chúng hiếm khi săn những con mồi lớn hơn mình.
Một con khủng long Raptor thực sự trông như thế nào
Quan niệm cho rằng khủng long Raptor đi săn theo bầy xuất phát từ các bằng chứng cho thấy một số con khủng long Velociraptor đã cùng ăn thịt một con mồi. Điều này gợi ý rằng chúng cùng nhau theo dõi và đánh chén con mồi.
Những loài động vật săn mồi theo đàn, chẳng hạn như chó sói, cũng chia sẻ thức ăn với những con non. Tuy nhiên, bằng chứng mới cho thấy trường hợp này không đúng với Raptor.
Nếu một con non cùng ăn thức ăn với mẹ mình thì sẽ được phản ánh qua mức độ đồng vị cacbon trong răng của nó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin Oshkosh đã phân tích răng của con non và con trưởng thành của một loài khủng long Raptor tên là Deinonychus antirrhopus ở Bắc Mỹ, và tìm thấy sự khác biệt đồng vị trong các nhóm tuổi.
Video đang HOT
Kích thước thật của một con Raptor
Thay vào đó, có sự thay đổi ở đồng vị cacbon trong răng khi chúng già đi, điều này cho thấy chế độ ăn uống của loài quái vật cổ đại này đã thay đổi khi chúng già đi.
Ông Frederickson chia sẻ: Đây là những gì mà chúng ta sẽ thấy ở một loài vật khi bố mẹ không cung cấp thức ăn cho con của chúng. Những chiếc răng nhỏ nhất và lớn nhất không có cùng giá trị đồng vị cacbon trung bình, cho thấy chúng ăn các loại thực phẩm khác nhau. Điều này có nghĩa là những con non không được bố mẹ cho ăn, đó là lý do tại sao nhóm nghiên cứu tin rằng phim Công viên kỷ Jura đã sai khi mô tả hành vi của loài khủng long ăn thịt Raptor.
10 sự thật thú vị về động vật hoang dã mà không phải ai cũng biết
Những thông tin dưới đây sẽ khiến bạn ồ lên: "Sao bây giờ mình mới biết?"
Tài liệu tại Columbus Zoo and Aquarium (Sở thú và Thủy cung Columbus), Mỹ, đã tiết lộ nhiều sự thật thú vị về thế giới động vật. Khiến bạn phải ồ lên: 'Sao bây giờ mình mới biết?'
Những thông tin thú vị này được thu thập bởi những tình nguyện viên, họ đảm bảo rằng du khách sẽ có trải nghiệm tốt nhất khi đến với Columbus Zoo and Aquarium.
'Chúng tôi có mặt để trả lời các câu hỏi về động vật, nói chuyện với du khách về các dự án bảo tồn của vườn thú. Đôi khi là cả hướng dẫn họ cách tìm... nhà vệ sinh', một nữ tình nguyện viên cho biết.
Có những sự thật mà những người ngày đêm túc trực bên động vật hoang dã mới biết được. Cùng khám phá nào:
1. Đàn tuần lộc kéo xe của ông già Noel có phải 100% là con đực?
'Tuần lộc (reindeer) là loài hươu duy nhất mà cả con đực lẫn cái đều mọc gạc. Tuần lộc đực thường rụng gạc vào tháng 12, còn tuần lộc cái là mùa xuân. Nếu đoàn tuần lộc kéo xe thần kỳ của ông già Noel có thực, khả năng lớn chúng đều là con cái'.
2. Voi là một trong số ít những loài vật có khả năng tự nhận thức được bản thân khi nhìn vào gương
'Voi là một trong số ít loài động vật có khả năng vượt qua phép thử với gương. Nói cách khác, chúng tự nhận ra mình trong gương (không nghĩ đó là con vật khác, như chó và mèo). Một vài loài vật có khả năng này là cá voi sát thủ, cá heo, chim sẻ...'
3. Khớp xương ở chân hồng hạc không phải là đầu gối, mà là mắt cá chân đấy chị em ạ
'Nhiều người cho rằng khớp nối ở chân hồng hạc là đầu gối nhưng họ đã nhầm, đó là mắt cá chân của chúng. Đầu gối của hồng hạc phải là khớp nối bên trên, ngay gần cái còng...'
4. Thật lạ nhưng lông của gấu Bắc Cực không phải màu trắng
'Lông gấu bắc cực không phải là màu trắng, nó trong suốt, giống như sợi quang học. Ngoài ra, da của chúng có màu đen.'
5. Dơi trên trái đất đông hơn ta tưởng!
'Rất nhiều, dơi chiếm 1/5 số lượng động vật có vú đã được xác nhận'.
6. Kangaroo nhảy thì giỏi nhưng lại bước đi đầy lúng túng
'Sự thật là kangaroo không thể cử động độc lập từng chân một, chúng phải hoạt động đồng bộ. Sự tiến hóa và chiếc đuôi to lớn đã cho loài thú này khả năng nhảy - đó là cách di chuyển hiệu quả nhất của kangaroo'.
7. Loài nào là họ hàng gần nhất của con người?
'Vượn bonobo (hay còn gọi là tinh tinh lùn) được khẳng định có liên quan chặt chẽ với con người, hơn hẳn tinh tinh hoặc khỉ đột. Chúng vốn không hung hăng, sống theo chế độ mẫu quyền, biết quan hệ tình dục không xâm nhập ở mọi lứa tuổi. Khi tìm hiểu về vượn bonobo, bạn sẽ thấy rất nhiều sự thật thú vị'.
8. Khỉ đột biết yêu và 'tự sướng'
'Khỉ đột (gorilla) cảm nắng lẫn nhau, thậm chí cả người chăm sóc chúng. Khoa học đã ghi nhận khỉ đột đực biết thủ dâm, chưa rõ khỉ đột cái có biết không...'
9. Rùa cạn là một trong những loài vật ồn ào nhất khi làm 'chuyện đó'
'Rùa cạn (tortoise) kêu gào rất lớn khi giao phối, kêu cực kỳ to'.
Có lẽ vì đặc điểm này, tiếng kêu của rùa cạn khi giao phối được dùng để lồng tiếng cho lũ khủng long gào thét trong Jurassic Park (1997).
10. Hươu cao cổ không hề ham ngủ
Vật vã thế này ngủ nhiều làm gì cho nó khổ
'Hươu cao cổ là loài động vật có vú ngủ ít nhất, trung bình chỉ 1 - 2 mỗi ngày, thậm chí chỉ cần nửa tiếng. Trông dáng ngủ của chúng rồi bạn cũng phải gật gù sao loài này chợp mắt ít thế'.
B.P
Theo JJJ/Tổ Quốc
Top 10 loài động vật lớn nhất từng sinh sống trên Trái Đất Bên cạnh các loài bò sát khổng lồ đã tuyệt chủng, cá voi xanh là loài động vật lớn nhất thế giới còn tồn tại trên Trái Đất cho đến ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho biết một loài cá sấu có chiều dài hơn 12 m và nặng khoảng 10 tấn từng tồn tại trong kỷ Phấn trắng, cách đây 65...