Bố nuôi say rượu về đòi con gái ‘trả ơn tình’
Cháu có một chuyện cực kỳ khó xử. Biên thư này gửi đến các cô chú, cháu hy vọng sẽ nhận được sự cảm thông và lời khuyên bảo để có thể thoát ra được tình cảnh khốn cùng hiện tại…
Thưa các cô, chú!
Năm nay cháu 18 tuổi, đang học đại học trên Hà Nội. Cách đây hai năm, mẹ cháu bị bệnh nặng, tốn rất nhiều tiền chạy chữa ở khắp nơi nhưng bệnh không thuyên giảm. Như tự biết điều rủi ro sắp xảy đến, một lần chỉ có hai mẹ con ở nhà, mẹ gọi cháu đến bên giường nói:
- Mẹ có chuyện này muốn nói với con. Con hãy bình tĩnh nghe. Điều gì cũng có thể đến con ạ. Vậy nên mình cần chủ động đón nhận và có bản lĩnh để vượt qua.
Cháu áp mặt vào ngực mẹ rồi khóc như mưa. Mẹ nói tiếp:
- Năm nay con đã gần 16 tuổi rồi. Ở tuổi này ngày xưa nhiều cô gái đã lấy chồng. Con đã sắp trưởng thành, hiểu được nhiều điều nên mẹ quyết định cho con biết tất cả.
Và mẹ cháu đã nói ra một sự thật mà mười mấy năm qua, cháu không hề biết.
…Mẹ cháu lấy bố cháu năm đã gần 30 tuổi. Bố cháu hiền lành, chỉ biết làm ănvà chăm lo cho gia đình. Nhưng ông có tật hễ gặp chuyện buồn phiền là lại tìm đến rượu (bình thường không uống). Uống vào thì không làm chủ được bản thân, nói năng lảm nhảm, gây sự với người xung quanh, nhiều khi phóng uế cả ra quần. Vậy nên mẹ cháu rất sợ làm điều gì, dù là vô tình khiến bố cháu buồn. Sống với nhau 3 năm, hai người vẫn không có con. Đi khám, người ta kết luận nguyên nhân ở bố, còn mẹ cháu thì khoẻ mạnh bình thường. Thế là bố cháu buồn phiền, lại uống rượu. Mẹ cháu phải trấn an và bàn với bố là sẽ kiếm con nuôi, chứ không bao giờ bỏ bố. Họ hàng làng xóm ai cũng khen mẹ cháu tử tế, thuỷ chung. Những lời đó đến tai bố cháu khiến ông bớt buồn, không làm khổ mẹ cháu nữa. Hai người tìm con trai nhưng lúc đó chẳng có ai đem cho. Cuối cùng họ chấp nhận đón một bé gái từ bệnh viện về nuôi vì thấy kháu khỉnh. (Mẹ đứa bé đã bỏ lại do không thể nuôi). Đứa bé hẩm hiu đó chính là cháu. Họ hàng, làng xóm do quý bố mẹ cháu và thương cháu nên suốt chừng ấy năm không ai nỡ cho cháu biết sự thật. Tất cả đều coi cháu như con đẻ. Cháu lớn lên trong vòng tay yêu thương của người mẹ nuôi và phát triển tình cảm rất tự nhiên với bố mẹ và mọi người trong họ hàng.
Nghe mẹ kể sự thật, lúc đầu cháu cũng thấy sốc. Nhưng mẹ đã nói:
- Mười mấy năm qua, con đã là tất cả của mẹ. Sắp tới, nếu không may, mẹ ra đi thì con hãy nghe lời mẹ dặn: Tất cả gia sản này, tuy không có gì đáng kể nhưng dẫu sao cũng có ngôi nhà, sẽ là của bố và của con, con sẽ có một phần đáng kể. Rồi mẹ sẽ viết di chúc, sao làm 2 bản để bố và con mỗi người giữ một bản. Bố có lấy ai nữa hay không là quyền của bố. Còn con, nếu mẹ con đến nhận, con hãy về với bà ấy. Bao năm qua, mẹ không biết gì về mẹ ruột của con.
