Bộ Nông nghiệp nhận định tình hình dịch tả lợn châu Phi năm 2021
Đầu năm 2019, dịch tả lợn châu Phi bùng phát, gây thiệt hại nặng nề cho người sản xuất. Năm 2020, tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, nguy cơ bùng phát trong năm 2021 vẫn còn rất cao.
Nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi trong năm 2021 vẫn rất cao.
Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Phạm Văn Đông cho biết, trong năm 2020, cả nước đã xảy ra 1.589 ổ dịch. Trong đó bao gồm 603 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020, 27 ổ dịch phát sinh mới và 959 ổ dịch tái phát tại 307 huyện thuộc 50 tỉnh, TP. Tổng số lợn tiêu hủy trong năm 2020 là 85.525 con, với tổng trọng lượng khoảng 4.276 tấn.
Hiện nay, cả nước vẫn còn310 xã thuộc 108 huyện của 29 tỉnh, TP có chưa qua dịch tả lợn châu Phi 21 ngày. Tuy nhiên, 96% tổng số xã trên phạm vi cả nước đã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.
Video đang HOT
“Nhìn chung, dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát. Thời gian qua, dịch bệnh chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vì không bảo đảm được điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học…” – ông Phạm Văn Đông cho hay.
Dù dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên Bộ NN&PTNT đánh giá, nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới vẫn là rất cao. Nguyên nhân là bởi đặc điểm của virus dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp. Hiện chưa có thuốc, vaccine phòng bệnh, trong khi tổng đàn lợn có thể tăng cao trong thời gian tới.
Bộ NN&PTNT cũng cho rằng, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nhưng việc đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học chưa thực sự tốt cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi.
Ngoài ra, việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng phục vụ nhu cầu cuối năm cũng như thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, diễn biến phức tạp, cực đoan, mưa lớn, thời gian tới rét đậm, rét hại gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh (đang tồn tại trong môi trường và trên một số đàn vật nuôi) có thể gây bùng phát dịch tả lợn châu Phi…
Hà Tĩnh: 25 xã, phường, thị trấn có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tiếp tục diễn biến phức tạp tại Hà Tĩnh, 25 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thị, thành có ổ dịch chưa qua 21 ngày.
Dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan ra diện rộng tại Hà Tĩnh.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Hà Tĩnh, 25 xã, phường, thị trấn có bệnh dịch chưa qua 21 ngày là: xã Quang Lộc, Xuân Lộc, Mỹ Lộc, Khánh Vĩnh Yên, Trung Lộc (Can Lộc); xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Hà, Cẩm Vịnh, Cẩm Thịnh, Cẩm Dương, Cẩm Duệ, Cẩm Hưng, Cẩm Mỹ, thị trấn Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên); phường Hưng Trí, Kỳ Phương (thị xã Kỳ Anh); xã Đức Liên (Vũ Quang); xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh); phường Văn Yên, xã Thạch Bình, xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh); xã Sơn Trường, Tân Mỹ Hà (Hương Sơn).
Khu vực chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ, lẻ là nơi dễ xẩy ra dịch bệnh vì khó đảm bảo tốt các điều kiện phòng dịch.
DTLCP liên tục bùng phát tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đáp ứng được các yêu cầu phòng dịch, chưa chấp hành đầy đủ công tác phòng dịch... nhất là trong điều kiện thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt.
Thời gian tới, dịch bệnh được dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh khuyến cáo, các địa phương tập trung đồng bộ mọi biện pháp theo hướng dẫn của UBND tỉnh để khoanh vùng, hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh; siết chặt công tác kiểm tra tại khu vực chăn nuôi, khu giết mổ, hoạt động buôn bán ở chợ dân sinh; không khuyến khích các hộ chăn nuôi trong vùng đã xuất hiện dịch và vùng phụ cận tái đàn trong điều kiện hiện nay.
Các địa phương thực hiện tốt công tác khoanh vùng, dập dịch tại chỗ, tránh để xâm nhiễm diện rộng ảnh hưởng tới hoạt động chăn nuôi.
Người chăn nuôi tại các địa phương cần phải quan tâm hơn nữa đến chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, giữ chuồng trại luôn khô thoáng, bổ sung thêm thức ăn chín, giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn lợn.
Hà Nội: Dịch bệnh động vật ổn định, không có diễn biến phức tạp Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội cơ bản ổn định đối với bệnh tai xanh và bệnh lở mồm long móng. Dịch tả lợn Châu Phi chỉ xảy ra lác đác và đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội xử lý, khoanh vùng dập dịch kịp thời....