Bộ phận nào quan trọng nhất trên xe?
Có lẽ với tôi, “lựa chọn cuối cùng trên ghế nóng” là: Cái phanh. Xe có thể bất ngờ chết máy cũng không sao, miễn phanh còn hoạt động.
Chứ phanh mà đứt thì hoạ đến ngay. Hầu hết các tai nạn xe hơi đều liên quan trực tiếp nhất đến chuyện cái phanh: đứt phanh, mất phanh, đạp nhầm chân phanh thành chân ga, phanh không kịp… Nếu phanh kịp thời, đúng lúc và hệ thống phanh trên xe hoạt động tốt thì sẽ chẳng có tai nạn nào xảy ra cả.
Điều ấy cũng có nghĩa rằng tốc độ là quan trọng nhưng biết chậm lại hoặc dừng lại đúng lúc còn quan trọng hơn. Sống trên đời cũng thế. Biết tiết chế, biết dừng ở việc này, biết nói không với mối quan hệ kia… cần những cái phanh.
Phanh là bộ phận quan trọng bậc nhất trên ô tô
Nhưng quan trọng hơn khi đã có phanh, là chúng ta dùng nó thế nào cho hiệu quả.
Có hai chữ thôi – hiệu quả, nhưng nói thật, 20 năm sau tay lái với tôi, cũng như một phần tư thế kỷ trên cỗ xe hôn nhân, là cả… một trời phức tạp học mãi cũng thấy chưa đủ. Vấn đề là: đạp (phanh) lúc nào? đạp thế nào? và có phải lúc nào xử lý phanh cũng là đạp không?
Tôi nhớ hồi đầu mới tham gia một khoá nâng cao kỹ năng lái xe, trước khi thực hành, chuyên gia đố các học viên (đều là những người đã và đang lái xe hàng ngày) xem nếu xe đang đi ở tốc độ 60-70-80km/h (là tốc độ phổ biến trên đường ở Việt Nam) mà đạp hết phanh thì xe sẽ “lết” thêm bao nhiêu mét nữa trước khi dừng hẳn? Hầu hết đoán sai vì đa số không hình dung ra chiếc xe cần một quãng đường dài đến thế và khác nhau đến thế (khác nhau tuỳ thuộc dòng xe, loại xe, tải trọng xe, tốc độ trước khi phanh, mặt đường…) trước khi có thể đứng lại!
Video đang HOT
Cũng ở khoá học nói trên, lại có tình huống gặp chướng ngại vật mà không được phanh – vì trong tình huống khẩn cấp, chướng ngại vật xuất hiện trong khoảng cách quá gần, phanh cũng chả kịp chưa kể có thể lật xe, thì làm thế nào?
Tốc độ liên quan đến quãng đường phanh
Hay ở một cuộc thi lái xe tiết kiệm nhiên liệu, thì bạn biết không, người về nhất chính là người biết cách ít sử dụng đến chân phanh nhiều nhất, nhờ vào “nghệ thuật” quan sát và phán đoán tình huống từ xa, là kinh nghiệm “giữ trớn”, là thái độ lái xe điềm tĩnh không đi đâu mà vội…
Chưa kể, ngồi trong xe với người lái giỏi này sẽ thấy rất êm ái, người hay ói nhất cũng không có cơ hội. Còn không may ngồi chung xe với anh/chị nào bạ cái là đạp, thì mệt lắm, cứ gọi là dúi dụi suốt. Phanh suốt thế mà cũng chả chắc đã an toàn, nhất là ở đường Việt Nam, kiểu đạp phanh gấp rất dễ dính “chưởng” xe phía sau.
Chuyện phanh tốt mà gặp nạn lại liên quan tới một công nghệ “hot” trên các dòng xe đời mới hiện nay – gọi là Phanh tự động khẩn cấp. Trang bị thêm công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn này là bởi các nhà sản xuất nghĩ rằng nó sẽ can thiệp trong tình huống khẩn có thể xảy ra va chạm mà người lái xe mất tập trung, lơ đãng “quên” đạp phanh. Một dạng phanh người máy của thời đại AI.
Nhiều tai nạn liên quan đến vấn đề phanh
Cái này trên đường thử thì rất hay, phanh thông minh hoạt động cực kỳ chính xác vì nó không mải nghe điện thoại hay nhắn tin, cũng không ngó nghiêng khi đang đang lái xe. Nhưng trong phố đông nhà ta, nơi xe máy, xe đạp và cả người đi bộ có thể lao ra, cắt mũi xe bạn từ mọi hướng, mọi làn và các xe nối nhau không có khoảng trống, chả giống bất cứ nơi nào trên trái đất, thì cái phanh người máy hoạt động theo chuẩn quốc tế này khiến mình hết sức… đau tim và có nguy cơ “đau mông” nữa (vì bị xe phía sau vì đột ngột mà tông vào).