Cháu lại oà khóc. Sự thật là ngay sau đó cháu chẳng có ý niệm gì về mẹ nuôi, mẹ đẻ mà chỉ biết là thương yêu người mẹ đang ốm nặng vô cùng và thấy thật khủng khiếp nếu cái điều mẹ dự cảm sẽ xảy ra. Còn về mẹ đẻ, cháu chẳng có ý nghĩ gì; cũng không thấy có nhu cầu phải tìm bằng được người đó, chỉ biết trước mắt cháu hiện tại là con người cháu rất đỗi thương yêu, xót xa, thấy thân quen, máu thịt. Mẹ còn dặn cháu điều liên quan đến bố:
Video đang HOT
- Con biết đấy, bố rất hiền lành, tốt bụng, chỉ phải tật uống rượu khi buồn phiền, mà đã uống vào thì như kẻ mất trí, tâm thần. Con phải hết sức cẩn thận, đặc biệt lưu ý tới điều này.
- Vâng, con hiểu rồi. Con sẽ luôn không để bố phải buồn bực điều gì.
Rồi mẹ cháu nói một câu khiến cháu không thể không nghĩ:
- Với mẹ thì con là con đẻ. Nhưng với bố không hẳn đã hoàn toàn như thế. Nhất là con đã lớn. Nhưng với đạo làm con, hãy thông cảm cho bố và đừng làm gì tổn thương đến ông ấy. Con hãy luôn nhớ: Con đã lớn, lại là con gái.
- Thế thì sao ạ? Khác gì con trai hả mẹ?
- Không, không có gì khác. Ấy là mẹ dặn con thế.
Sau lần nói chuyện đó, mẹ cháu đã viết bản di chúc nói rõ nhiều điều, đúng như đã dặn cháu.
Mấy ngày sau, mẹ cháu qua đời. Cuộc sống của hai bố con cháu hụt hẫng hẳn. Cả ngày hầu như hai người không nói gì. Cháu đi học về, lo thu dọn cửa nhà, cơm nước. Bố cháu đi làm cả ngày, thường phải tối mịt mới về. Cháu luôn chờ bố về ăn cơm, dẫu đói đến mấy cũng không bao giờ ăn trước. Một lần bố nói với cháu:
- Như mẹ con đã dặn trong di chúc, con có muốn tìm mẹ đẻ để ở với bà ấy không?
Cháu không rõ bố cháu hỏi vậy với ý gì, bèn nói:
- Sao tự nhiên bố lại hỏi con như thế? Bao nhiêu năm nay con vẫn đầy đủ tình thương của bố, mẹ. Từ ngày mẹ con qua đời, bố cũng đã thay mẹ lo cho con. Chưa có giây phút nào con có ý nghĩ rời bố để đi tìm kiếm mẹ đẻ. Còn tình cờ gặp được thì tất cả sẽ phụ thuộc vào tình cảm tự nhiên. Nếu mẹ thương con, không thể thiếu con mà bố cho phép thì con sẽ có cả mẹ và bố. Còn ở với ai chỉ là chuyện cư trú, đâu có quan trọng gì ạ.
Thưa các cô chú! Cuộc đời của cháu có thể nói là đã có một bước ngoặt mới khi Tết vừa qua cháu gặp được Khôi. Anh là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, do giỏi nên đã kiếm được việc làm. Sở dĩ cháu đỗ đại học được là nhờ có Khôi. Anh đã không quản ngại phụ đạo để cháu nâng cao lực học trong suốt năm lớp 12. Ngay lần gặp đầu tiên, Khôi đã để lại cho cháu ấn tượng mạnh khi thấy anh có nghị lực, biết hy sinh những thú vui trước mắt để hướng tới mục tiêu lâu dài. Quen biết chỉ một thời gian ngắn, tình yêu đã đến với cháu.
