Bó phanh ô tô: Nguyên nhân và cách xử lý
Tổng hợp một số nguyên nhân gây nên hiện tượng bó phanh ô tô và cách xử lý, giúp kéo dài tuổi thọ cho phanh xe ô tô và đảm bảo an toàn cho người lái xe.
Bó phanh ô tô là một trong những sự cố thường xảy ra và có thể gây nguy hiểm cho chủ xe khi đang lưu thông trên đường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bó phanh ô tô, trong đó phần lớn xuất phát từ việc chủ xe chưa biết bảo dưỡng đúng cách.
Vì vậy, việc nắm được những nguyên nhân gây nên bó phanh và tìm ra cách xử lý là điều hết sức cần thiết cho người lái xe. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về một số nguyên nhân chính dẫn dến hiện tượng này:
1. Mòn má phanh
Má phanh mòn quá mức, cộng với việc đĩa phanh bị mòn hoặc bị láng nhiều lần khiến đĩa phanh mỏng hơn độ dày tiêu chuẩn. Khi phanh, pít-tông phanh bị đẩy ra quá hành trình giới hạn khiến pít tông hoặc quả đào không thể hồi về được, mà ghì chặt vào trống phanh hay đĩa phanh, gây nên bó phanh.
Khi gặp tình huống này, lái xe có thể xử lý tạm thời bằng cách tháo bánh, và tháo cả trống phanh (với phanh tang trống), rồi dùng lấy tua-nơ-vít đẩy pít-tông về vị trí ban đầu rồi đưa xe đến gara để xử lý.
2. Rách lớp cao su bảo vệ ắc suốt phanh
Video đang HOT
Đối với phanh đĩa, khi lớp cao su bảo vệ ắc suốt phanh bị rách, nước bẩn vào gây ra rỉ sét. Khi phanh, do áp lực dầu lớn tác dụng lên pít-tông phanh làm ắc suốt bị đẩy ra, nhưng do lực hồi về nhỏ không thắng được lực cản do ắc suốt bị han rỉ dẫn đến bó phanh.
Lúc này cần tháo ắc suốt vệ sinh sạch sẽ, tra mỡ sẽ khắc phục được hiện tượng bó phanh ở trên. Pít-tông bị han hay rỗ, nguyên nhân gây bó phanh cũng tương tự và việc khắc phục cũng tiến hành làm sạch như trên hoặc thay thế.
3. Đĩa phanh bị biến dạng
Do tác động ngoại cảnh vào đĩa gây biến dạng, khiến đĩa phanh không quay tròn đều mà có hiện tượng đảo. Khi đó má phanh luôn trong trạng thái ghì chặt vào bề mặt đĩa phanh gây bó phanh.
Cách khắc phục tạm thời đơn giản nhất là tháo má phanh bị bó ra, cho tới khi được sửa chữa hoàn toàn.
4. Hành trình của bàn đạp phanh bị điều chỉnh quá nhỏ
Trong quá trình sửa chữa hay bảo dưỡng xe, hành trình của bàn đạp phanh bị điều chỉnh quá nhỏ, khiến má phanh luôn tì vào trống phanh hoặc đĩa phanh. Khi đạp phanh sẽ gây ra hiện tượng bó phanh tức thời. Đối với trường hợp hành trình tự do không có, khiến má phanh luôn cà vào tang phanh hoặc đĩa phanh nhiều làm mòn má phanh, hao nhiên liệu và có thể dẫn đến dính phanh, gây kẹt cứng.
5. Má phanh nở do ngấm nước
Sau khi rửa xe, đi mưa hoặc bị ngập nước, nước lọt vào phanh gây nở má phanh dẫn đến khe hở má phanh, hành trình bàn đạp phanh giảm. Khi đạp phanh dễ gây bó tức thời. Trường hợp thường xuyên xảy ra với phanh tang trống là sau khi rửa xe hoặc đi mưa, xe được cất vào gara trong tình trạng kéo phanh tay. Má phanh đang ướt bị ép chặt vào trống phanh, gây nên tình trạng mút chân không, dẫn đến bó phanh.
