Bỏ phận “bán hoa” đi lấy chồng, tôi gặp ngay khách cũ trong ngày trọng đại
Ngay khi bước vào cửa nhà chồng tương lai, tôi giật mình, hốt hoảng khi nhìn thấy “anh giám đốc”, người khách cũ của mình đang ngồi ở chiếc bàn dài, trước bàn thờ gia tiên.
Ảnh minh họa: Pexels
Từ lúc sinh ra, tôi đã không được quyền lựa chọn. Lớn lên, cuộc sống khắc nghiệt đẩy đưa tôi vào cái nghề mạt hạng. Hết là con bé dọn bàn quán ăn vỉa hè, tiếp bia quán nhậu, tôi lại trở thành gái bia ôm.
20 tuổi, tôi đã mặc cho đời chà đạp chỉ để có tiền gửi về nuôi em cùng người mẹ mù lòa, quanh năm đau bệnh. Bán vốn tự có, tôi bị người đời khinh miệt, sỉ nhục hết lần này đến lần khác.
Nhưng tôi chấp nhận vì biết chẳng thể làm việc gì để nhanh có tiền gửi về quê, lo cho mẹ trước khi bà đi theo bố. Tôi cắn răng chịu đựng mọi dày vò để gom đủ tiền về quê mở tiệm tạp hóa, chăm sóc mẹ, nuôi em ăn học.
Đó cũng là lý do tôi chấp nhận trở thành nhân tình của tay giám đốc U50 mê đắm những cô gái làng chơi. Chúng tôi gặp nhau trong một lần anh ta cùng bạn đến quán hát karaoke.
Tôi diễn đạt đến nỗi anh chọn tôi ngồi cùng mà không dám sỗ sàng. Suốt buổi tối hôm đó, mặc cho bạn bè trêu hoa ghẹo nguyệt các cô gái khác, anh chỉ ôm hờ vai tôi, nhờ tôi rót rượu. Khi ra về, anh bo riêng cho tôi hậu hĩnh.
Sau lần đó, anh đến quán thường xuyên hơn và luôn gọi tôi đến phục vụ. Dĩ nhiên, sau vài lần, anh rủ tôi đi chơi chung và muốn tôi trở thành nhân tình của mình. Tuy vậy, tôi đã xác định không để mình có tình cảm với bất kỳ ai.
Giữa tôi và những gã đàn ông chỉ có quan hệ kẻ mua người bán. Thế nên, tôi cố gắng kiếm thật nhiều tiền từ anh bằng cách biến mình thành cô gái yếu ớt, cần được anh che chở, bảo vệ.
Anh có vẻ thích điều này nên ra sức yêu chiều, thậm chí có tình cảm thật với tôi. Khi phát hiện điều này cũng là lúc tôi đã tích góp đủ tiền để thoát khỏi cái nghề dưới đáy xã hội. Lúc tôi định xin nghỉ việc để rời thành phố về quê thì anh đến hát.
Đêm đó, anh bao tôi, đưa tôi đi chơi và nói sẽ bỏ vợ. Anh còn hứa sẽ mua cho tôi một căn hộ ở ngoại thành, đầu tư cho tôi đi học làm tóc rồi mở tiệm cho tôi. Tuy nhiên, tôi từ chối.
Lý do là tôi không yêu anh và không muốn mình mang nghiệp phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Nhưng sự cự tuyệt của tôi khiến anh cảm thấy bị xúc phạm.
Anh thay đổi thái độ, quay sang mạt sát, mắng chửi tôi bằng những lời lẽ nặng nề, thô tục. Tôi quá quen với những câu chửi ấy nên không còn thấy đau nữa. Sau hôm đó, tôi nghỉ việc rồi về quê và nghĩ sẽ không bao giờ quay lại nơi ai cũng nhận ra mình là gái bia ôm.
Video đang HOT
Về quê được 3 năm, tôi gặp gỡ rồi yêu một người ở cùng xã. Sự chân thành của anh khiến tôi vượt qua nỗi mặc cảm của mình. Anh yêu tôi đến nỗi không quan tâm quá khứ gái bán hoa của tôi.
Anh là con một trong gia đình khá giả nhưng không mấy ấm êm, hạnh phúc. Cha mẹ anh đã ly hôn, anh ở với mẹ suốt nhiều năm qua. Đồng cảnh ngộ, tôi càng thương anh và quyết định bỏ lại quá khứ để cùng anh xây dựng gia đình.