Cháu đã đưa Khôi về ra mắt bố cháu và họ hàng, xóm giềng. Điều cháu rất ngạc nhiên là bố cháu đã tỏ ra không hào hứng, mặn mà đón tiếp Khôi, trong khi trước đó cháu cứ nghĩ là ông phải ưng ý lắm. Cháu rất buồn trước việc này nên hỏi thẳng bố cháu thì ông chỉ lặng thinh, không nói gì. Từ đó, cháu thấy bố khác hẳn trước, buồn phiền rõ rệt. Trước đây, thỉnh thoảng hai bố con còn chuyện trò, giờ thì bố suốt ngày chẳng nói một câu, chỉ lầm lũi đi về như một cái bóng. Cháu chào, ông cũng không để ý. Và lại tìm đến rượu. Ông có một bình rượu ngâm thuốc, hằng ngày chỉ trước khi đi ngủ mới uống một chút không đáng kể. Lần ấy, ông đã rót cả một cốc to và tu ừng ực. Cháu ra ngăn thì ông ấy giật lấy và vừa quát to, vừa xô mạnh khiến cháu ngã xuống góc nhà. Lúc ấy đã 10 giờ đêm, cháu chẳng thể chạy sang nhờ hàng xóm can ngăn giúp (ở nông thôn, giờ này mọi người đã đi ngủ). Bất lực, cháu chạy vào buồng ngủ. Khi cháu đang thiu thiu ngủ thì thật không ngờ, ông đã vừa lảo đảo tiến đến giường cháu, vừa ôm chầm lấy cháu lảm nhảm:
- Tôi với chị không có máu mủ gì. Tôi mất công nuôi chị ngần ấy năm, nay chị phải trả ơn tôi…
Vừa nói, ông vừa sờ nắn lung tung khắp người cháu. Hơi rượu nồng nặc khiến cháu phải chồm dậy ậm oẹ, nhưng không nôn được ngay. Thấy vậy, ông nói tiếp:
- Chị có thai với thằng ấy rồi phải không? Đằng nào cũng đã có. Hãy ngủ với tôi, chỉ một lần thôi…
Ông cố kéo quần cháu nhưng cháu đã chạy được ra ngoài. Rồi cháu ra bờ ao sau nhà ngồi khóc. Nhớ, thương mẹ đã qua đời, giận người bố nuôi say rượu đã như con mãnh hổ dâm đãng loạn luân chẳng còn chút lý trí của con người. Nhưng bao trùm lên tất cả là nỗi thất vọng tột đỉnh. Lâu nay, cháu vẫn hằng thương bố gần như mẹ. Nay ông làm vậy, cháu làm sao có thể tiếp tục sống trong ngôi nhà này. Đây là lần đầu tiên ông “giở trò” này khiến cháu quá bất ngờ, không thể lường được. Nhớ lại, cứ mỗi lần cháu ra giếng tắm là ông lại ra rửa mặt và có khuynh hướng muốn nhìn vào buồng tắm. Cháu cũng nhớ lại là ông rất hay nhìn đùi cháu mỗi khi cháu xắn quần làm vườn hoặc cho lợn ăn. Khi ấy, cháu chẳng nghĩ gì, bây giờ mới thấy là ông đã “để ý” đến cháu từ lâu.
Thưa các cô chú! Chuyện đáng xấu hổ này khiến cháu rất buồn. Lại càng đau khổ thêm khi cháu không thể giãi bày với ai, kể cả người yêu. Cháu có thể để lại cho ông ấy mấy chữ rồi ra đi vĩnh viễn. Nhưng lại thấy thương và cảm thấy vô ơn người đã từng cùng mẹ nuôi mình gần 20 năm. Nhất là từ khi mẹ qua đời, ông tiếp tục chăm lo cho cháu. Chẳng lẽ chỉ một lần người ta rồ dại trong cơn say mà cháu bỏ đi, để mặc cho ông còn lại một mình với tuổi già (Năm nay ông đã gần 60 tuổi nhưng sức khoẻ yếu)? Theo các cô chú, cháu nên xử sự thế nào để vừa giữ được thân, vừa không mang tiếng vô ơn?
