Bố ơi! Con cũng muốn được yêu thương như bao người con khác..
Bố em cứ chăm chăm chạy đua theo thành tích, coi giá trị điểm số như một thứ quyết định tương lai. Đúng hôm nay em vừa thi vào 1 trường dân lập và em chưa có kinh nghiệm với đề thi này, em đã trượt, sau đó bố em đã sỉ mắng rất thậm tệ…
Em chào chương trình ạ.
Em năm nay 15 tuổi. Em vừa trải qua kì thi vào 10, bố em kì vọng rất nhiều vào em, thường xuyên so sánh em với con nhà người ta. Chỉ cần em ra phòng thi em nói em làm bài không tốt là lập tức bố em tỏ thái độ gay gắt. Em thật sự rất ghen tị với bạn em, bố nó luôn hiểu nó, có suy nghĩ rất thoáng, dường như không tạo áp lực lên nó; bố em hoàn toàn ngược lại.
Bố em cứ chăm chăm chạy đua theo thành tích, coi giá trị điểm số như một thứ quyết định tương lai. Đúng hôm nay em vừa thi vào 1 trường dân lập và em chưa có kinh nghiệm với đề thi này, em đã trượt, sau đó bố em đã sỉ mắng rất thậm tệ.
Sau mỗi lần thi bị điểm kém em cũng thất vọng lắm chứ. Em đã thật sự nỗ lực nhưng kết quả không được như ý muốn; đã có bao giờ bố em chịu hiểu, thông cảm và có lấy một câu an ủi. Rồi bắt đầu lấy người này người kia ra so sánh, cứ như em sinh ra chỉ có trách nhiệm để đua theo con nhà người ta (trong suy nghĩ của bố em thì con nhà người ta hoàn hảo về mọi mặt), cảm thấy như mình không khác gì một món đồ trang sức có tác dụng để bố nở may nở mặt, không xấu hổ với bạn bè, đồng nghiệp khi nói về con mình.
Sau mỗi lần có kết quả không như ý bố làm cho em có cảm giác như em là gánh nặng của cả gia đình, làm xấu hổ, ảnh hưởng đến gia đình. Lúc nào cũng soi xét em từng chi tiết nhỏ nhặt như lấy đũa thì phải lấy đôi giống nhau, khi ăn cơm em lấy hai đôi đũa khác nhau rồi cũng chỉ trích. Từng hành động nhỏ nhất của em chỉ cần không vừa ý bố là bắt đầu ca thán, cho rằng em tư duy có vấn đề, hoặc nặng hơn chửi em ngu hết phần người khác.
Em chưa bao giờ dám tâm sự với bố, kể với bố một điều gì vì bố chưa bao giờ lắng nghe em, không tôn trọng những suy nghĩ của em, khi em muốn nói lên điều gì thì cứ cho là em cãi lại bố. Sau khi thi em rất căng thẳng, mệt mỏi, muốn gặp gỡ, giao lưu bạn bè để cải thiện tâm lí, có khoảng thời gian được là chính mình, sống thật với bản thân thì bố em cũng không hiểu được điều đấy. Bố mắng em không biết lo lắng cho những kì thi sắp tới, đâu có hiểu được sắp tới bọn em đường ai nấy đi, không còn thời gian vui vẻ như thế này nữa, chưa có một ngày nào mà em không phải nghe những lời phàn nàn của bố, than thở về đủ thứ.
Video đang HOT
Từ những lỗi nhỏ nhặt nhất mà bố em đã cho rằng em là người bỏ đi, không nhờ cậy gì được. Khoảng thời gian ở nhà gần bố em chưa bao giờ được thật sự thư giãn, luôn phải trong khuôn phép, bố luôn chỉ trích em mà trong khi bản thân bố rất nhiều thiếu sót, rất bảo thủ, không bao giờ chịu lắng nghe người khác, kể cả có là mẹ em. Nhiều lúc bố khiến em cảm thấy thật sự chán nản với chính bản thân mình, cảm thấy tuyệt vọng, em chỉ muốn rằng bố em cũng được như những người bố tâm lý, hiểu con, nhưng điều đó là quá xa vời. Bố nghĩ những lời mắng mỏ của bố giúp em tiến bộ hơn nhưng thật sự làm em càng cảm thấy thất vọng và không muốn thực hiện.
Bạn bè của em chúng nó đều có những ông bố đối với em là lý tưởng nên có lẽ nói những chuyện này đối với chúng nó sẽ không phù hợp. Bây giờ thật sự em cảm thấy trống rỗng, không còn động lực sau những lần như thế nữa, như mất niềm tin vào tương lai vì đáng ra bố mẹ phải là chỗ dựa tinh thần cho em, giúp em có động lực hơn. Bạn bè luôn nhìn em với một con mắt ngưỡng mộ bởi cuộc sống đầy đủ, nhưng cuộc sống này hoàn toàn thiếu đi thứ em cần nhất là tinh thần.