Chuyện cái phanh dài thế mà thật ra là chưa hết đâu, để dành lần sau kể nốt. Giờ cài phanh, tắt máy để ăn cái, rồi còn xem phim, lúc này chuyện ấy quan trọng hơn…
Ô tô điện có đi đường ngập nước được không?
Với điều kiện thời tiết mưa nhiều, đặc biệt là những ngày bão, đường ngập lụt như ở Việt Nam, ô tô điện lội nước đi được bao xa, có an toàn không là băn khoăn của nhiều người dùng.
Ô tô điện có lội nước được không?
Trước khi xe điện xuất hiện trên thị trường, hiện tượng thủy kích thường xảy ra ở xe sử dụng động cơ đốt trong khi di chuyển trong điều kiện mưa lớn hay vùng nước ngập sâu khiến người dùng ái ngại.
Bởi lẽ, vị trí cổ gió hay ống xả trên xe xăng, dầu dễ dàng đưa nước tràn vào khoang động cơ gây hỏng máy.
Ngoài ra, dòng xe này sử dụng dầu nhớt và chất lỏng để bôi trơn, làm mát. Khi nước tràn vào hòa lẫn với các chất lỏng này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hộp số, dẫn đến hư hỏng cho các hệ thống khác trên xe.
Xe ôtô điện được đánh giá là có khả năng di chuyển khi ngập nước tốt hơn so với xe chạy bằng xăng, dầu trong điều kiện cho phép
Trong khi đó, xe ôtô điện được đánh giá là có khả năng di chuyển khi ngập nước tốt hơn so với xe chạy bằng xăng, dầu trong điều kiện cho phép. Các dòng xe chạy điện có cấu tạo đơn giản hơn với motor và khối pin. Khối pin trên ôtô điện được hàn kín giống như mô tơ điện và bộ điều khiển.
Do đó, những rủi ro của một chiếc xe động cơ đốt trong gây ra được giảm thiểu đáng kể, người dùng có thể yên tâm hơn khi vận hành ôtô điện đi đường ngập.
Ôtô điện đi đường ngập sâu trong thời gian dài có an toàn không?
Theo phân tích của Financial Express (tạp chí chuyên về tin tức tài chính và kinh doanh của Ấn Độ và quốc tế), xe ôtô điện đi đường ngập khá an toàn nhờ có hệ thống bảo vệ chống xâm nhập theo tiêu chuẩn IP67 hoặc IP65, tùy thuộc vào các loại xe khác nhau. Chỉ số IP càng cao thì khả năng chống bụi và nước càng tốt.
Do đó, các dòng xe điện hiện đại ngày nay có thể di chuyển ở mực nước cao tới 1m trong khoảng 30 phút mà vẫn an toàn. Ngoài ra, khối pin bên trong xe thường được trang bị nhiều lớp bảo vệ và có khả năng tự cách điện với phần còn lại.
Xe ôtô điện đi đường ngập khá an toàn nhờ có hệ thống bảo vệ chống xâm nhập theo tiêu chuẩn IP67 hoặc IP65
Vì vậy, nguy cơ rò rỉ điện hay chập, cháy khi di chuyển qua vùng nước ngập có thể không phải là vấn đề nguy hại.
Mặc dù ôtô điện có khả năng lội nước tốt hơn xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch nhưng không có nghĩa chúng có thể biến thành những chiếc thuyền.
Xe điện có thể đảm bảo an toàn khi vận hành trong điều kiện mực nước cho phép và thời gian di chuyển nhất định để tránh bị mắc kẹt trong tình huống bất khả kháng chứ không phải trường hợp nào cũng an toàn.
Khi lái xe điện ở mực nước sâu trong thời gian dài quá điều kiện cho phép, khả năng nước tràn vào bộ pin hoặc motor điện là có thể xảy ra. Điều này gây ra nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến an toàn cho người ngồi trên xe.
Ngoài ra, việc lái xe trong thời tiết xấu và gặp phải dòng nước chảy xiết, xe rất dễ bị cuốn trôi. Vì vậy, người dùng nên hạn chế di chuyển ôtô điện đi đường ngập thường xuyên để vừa đảm bảo an toàn, vừa tăng tuổi thọ cho phương tiện.
Các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe ô tô và cách xử lý Khi tham gia giao thông có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà người lái không lường trước được. Nắm rõ về những tình huống khẩn cấp sau giúp lái xe có phương án và kỹ năng xử lý kịp thời và an toàn. Nổ lốp Ô tô bất ngờ nổ lốp là một trong những tình huống khẩn cấp khi lái...