Theo Afamily
'Lên giường' với con trai 'bố nuôi' để trả thù tội...bội tình
Khi tôi 22 tuổi, tốt nghiệp đại học, tôi nhanh chóng được ông bố nuôi đáng kính nhận về làm trợ lý cho ông, chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp. Trong mắt nhiều người, tôi đúng là "chuột sa chĩnh gạo". Để chứng tỏ mình hoàn toàn có năng lực, nếu như các sinh viên khác phải cố gắng năm thì tôi phải cố gắng mười để xóa đi ấn tượng ấy.
"Chuột sa chĩnh gạo"
Chuột sa chĩnh gạo, cũng không sai. Tôi sinh ra trong một gia đình đặc sệt nông dân giữa vùng trung du bán sơn địa nghèo nàn, hẻo lánh, cách Hà Nội gần 200km. Trước ngày đưa tôi về Hà Nội thi đại học, bố đã vắt óc điều tra mà không tìm ra một người họ hàng dù là xa. Cuối cùng, bố quyết định cứ đến gần địa điểm thi của tôi, thế nào cũng tìm được một phòng trọ rẻ tiền. Buổi sáng trước hôm lên đường, tình cờ bác Hưng, một người bạn đồng ngũ của bố hồi ở chiến trường K đến chơi, biết nỗi lo của hai bố con, bác nhắc bố về một người đồng đội cũ giờ là một doanh nhân lớn ở Hà Nội. Thấy bố tôi ngần ngại, bác Hưng động viên ông không nên ngại, dù giàu có nhưng người bạn cũ vẫn sống rất tình nghĩa, vẫn giữ nguyên chất lính trong người và sẵn sàng giúp đỡ tận tình bất cứ ai nếu đồng đội có lời nhờ vả.
Chú Nghĩa - bố nuôi tôi bây giờ đã nghỉ cả buổi làm việc để ở nhà đón bố con tôi. Năm ấy, dù đã 47 tuổi nhưng nhìn bề ngoài trẻ trung, phong độ tôi thầm nghĩ nếu ra đường người nào có khắt khe cũng chỉ dám đoán chú không quá tuổi băm nhăm. Trong căn biệt thự rộng mênh mông, chú dành hẳn hai phòng cho hai bố con tôi. Ba buổi thi, chú sai anh con trai duy nhất vừa tốt nghiệp đại học nghỉ làm lấy ô tô đưa tôi đi. Thi xong, thấy sự tự tin, chắc chắn của tôi, chú bảo: Thế nào cháu gái tôi cũng đỗ, xuống học đại học thì về nhà chú ở, vừa rộng rãi, thoải mái lại vừa tiết kiệm. Chú kể rằng, hai cô chú ước ao mãi mà không sinh thêm được cô con gái xinh đẹp như tôi. Rồi chú bảo bố tôi: Hay anh cho em nhận con Hà làm con nuôi đi? Dĩ nhiên, chẳng tội gì mà bố tôi từ chối.
Trên đường đưa tôi xuống nhập trường, bố tôi cũng đã thuyết phục tôi về nhà chú Nghĩa ở. Tôi cũng đồng ý với bố rằng chú yêu quý và thực sự muốn tôi về ở cùng, nhưng bất tiện là nhà quá vắng người, mà chú lại chỉ có một người con trai. Sau khi không thuyết phục được tôi ở lại, chú Nghĩa dặn đi dặn lại rằng mỗi cuối tuần nếu không về quê thì phải về nhà chú chơi. Mà cũng chẳng kịp thực hiện lời hứa, ngay chiều thứ Sáu đầu tiên, đích thân chú đã lái xe đến trường đón tôi về. Rồi thành nếp, hầu như tuần nào chú cũng tự động đến đón, nếu tôi không về quê...
Là người sắc sảo và từng trải nên chẳng khó để bố nuôi tôi nhận ra và rất hài lòng vì điều ấy. Và thực sự, tôi cũng xứng đáng với sự tin tưởng của ông, tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại loại giỏi, thông thạo tiếng Anh và tiếng Hàn nên tôi nhanh chóng nắm bắt được công việc và đỡ đần ông rất nhiều. Đối tác nước ngoài không ít lần khen tôi hết lời trước mặt ông, ông tự hào lắm. Cũng có đối tác khen ông có cô thư ký xinh đẹp, hấp dẫn..., ông nghiêm mặt lại.