Phải khó khăn lắm, tôi mới vượt qua nỗi mặc cảm của bản thân để chấp nhận anh. Nhưng đúng vào ngày vui của cuộc đời, tôi lại đón nhận sự cố khiến tôi bàng hoàng.
Trước khi tổ chức đám cưới, mẹ chồng tương lai của tôi gọi tôi sang nhà ăn cơm tối. Bà muốn tôi gặp chồng cũ của mình. Dù đã ly hôn nhưng ông vẫn là bố của chồng sắp cưới của tôi. Thế nên ông sẽ xuất hiện trong lễ cưới.
Chiều tối hôm đó, tôi được chồng sắp cưới đón sang nhà trong niềm hạnh phúc xen lẫn chút lo lắng bồi hồi. Thế nhưng, ngay khi bước vào cửa, tôi giật mình, hốt hoảng khi nhìn thấy “anh giám đốc”, người khách cũ của mình đang ngồi ở chiếc bàn dài, trước bàn thờ gia tiên.
Biết mình không nhìn nhầm, chân tay tôi rã rời, người nổi từng cơn ớn lạnh. Những hình ảnh trong quá khứ tôi đang cố giấu kín ập về khiến tôi sợ hãi, run rẩy.
Có lẽ ông cũng không ngờ chúng tôi gặp nhau trong tình cảnh trớ trêu đến vậy. Nhìn thấy tôi, ông sững sờ, mặt lạnh toát. Môi ông mấp máy như muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi.
Tối hôm đó, tôi đã trải qua bữa cơm đáng sợ nhất cuộc đời. Sau đó, tôi về nhà trong nỗi đớn đau, tủi nhục. Tôi phải làm sao đây. Tôi yêu anh và tin vào tình yêu của anh dành cho mình.
Nhưng tôi có xứng đáng với tình yêu ấy. Nếu một ngày nào đó, anh biết được sự thật khủng khiếp ấy, liệu cuộc sống của tôi sẽ về đâu…
Hơn 30 năm nghề đánh bóng lư đồng, thợ nức tiếng Tây Đô "hốt bạc" mùa tết
Khi nhà nhà lo dọn dẹp nhà cửa, trang trí bàn thờ gia tiên để đón năm mới thì cũng là lúc những người làm nghề đánh bóng lư đồng vào mùa "hái ra tiền".
Có uy tín và thâm niên trong nghề, khách sẽ tìm đến
Nghề đánh bóng lư đồng khá vất vả, bởi người thợ phải còng lưng làm vệ sinh, đánh bóng lư trong không gian nhỏ hẹp, nóng hầm hập. Bù lại, họ có thể kiếm từ vài trăm đến tiền triệu mỗi ngày.
Đến khu chợ sắt Cần Thơ (P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), hỏi thăm ông Bửu chùi lư thì ai cũng biết. Hơn 30 năm theo nghề, ông trở thành người hiếm hoi có biệt tài chùi lư nức tiếng đất Tây Đô.
Ông Trần Ngọc Bửu có hơn 30 năm kinh nghiệm đánh bóng lư đồng ở Cần Thơ. Ảnh DUY TÂN
Ông Bửu chùi lư tên thật là Trần Ngọc Bửu (64 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Tiếp chuyện với chúng tôi, ông Bửu cho biết, những ngày giáp tết nghề chùi lư nhộn nhịp hơn cả; đặc biệt từ ngày 23 tháng Chạp trở đi là cao điểm. "Thông thường, trước tết khoảng 1 tháng thì tôi bắt đầu làm. Khách mối của tôi cũng nhiều vì làm nghề từ năm 1990 tới nay cũng đã hơn 30 năm. Họ thấy đẹp thì tiếp tục tìm tới", ông Bửu nói.
Thời điểm cận tết, ông Bửu đắt "sô", phải làm từ sáng sớm đến tối muộn. Ảnh DUY TÂN
Theo ông Bửu, nghề đánh bóng lư đồng đòi hỏi phải có uy tín và tay nghề. Bởi bộ lư đồng có giá trị tinh thần, rất quý giá từ thời ông bà tổ tiên xưa đối với mỗi gia đình. Vậy nên, chỉ những người có uy tín, có thâm niên trong nghề mới được tín nhiệm để khách giao hàng cho làm.
