Bộ phận cơ thể nên hạn chế chạm tay vào vì dễ nhiễm khuẩn
Mắt, lỗ mũi, lỗ tai, da mặt, miệng, hậu môn… là những bộ phận cơ thể rất dễ nhiễm khuẩn.
Miệng
Nghiên cứu cho thấy hơn 30% vi trùng trong miệng được truyền từ ngón tay. Tất cả hành động đưa tay lên miệng mút, bốc thức ăn, cắn móng tay… là thói quen rất xấu, gây hại trực tiếp đến sức khỏe. Trẻ em dùng tay chạm vào mọi thứ như tay nắm cửa, vòi và chìa khóa… sau đó, đưa ngón tay có vi khuẩn vào miệng, vào cơ thể, dễ gây bệnh.
Da mặt
Nhiều người có thói quen rửa mặt, sờ vào da mặt, bôi kem lên mặt bằng tay. Điều này hoàn toàn sai lầm. bàn tay chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, dầu và các chất độc hại, có thể gây dị ứng da, nổi mụn, tắc nghẽn lỗ chân lông… làm hỏng da mặt. Nếu da đã có mụn rồi, việc tự ý dùng tay nặn bóp sẽ càng làm các tổn thương dễ nhiễm trùng thêm.
Nên hạn chế cho tay lên da mặt. Ảnh: Steemit
Nên dùng tấm mút mềm để rửa mặt cũng như khi trang điểm. hạn chế dùng tay, hoặc phải rửa tay bằng xà phòng thật sạch tước khi làm.
Lỗ tai
Cho ngón tay vào lỗ tai gãi, ngoáy làm vi khuẩn dễ xâm nhập, vùng da mỏng nằm dọc ống tai có thể sẽ bị rách, gây tổn thương, nhiễm trùng, mất thính lực.
Nên dùng tăm bông để loại bỏ bụi bẩn. Khi có các triệu chứng ngứa hay đau tai thì nên đến bác sĩ, không tự ý điều trị.
Lỗ mũi
Video đang HOT
Một thói quen nhiều người làm, nhất là trẻ em, là ngoáy mũi. Mũi là một bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể con người. Rất nhiều vi khuẩn tự nhiên và khỏe mạnh trong khoang mũi. Ngón tay khi đưa vào sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xấu xâm nhập, khiến mũi dễ bị trầy xước, ra máu…
Nghiên cứu cho thấy những người hay ngoáy mũi nguy cơ nhiễm vi khuẩn tụ cầu gây Staphylococcus aureus.
Mắt
Khi chạm tay vào mắt, bụi bẩn từ tay gây kích ứng mắt và thậm chí làm trầy xước giác mạc. Nếu phải chạm mắt, hãy rửa tay thật kỹ trước. Tránh dụi mắt vì cũng có thể gây ra nhiều nếp nhăn và quầng thâm theo thời gian. Thay và đó, rửa bằng nước hoặc nhỏ nước muối để làm sạch.
Phần bên dưới móng tay
Phần bên dưới móng tay chứa rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Trẻ em có thói quen cắn móng tay, đây là thói quen xấu. Bạn hãy dạy trẻ thường xuyên cắt móng tay, rửa tay bằng xà phòng và nước.
Hậu môn
Từ lâu các chuyên gia đã khuyến cáo phải rửa tay sau khi đi vệ sinh. Tay chạm vào hậu môn làm lây lan vi khuẩn nguy hiểm như E.coli. Đây là con đường ngắn nhất lây lan vi khuẩn từ đường tiêu hóa thông thường vào miệng hoặc mắt, phát sinh mầm bệnh.
Thúy Quỳnh
Theo Parentcirle
Cách đơn giản không ngờ để phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục
Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), các cặp đôi nên nắm rõ những biện pháp phòng ngừa dưới đây.
Tác nhân lây truyền bệnh qua đường tình dục
Các bệnh lây qua đường tình dục là tình trạng nhiễm khuẩn hoặc bệnh được truyền từ người này sang người kia, thông qua hoạt động tình dục. Theo đó khi "yêu" không có biện pháp bảo vệ thích hợp, lây truyền mẹ sang con khi có thai, cho con bú và dùng chung các dụng cụ tiêm, chích vào da... là các nguyên nhân nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh lây qua đường tình dục là những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan khi quan hệ tình dục không lành mạnh. Ảnh minh họa: Internet
Virus gây bệnh cũng rất đa dạng bao gồm: virus gây bệnh lậu, giang mai, hạ cam, liên cầu B, lỵ trực trùng...; Virus gây bệnh viêm gan B, viêm gan C, HIV, herpes, sùi mào gà...; Liên thể vi khuẩn và virus gây bệnh chlammydia, ureaplasma...; Ký sinh trùng gây bệnh trùng roi, rận mu, nấm men...
Bệnh lây qua đường tình dục là những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan khi quan hệ tình dục không lành mạnh. Do vậy bên cạnh việc áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ, bạn nên áp dụng những phương pháp sau để có "cuộc yêu" an toàn nhất.
Cách phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Uống nhiều nước và nước ép nam việt quất
Nước ép nam việt quất có khả năng phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu. Ảnh minh họa: Internet
Nước thực sự có thể làm sạch cơ thể một cách hiệu quả, đặc biệt nước ép nam việt quất. Nó không chỉ là cách tự nhiên để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng tốc độ phục hồi sau khi mắc bệnh. Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên uống 2 ly nước ép mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
Mặc đồ lót bằng cotton
Đồ lót bằng cotton có lợi thế hơn so với lụa và polyester vì nó thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Do vậy vùng kín của bạn sẽ trở nên khô thoáng và không tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.
Vệ sinh âm đạo trước và sau khi quan hệ
Nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc cơ thể khá nhạy cảm, hãy rửa sạch âm đạo trước và sau khi quan hệ. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn trước khi chúng có cơ hội tấn công niệu đạo và xâm nhập sâu hơn trong cơ thể.
Tránh quan hệ với nhiều "đối tác", chung thủy một vợ một chồng
Tránh quan hệ với nhiều người, chung thủy một vợ một chồng để tránh nguy cơ mắc các bệnh STD. Ảnh minh họa: Internet
Nguy cơ mắc các bệnh STDs sẽ tỷ lệ thuận với số lượng bạn tình mà bạn đang quan hệ tình dục. Vì vậy cách tốt nhất để ngừa bệnh chính là chung thủy với một đối tác duy nhất.
Tiêm phòng
Hiện nay có rất nhiều loại vắc-xin phòng ngừa một số bệnh STDs. Vì vậy, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể.
Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ
Cho dù bạn có tin tưởng đối tác của mình đến đâu thì cũng nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ. Có rất nhiều căn bệnh lây truyền qua đường tình dục không có biểu hiện cụ thể gì trong thời gian đầu mắc bệnh. Việc kiểm tra sức khỏe tình dục định kỳ có thể phát hiện bệnh và tìm phương án điều trị kịp thời.
Theo phunusuckhoe
Sau khi dọn sạch bể cá, cụ ông bị nhiễm khuẩn phát sợ, phát ban như bệnh thủy đậu Cụ ông bị bùng phát những nốt phát ban giống như thủy đậu trên khắp cơ thể và các bác sĩ cũng không biết tại sao sau khi dọn bể cá. Nhiễm khuẩn sau khi dọn bể cá, người đàn ông bị phát ban như bệnh thủy đậu Có bao giờ bạn nghĩ nuôi một con cá có thể gây bất lợi cho...