Ngoài tình cảm bố con, giữa tôi và ông ngày càng gắn bó vì sự ăn ý trong công việc. (Ảnh minh họa)
Ngoài tình cảm bố con, giữa tôi và ông ngày càng gắn bó vì sự ăn ý trong công việc. Đi công tác nước ngoài, bàn bạc chuyện làm ăn với đối tác trên sân golf, kiểm tra các dự án cho tới chuyện đi đêm, "lót tay" quan chức, bất cứ chuyện cơ mật gì, ông cũng cho tôi tham gia. Lần nào đi đâu xa về mà không có tôi đi theo, bao giờ ông cũng có những món quà đắt tiền mà ý nghĩa với đám phụ nữ: Khi thì chiếc váy, chiếc túi xách hàng hiệu (không hiểu sao chiếc nào cũng phù hợp với tôi?), khi thì chai nước hoa sang trọng. Ngắm sự vui mừng của tôi, ông không giấu nổi vẻ hạnh phúc. Cũng có những khi tôi thoáng nhận ra sự khó hiểu trong ánh mắt, trong lời nói xa xôi nào đó của ông. Nhưng sự khó hiểu ấy cũng sớm được khỏa lấp bởi một người đàn ông từng trải, tinh tế như ông.
Ngã vào vòng tay... "bố nuôi"
Cho đến một lần, hai bố con đi công tác Đà Nẵng. Không vào ở khách sạn của công ty, ông đưa tôi vào một resort sang trọng bên bờ biển. Tối hôm ấy, không đi nhậu nhẹt với cấp dưới, tôi và ông về resort ăn cơm. Ông uống rượu vang rất nhiều và cũng nói rất nhiều. Ông kể đủ mọi thứ chuyện, từ chuyện hồi cùng chiến đấu với bố tôi bên chiến trường Campuchia cho tới chuyện gia đình. Lần đầu tiên, tôi mới biết gia đình ông không hạnh phúc. Sau khi sinh người con trai đầu, trong khi ông trở lại chiến trường Campuchia, ở nhà, vợ ông đã ngoại tình với tay bác sĩ đồng nghiệp. Rồi mọi chuyện cũng vỡ lở. Vợ tay bác sĩ đến bệnh viện làm ầm mọi chuyện khiến cả hai phải làm kiểm điểm. Ngày ông quay về, cô ấy đã khóc xin lỗi và đưa tờ đơn ly dị cho ông ký. Vì xót đứa con còn đỏ lẫn thương hại người phụ nữđã trót lầm lỡ và dang dở ở cái thời bấy giờ thì biết dựa vào ai, nuốt nỗi hận trong lòng, ông đã xé tờ đơn và giữ vợ ở lại. Dù hết sức chăm sóc vợ con, nhưng không một lần ông còn chung đụng với vợ...
Ông còn kể rất nhiều, rất nhiều về những khát khao, những mối tình lãng mạn, nhưng thoáng qua hồi bên K vì sự chung thủy với vợ. Hết chai vang thứ hai, đột nhiên ông úp mặt vào hai tay khóc. Lúng túng, tôi chỉ biết giơ tay ra khẽ nắm lấy tay ông bóp nhẹ. Ông đã ngồi với tôi, bên bờ biển, cho tới rất khuya. Và từ lúc nào, tôi đã ngả đầu tựa vào ngực ông. Đêm ấy, tôi đã tự nguyện hiến dâng cho ông, bố nuôi của tôi. Và cho đến bây giờ, tôi cũng không hiểu tại sao đêm đó mình lại quyết định một cách nhẹ nhàng đến vậy?Tình yêu ư, không! Phải thú thật rằng tôi ngưỡng mộ ông, có chút tình cảm với ông, nhưng thực sự không thể coi đó là tình yêu.