Lời khuyên là nên phanh nhẹ cho khô má phanh trước khi cất vào gara, hoặc không kéo phanh tay khi phanh còn ướt. Để xe không bị trôi thì cách tốt nhất là cài vào số lùi (với xe số sàn) và chuyển về P (số tự động). Nếu chẳng may bị bó phanh trong tình huống này thì có thể xử lý bằng cách cài số lùi và cho giật xe đến khi phanh nhả ra.
6. Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số trường hợp khác có thể gây bó phanh liên quan đến sự cố kỹ thuật như hỏng lò xo hồi vị má phanh, hỏng xy-lanh tổng phanh. Những trường hợp này cần được kiểm tra và sửa chữa tại các gara uy tín.
Theo Thể Thao 247
Cách xử lý ôtô bị ngập nước để tránh mất thêm tiền
Tài xế không nên cố khởi động xe sau ngập nước, gọi cứu hộ đưa về xưởng, kỹ thuật viên sẽ đánh giá hư hại, đưa phương hướng sửa chữa.
Trời mưa bão, nước dâng cao trong nội thành khiến nhiều xe hơi bị ngập nặng. Nước không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện, làm bẩn nội thất, mà nghiêm trọng hơn gây hư hỏng động cơ khi xâm nhập vào buồng đốt, dẫn đến thủy kích.
Chiếc xe nằm "chịu trận" giữa đường khi nước ngập quá bánh xe vào sáng ngày 26/11 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Khi thấy ôtô bị chết máy do đi vào vùng ngập nước, tài xế tuyệt đối không cố gắng khởi động lại. Nếu có thể, hãy đẩy xe lên chỗ cao, tránh ảnh hưởng thêm nước vào nội thất, máy móc. Cuối cùng, gọi cứu hộ cẩu về xưởng sửa chữa.
Tại xưởng, các kỹ sư sẽ kiểm tra và đánh giá thiệt hại của xe sau ngập nước để đưa ra phương hướng sửa như máy có bị vào nước hay thủy kích không. Phần điện có bị ảnh hưởng không? Những chi tiết điện dễ bị ảnh hưởng nhất như các hộp điều khiển thân vỏ ECM, hộp điều khiển động cơ ECU... Thông thường, các hộp điều khiển này được bố trí ở tầm cao của xe nên ít ảnh hưởng. Nếu có thì xưởng sẽ có những tư vấn phục hồi hoặc thay thế.
Bên cạnh máy móc và hệ thống điện, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra nội thất có bị nước ngập vào ghế da, đệm mút, sàn nỉ. Nếu ngập mà không giặt sạch, sấy khô thì chỉ vài ngày là bốc mùi, vì toàn nước bẩn. Nếu không phải thay thế, tài xế sẽ chỉ phải trả tiền công sửa chữa.
Nếu phải thay thế nhiều đồ, chi phí sửa chữa có thể từ 10 triệu cho đến hàng trăm triệu, tùy phân hạng xe và tùy mức độ thiệt hại. Lưu ý, chi phí xử lý phần điện mà đặc biệt là thay thế các hộp điều khiển có nguy cơ cao nhất. Phần động cơ bị thủy kích dao động từ 20-70 triệu tùy xe, theo các chuyên gia kỹ thuật DC Car (Hà Nội).
Bảo hiểm có thể đền bù cho các hạng mục trên từ 50-100% tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với bên bảo hiểm lúc mua bảo hiểm vật chất xe.
Theo Vnexpress
Tesla tìm ra nguyên nhân cháy xe điện Model S tại Trung Quốc Hãng xe điện của Elon Musk cho biết một module pin bị lỗi đã khiến chiếc xe điện Model S bốc cháy tại Trung Quốc cách đây hai tháng. Khi đó, Tesla tuyên bố sẽ nhanh chóng điều tra và tìm ra nguyên nhân trong bối cảnh xe điện của hãng này liên tục phát hỏa. Tuy nhiên, cũng phải mất hai tháng...