Em mong nhận được những sự giúp đỡ về tinh thần bởi vì bây giờ em không dám chia sẻ với một ai trong gia đình, em xin cảm ơn và mong nhận được sự giúp đỡ.
Em thân mến!
Ai cũng mong muốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần, khát khao được yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, tin tưởng từ phía bố mẹ. Tuy nhiên, em lại không có được điều đó khi bố em là người nóng nảy, hay quát mắng, coi trọng thành tích và không biết lắng nghe con cái. Đúng là thực sự khó khăn, thiệt thòi, áp lực về tinh thần phải không em. Chúng tôi sẽ cùng trao đổi với em về vấn đề này.
Sống trên đời, không có ai là hoàn hảo, ba mẹ chúng ta cũng như vậy. Hơn nữa, có ai được quyền chọn cha mẹ? Chúng ta chỉ có thể lựa chọn cách chúng ta sử xự với bố mẹ mà thôi. Nếu chúng ta chỉ biết đòi hỏi, trách móc cha mẹ, chỉ khiến mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái ngày càng xấu đi. Ngược lại, nếu như chúng ta cố gắng làm tròn bổn phận của một người con, có hiếu với cha mẹ, bao dung với những lỗi lầm của họ, đó mới là cách để kéo gần khoảng cách giữa hai thế hệ.
Đồng tình với em rằng những cách cư xử, giáo dục của bố em chưa thực sự đúng, chưa thực sự làm tiền đề cho em phát triển bản thân. Tuy nhiên, đó xuất phát từ nỗi lo lắng của bố em cho tương lai của em sau này. Có nhiều bậc phụ huynh có cách giáo dục nhẹ nhàng, lắng nghe, chia sẻ cùng con; nhưng có không ít phụ huynh có cách giáo dục “hà khắc”, răn đe vì họ lấy tiền đề là “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Vì thế em đừng quá ghét bỏ gia đình, bố mẹ, đôi khi có những thứ em còn may mắn hơn rất nhiều so với những người khác, những bạn khác. Bởi xã hội này, may mắn không thuộc về tất cả mọi người. Có những mảnh đời sinh ra đã mồ côi, có những người thèm 1 lần được nghe bố mẹ mắng chửi cũng không còn có được nữa, có những bạn thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, còn biết bao người chẳng được 1 lần cắp sách đến trường…
Mặc dù những gì em mong ước khi thấy các bạn có được những điều đó không hề sai, chỉ là họ may mắn hơn em một chút mà thôi, nhưng cũng không ít bạn mơ ước bằng 1 phần cuộc sống của em, đúng chứ? Thực sự mà nói thì mọi điều so sánh trên đời đều là khập khiễng, ai ở trường hợp nào mới biết được cũng có những cái không hề bằng phẳng như cách mọi người thấy. Điều cốt lõi là bản thân mỗi người cần hài lòng với những gì mình có được, bên cạnh đó những thứ chưa có, thiếu hụt thì hãy coi đó là động lực để bản thân phát triển.
Thế nhưng, việc em chịu đựng một mình, không chia sẻ có thể khiến cho bố em không nhận thấy những sai lầm trong cách ứng xử của mình, họ lặp đi lặp lại sai lầm đó, khiến em tổn thương nhiều hơn, mối quan hệ giữa em và cha mẹ ngày càng tồi tệ hơn, đặc biệt tạo nên ngăn cách giữa hai bố con. Để cải thiện tình hình, có lẽ em nên lắng nghe, chia sẻ với mẹ, ông bà, thậm chí là chú dì (những người có thể tác động tốt với bố của em) nhiều hơn. Bản thân em cũng nên khéo léo trong việc chia sẻ thông tin với bố mẹ cũng như nhắc nhở bố mẹ nhìn nhận sự cố gắng của em mà có những lời khen tặng, động viên phù hợp hoặc ít nhất là bớt khó chịu, mắng chửi em quá nhiều. Điều đó đồng nghĩa rằng em cần cố gắng nhiều hơn để nhận được ánh nhìn tích cực hơn từ phía gia đình. Em cũng có thể chia sẻ những khó khăn trong học tập, chuyện vui buồn, áp lực với những người bạn của mình để gắn kết hơn với các bạn. Hy vọng rằng sau những chia sẻ của chương trình, em có được ánh nhìn toàn diện hơn và thoải mái hơn cho cách ứng xử của phụ huynh và có thêm động lực để cố gắng cho chính tương lai của mình.
Chúc em thành công và gia đình em sớm có được những phút giây bình yên bên nhau.
Theo CSTY
Vì sao Khánh Hòa có hơn 650 điểm 0 môn Toán thi vào lớp 10?
Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa nhìn nhận hàng trăm điểm liệt môn Toán do các thí sinh học lực yếu, có nguyện vọng vào trường nghề.
Nhiều ngày nay, phụ huynh của nam sinh bị 0 điểm môn Toán trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập đi khắp nơi ở Nha Trang để tìm trường dân lập cho con.
Người mẹ cho biết, kết quả điểm thi môn Văn, Toán và tiếng Anh của con chị rất thấp, trong đó Toán bị điểm 0. Suốt nhiều năm học THCS, con chị học lực trung bình nên phải thuê gia sư kèm tại nhà nhưng vẫn không khả quan. Gia đình định hướng để con vào trường dân lập, song vẫn đi thi lớp 10 công lập.
Cũng có con bị điểm 0 môn Toán, phụ huynh khác ở Nha Trang bảo rằng không bất ngờ vì con học yếu. Những năm học THCS, điểm của cậu chỉ đủ lên lớp. Trước kỳ thi, gia đình đưa ra phương án để con lựa chọn vào trường dân lập hoặc trường nghề. Cuối cùng nam sinh quyết định đi thi nhưng nộp giấy trắng môn Toán. "Gia đình biết khả năng của con nên không ép phải vào trường công, miễn sao cháu được đến trường", người mẹ nói.
Thí sinh rời phòng thi của kỳ thi vào lớp 10 ở Khánh Hòa. An Phước
Trung tâm trẻ mồ côi tại huyện Cam Lâm có ba thí sinh thi vào lớp 10 THPT công lập, nhưng đều bị điểm liệt nên sẽ đăng ký vào trường nghề của huyện. Lý giải điều này, người quản lý cho biết mọi năm xét tuyền, năm nay Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa tổ chức thi, khiến học sinh bị áp lực tâm lý. Trước đó trường có nhiều buổi tư vấn cách chọn trường và giải mã đề thi, nhưng lúc vào phòng thi, thí sinh loay hoay, rồi nộp giấy trắng.
Bà Nguyễn Thị Lý (Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa) cho biết, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập ngày 4-5/6 được tổ chức sau 6 năm xét tuyển. Đề thi môn Toán không quá khó, nội dung xoay quanh chương trình lớp 9 và có sự phân hóa đối với học sinh. Nếu được nhà trường ôn luyện, nắm vững kiến thức thì thí sinh có thể đạt trên điểm trung bình.
"Tuy nhiên, có hàng trăm em không làm bài bị điểm 0 môn Toán, tập trung ở các vùng huyện Cam Lâm, Vạn Ninh và TP Cam Ranh", bà Lý nói.
Phó giám đốc Lý thông tin, trước ngày thi ít hôm, Sở phát hiện nhiều học sinh không đăng ký thi, muốn học các trường trung cấp nghề hoặc vào trường dân lập. Sau đó, rất đông phụ huynh đến Sở xin cho con dự thi, nên Sở chủ động tạo điều kiện. "Có thể các em đi thi theo mong muốn của gia đình", bà Lý nói.
Hiện hơn 1.000 thí sinh nộp hồ sơ vào các trường nghề ở huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa và cả huyện Khánh Sơn - đây cũng là những khu vực tập trung thí sinh điểm liệt môn Toán. Tại trường nghề, các em vừa được học văn hóa và nghề. Khi hoàn tất, các em có một nghề để đi làm, hoặc có thể học liên thông lên cao đẳng, đại học. "Từ những số liệu thống kê, Sở nhận định số điểm 0 quá nhiều chủ yếu do thí sinh không muốn thi mà chọn vào trường nghề", bà Lý nói.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, với 5 trường dân lập ở Nha Trang, Sở cho chỉ tiêu và tự quyết định tuyển sinh mà không qua thi tuyển. "Thí sinh bị điểm 0 vẫn đăng ký vào trường trung cấp nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên hay hướng nghiệp vì đã có bằng tốt nghiệp THCS", bà Lý nói.
Sắp tới, ngành giáo dục Khánh Hòa đưa ra các giải pháp chấn chỉnh, đánh giá lại chương trình dạy và học tại các trường để chấm dứt tình trạng này. Quá trình rà soát, đơn vị cũng tìm hiểu nguyên nhân có phải từ phía giáo viên không hay cả học sinh lẫn gia đình để có hướng xử lý.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Chạy đua với thời gian, VinFast giao xe Fadil cho khách đúng hẹn Vừa mới chính thức khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Cát Hải, Hải Phòng ngày 14/6, đến hôm nay (17/6) VinFast lại một lần nữa tạo sự bất ngờ khi giao hàng trăm chiếc Fadil đầu tiên cho khách hàng đúng hẹn. Một trong những khách hàng đầu tiên nhận xe VinFast Fadil trong buổi giao xe ngày 17/06. Sự...