Suốt gần một năm qua, hai chúng tôi vẫn duy trì quan hệ tình cảm một cách bí mật trước mọi người. Ở công ty, tôi gọi ông là "Chủ tịch"; ở gia đình tôi gọi ông là "bố" một cách ngọt ngào như trước; chỉ có ở khách sạn, chúng tôi mới gọi nhau là "anh, em". Từ ngày sở hữu tôi, ông kín đáo không thể hiện một chút ghen tuông nào ra mặt nhưng đã khéo léo bao vây, cách ly tôi với mọi đối tượng nguy hiểm tiềm tàng. Mà tôi cũng chẳng để ý người đàn ông nào khác. Một mình ông là quá đủ, thậm chí thừa mứa nữa là đằng khác. Không hiểu sao ông dẻo dai đến vậy. Chúng tôi quan hệ bất cứ lúc nào có thể. Trên ô tô, trong phòng làm việc của ông khi vắng người..., lần nào tôi cũng thỏa mãn.
Nói đúng hơn, tôi cũng chỉ là một mối quan hệ tình cảm bí mật của ông.(Ảnh minh họa)
Cho đến một ngày, tình cờ tôi phát hiện ra bố nuôi tôi, dù là một người đáng kính nhưng hóa ra ông không chỉ có tôi. Nhiều năm trước, ông đã từng có những người phụ nữ khác. Cho đến khi sở hữu tôi, ông vẫn bí mật duy trì mối quan hệ tình cảm với trưởng phòng kinh doanh của một đơn vị thành viên. Người phụ nữ ấy hơn tôi 8 tuổi, đã có chồng và một con trai nhỏ. Hay nói đúng hơn, tôi cũng chỉ là một mối quan hệ tình cảm bí mật của ông. Người tình của tôi hết lời xin lỗi, ông giải thích rằng đã nhiều lần chấm dứt mối quan hệ với người phụ nữ kia, nhưng lần nào cô ta cũng khóc lóc, thậm chí dọa tự tử. Chẳng yêu đương nhưng tôi vẫn cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương và đòi nghỉ việc để vào TP. HCM sinh sống. Để níu giữ, ông Nghĩa đã tác động đến bố đẻ tôi và dĩ nhiên, tôi chẳng thể nào giải thích được lý do bỏ một chỗ làm mơ ước như vậy với ông.
"Chăn dắt" được con trai rửa hận cha
Thế rồi, ý nghĩ trả thù độc ác chợt lóe lên. Và không khó khăn gì, với trí thông minh, sự trẻ trung và nhan sắc của mình, tôi đã "chăn dắt" được con trai ông. Anh đã bỏ cả người yêu - cô bạn học từ thuở THPT để chạy theo tôi. Tôi biết, ông đã tìm mọi cách ngăn cản, nhưng cũng không tìm được một lý do chính đáng để thuyết phục cậu con trai từ bỏ một người vẹn toàn như tôi. Tôi đã hả hê khi chứng kiến sự đau khổ âm thầm của người tình. Chỉ mấy tháng trời mà ông đã già hẳn đi như ông lão sáu mươi. Mái tóc muối tiêu mà tôi khen là ánh kim ngày nào giờ đã bạc trắng. Sự hả hê rồi cũng qua đi khi tôi chợt giật mình, không biết từ lúc nào tôi đã yêu anh, con trai của người tình già mất rồi. Lấy anh, tôi sẽ là kẻ vô đạo đức, đê tiện. Nhưng xa anh, tôi sợ mình không sống nổi. Chỉ nghĩ đến việc một ngày anh xa tôi, trời ơi, tim tôi đã thắt lại.
Theo Phunutoday
Vợ thẳng thừng tuyên bố muốn ly hôn để lấy chồng ngoại quốc Giờ đây, anh mới chợt tỉnh ra, có lẽ 7 năm bên đó, cô đã không còn nhớ gì đến bố con anh nữa. Nước mắt anh rơi, anh ân hận, chỉ vì phút chốc anh quá yếu lòng... Đâu đó, trong cuộc sống này, vẫn có những nỗi đau không nói thành lời. Chỉ là, người ta không ngờ đến, tình mẫu...