Người làm nghề đánh bóng lư đồng cần có tính tỉ mỉ để đảm bảo độ sáng đồng đều, tránh làm lư đồng biến dạng, trầy xước. Lư đồng có rất nhiều loại, nhưng phổ biến là lư tròn, lư vuông, lư chữ nhật, lư trúc... Dù là loại nào thì cũng có 4 công đoạn đánh bóng gồm: chùi lư, phơi nắng, đánh bóng, vệ sinh. Trong đó, khâu đánh bóng rất quan trọng, tuy làm bằng máy nhưng phải hết sức tỉ mỉ để đánh thật kỹ phần quai với những chi tiết nhỏ.
Những bộ lư được đánh bóng loáng . Ảnh DUY TÂN
Người thợ phải có tính tỉ mỉ, sức khỏe dẻo dai
Ông Bửu chia sẻ, cao điểm tết năm trước, mỗi ngày ông nhận từ 15 - 20 bộ lư và phải làm việc cả ngày lẫn đêm mới kịp giao hàng. Nhờ đó, việc kiếm tiền triệu mỗi ngày là điều dễ dàng. Năm nay, khách hàng mang lư đồng đến đánh bóng cũng khá đông. Để kịp tiến độ công việc, ngoài sự hỗ trợ của con trai và em rể, ông còn thuê thêm 4 thợ phụ, mỗi thợ được thuê với giá 300.000 đồng/ngày.
Một bộ lư cũ được khách gửi đến ông Bửu để đánh bóng . Ảnh DUY TÂN
Để đánh xong mỗi bộ lư mất khoảng 1 giờ. Tùy kích cỡ và loại lư mà tiền công khác nhau, thường dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/bộ. Ngoài ra, đối với những lư bị hư hỏng phải vá thì cần nhiều thời gian và tùy vào thỏa thuận giá cả với khách hàng để tính chi phí. "Lư bị hư hỏng, bị thủng làm rất cực công, nhất là công đoạn vá đồng. Sau đó cũng tiến hành các bước như đánh bóng nên chi phí tất nhiên sẽ cao hơn. Tùy theo mức độ hư hỏng, tôi sẽ thỏa thuận chi phí với khách, nếu khách ưng ý thì mình làm", ông Bửu nói.
Dưới đây là một số công đoạn đánh bóng lư đồng được PV Thanh Niên ghi nhận:
Vệ sinh cẩn thận từng chi tiết . Ảnh DUY TÂN
Công đoạn đánh bóng lư vô cùng vất vả và nóng bức . Ảnh DUY TÂN
Tùy theo từng kích cỡ và hình dáng lư thời gian đánh bóng khoảng 1 giờ đến vài giờ đồng hồ . Ảnh DUY TÂN
Do bụi lư khi đánh bóng bay ra nên thợ phải bịt mặt kín mít để tránh . Ảnh DUY TÂN
Phải tỉ mỉ để đánh bóng kỹ từng chi tiết nhỏ nhất mà không làm biến dạng bộ lư . Ảnh DUY TÂN
Công đoạn cuối cùng là lau chùi lư trước khi giao cho khách . Ảnh DUY TÂN
Anh Nguyễn Kháng Em (29 tuổi), thợ làm nghề đánh bóng lư đồng, cho biết làm nghề này phải điều khiển đôi tay thật nhịp nhàng, đưa lên đưa xuống theo từng vòng quay của mô tơ để tránh làm lư đồng biến dạng. Ở các khe, rãnh, hoa văn phải đánh thật cẩn thận để đảm bảo độ sáng đều, đẹp.
"Làm nghề đánh bóng lư đồng cần có sức khỏe dẻo dai, bởi làm xuyên suốt cả ngày. Bên cạnh đó, người thợ còn đối mặt với các thứ độc hại như: bụi bặm do xát lư đồng, hóa chất đánh bóng... Vậy nên khi đánh bóng phải trang bị bịt kín mặt, chỉ chừa 2 mắt. Vào mùa tết, chịu khó làm cũng kiếm từ vài trăm đến bạc triệu mỗi ngày", anh Kháng Em nói.
2 khung giờ uống nước đậu đen phát huy tác dụng gấp đôi: Dáng đẹp, da trắng hồng quanh năm Đậu đen là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nếu uống đúng thời điểm còn giúp giữ dáng đẹp da. o giá trị dinh dưỡng của đậu đen cao nên những món ăn chế biến từ đậu đen đều có tác dụng bồi bổ cơ thể tốt. 2 công dụng nổi bật nhất của đậu đen là giảm cân và thanh lọc cơ...