Bộ Nông nghiệp “gương mẫu” chuyển giao doanh nghiệp về SCIC
Ông Nguyễn Đức Chi – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đánh giá Bộ NN&PTNT đã gương mẫu, đi đầu trong chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ.
Sáng ngày 31/8, Bộ NN&PTNT và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC đã tổ chức Lễ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp là Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Công ty cổ phần và Công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao công nghệ thuỷ lợi về SCIC.
Hai doanh nghiệp này có tổng giá trị vốn chuyển giao theo mệnh giá là 800 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam đã chiếm hơn 792 tỷ đồng, còn Công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao công nghệ thuỷ lợi là doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp phải chuyển giao về SCIC theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi tháng 8/2017.
Bộ NN&PTNT được đánh giá gương mẫu, đi đầu trong xử lý, bàn giao doanh nghiệp về SCIC để tiếp tục cơ cấu lại, thoái vốn nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ.
Địa phương chậm chuyển giao doanh nghiệp, SCIC lo… hết việc để làm
Với 2 doanh nghiệp này thì tính từ đầu năm tới nay, SCIC đã tiếp nhận 7 doanh nghiệp của các bộ, ngành và địa phương – số lượng rất ít theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách bạch quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp với công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành và địa phương.
Việc các bộ, ngành và địa phương chậm chuyển giao doanh nghiệp về SCIC luôn được Tổng công ty này “ca thán” từ nhiều năm qua. Nay với việc tiếp nhận thêm 2 doanh nghiệp này, ông Nguyễn Đức Chi tỏ ra rất vui mừng khi mà trước đó người đứng đầu SCIC từng thông báo: “Nếu các bộ, địa phương chậm chuyển giao doanh nghiệp thì không khéo SCIC sẽ hết việc để làm”.
Do vậy, Chủ tịch SCIC đánh giá Bộ NN&PTNT gương mẫu, đi đầu trong xử lý, bàn giao doanh nghiệp về SCIC để tiếp tục cơ cấu lại, thoái vốn nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ.
“Để có được buổi lễ bàn giao hôm nay là kết quả của sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, sự nỗ lực và tích cực của cán bộ, công nhân viên của Bộ NN&PTNT, cán bộ của 2 doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các Bộ, ngành liên quan và sự chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ”, ông Nguyễn Đức Chi nói.
Ông Chi cũng cho biết thêm: “Với hơn 11 năm hình thành và phát triển, SCIC đã thực hiện thoái vốn tại hơn 1.000 doanh nghiệp nên có nhiều kinh nghiệp và tính chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp và các Bộ cứ yên tâm khi chuyển giao DN về với SCIC. Mục tiêu của chúng tôi nhất quán là ổn định DN, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại DN”.
Video đang HOT
Ông Phạm Quang Hiển – Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết ngày 17/8 mới đây, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7836 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo Bộ chuyển giao 2 DN trên về SCIC. Sau đó, các cơ quan của Bộ phối hợp chặt chẽ, cùng với SCIC, đặc biệt là những người đại diện phần vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp để tập trung rà soát hồ sơ, số liệu pháp lý theo đúng quy định.
Quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam đã được chuyển giao về SCIC. Ảnh minh họa: I.T
Hai doanh nghiệp này đã cổ phần hoá cách đây 3 năm, tuy nhiên do gặp khó khăn trong xác định giá trị phần vốn nhà nước còn lại tại doanh nghiệp và gặp nhiều thay đổi trong phương án thoái vốn nên chậm chuyển giao về SCIC. Tuy nhiên, lãnh đạo 2 doanh nghiệp đã nỗ lực bảo toàn được đồng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
“Chúng tôi tin tưởng khi DN về SCIC sẽ cơ cấu lại DN để phát triển mạnh mẽ hơn nữa”, ông Hiển nói.
Ì ạch chuyển giao, Thủ tướng phải hối thúc
Cơ sở pháp lý về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC đã đầy đủ. Đó là Nghị quyết 60/2018/QH14 của Quốc hội yêu cầu khẩn trương bàn giao phần vốn nhà nước về cơ quan có thẩm quyền được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Nghị định 147/2017/NĐ-CP quy định, SCIC thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp.
Quyết định 1232/QĐ-TTg yêu cầu nghiêm túc thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC. Thông tư 118/2014/TT-BTC đã hướng dẫn cụ thể việc chuyển giao doanh nghiệp về SCIC, thậm chí, Thủ tướng Chính phủ phải ban hành Công văn 4918/VPCP-ĐMDN hối thúc việc bàn giao doanh nghiệp. Trước đó vào năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 03/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN về SCIC.
Đặc biệt, Nghị định 147/2017/NĐ-CP đã quy định, SCIC thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước (không bao gồm công ty nông, lâm nghiệp; doanh nghiệp hoạt động chủ yếu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; công ty xổ số kiến thiết và một số doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) tại công ty TNHH, công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập trực thuộc bộ ngành, UBND cấp tỉnh; công ty liên doanh có vốn góp nhà nước do bộ, ngành, UBND cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu.
Đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các trường hợp khác, việc chuyển giao thực hiện theo Quyết định hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng phải hối thúc việc bàn giao doanh nghiệp
Tại Nghị định số 151/2013/NĐ-CP, Chính phủ đã quyết chuyển 234 DN do các bộ và địa phương làm đại diện vốn nhà nước tại DN này về SCIC. Nhưng đến tháng 2/2017, vẫn còn tới 173 DN chưa chuyển giao. Tới tháng 8/2017 tại Quyết định 1232/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định 6 bộ và 16 địa phương phải chuyển giao 62 DN về SCIC theo lộ trình: Năm 2017 giao 4 DN; năm 2018 chuyển giao 55 DN về SCIC; năm 2019 chuyển giao 3 DN.
Nhưng theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 6/2018, SCIC mới tiếp nhận được 34 DN trong đó 24 DN chuyển giao theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg và 10 DN chuyển giao theo Nghị định số 151/2013/NĐ-CP.
Nỗ lực thông tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dịp Quốc khánh 2/9
Chủ đầu tư dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho biết, hiện khối lượng công việc để hoàn thành toàn bộ dự án đã gần xong. Các công tác làm nguội, rửa đường... đang khẩn trương để thông xe toàn tuyến vào dịp Quốc khánh 2/9 đến.
Sáng 30/8, chủ đầu tư dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã tổ chức họp báo thông báo sẽ thông xe toàn tuyến dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào dịp Quốc khánh 2/9 năm nay.
VEC họp báo công bố thông tin thông xe tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nhân dịp Quốc khánh 2/9/2018
Ông Trần Văn Tám - Tổng Giám đốc VEC - cho biết, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là dự án trọng điểm quốc gia, là dự án đường bộ cao tốc đầu tiên của khu vực miền Trung do VEC làm chủ đầu tư, quản lý khai thác.
"Việc hoàn thành và đưa dự án vào khai thác không chỉ góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam mà quan trọng hơn là đánh thức tiềm năng, thúc đẩy liên kết giao thương và phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây tuyến đường từ TP Đà Nẵng qua các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi", ông Trần Văn Tám cho biết.
Tuyến cao tốc Tam Kỳ - Quảng Ngãi đã hoàn thiện tuyến chính
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được khởi công ngày 19/5/2013 đi qua các tỉnh, thành Đà Nẵng (7,9km), Quảng Nam (91,2km) và Quảng Ngãi (40,1km). Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 139km; trong đó tuyến cao tốc có chiều dài hơn 131km, đoạn nối tuyến cao tốc với QL1A có chiều dài 7,7km.
Dự án được chia thành 13 gói thầu xây lắp chính với tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) tương đương hơn 34,5 nghìn tỉ đồng; trong đó vốn vay của Ngân hàng thế giới hơn 12,4 nghìn tỉ đồng và vốn vay của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hơn 16,7 nghìn tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Nhà nước.
Xe múc đang khẩn trương hoàn thiện lề đường
Tháng 8/2017, đoạn tuyến hợp phần (vốn vay của JICA) từ Km0 00 đến Km65 000 (từ Túy Loan, Đà Nẵng vào TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã được thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác. Sau hơn 1 năm vận hành, tuyến đã phục vụ 720 nghìn lượt phương tiện an toàn và thông suốt. Đoạn tuyến từ TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đến Quảng Ngãi sẽ được thông xe vào dịp Quốc khánh 2/9/2018.
Chủ đầu tư cho biết, sau khi thông xe kỹ thuật sẽ đưa vào vận hành ngay vì mọi việc đã hoàn thành để vận hành an toàn tuyến cao tốc. Nếu không đưa vào vận hành ngay sẽ gây lãng phí đoạn tuyến từ Đà Nẵng vào Tam Kỳ, nhất là phải nhanh chóng thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước.
Các công nhân vệ sinh mặt đường
VEC cũng công bố mức thu phí trên toàn tuyến cho từng loại xe. Theo đó, xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt công cộng có mức thu từ 20-180 ngàn đồng tùy theo đoạn đường sử dụng. Xe tải từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng container 40 feet mức phí từ 80-790 ngàn đồng tùy theo chặng đường sử dụng.
Theo quan sát của PV, sáng 30/8, trên tuyến từ TP Tam Kỳ vào Quảng Ngãi, nhiều tốp công nhân đang khẩn trương dọn dẹp vệ sinh mặt đường, hoàn thiện những phần việc cuối cùng để đảm bảo thông xe vào ngày 2/9 này.
Hiện hộ lan can mềm trên toàn tuyến đã được đóng, đảm bảo không cho xe máy, xe đạp hay súc vật có thể di chuyển tự do trên tuyến. Tuy nhiên, hiện hàng rào ngăn trâu, bò, gia súc trong hành lang tuyến mới chỉ hoàn thành 85km. Đại diện chủ đầu tư cho biết, khoảng 50km còn lại sẽ được rào lại hết từ nay đến ngày 31/10/2018.
Về xử lý những tồn tại trên tuyến cao tốc mà Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chỉ ra khi đi kiểm tra tuyến vào ngày 2/8, ông Trần Văn Tám cho biết, hiện công tác khắc phục đã hoàn chỉnh và ngày 28/8, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã kiểm tra và chứng nhận để thông xe.
C.Bính
Theo Dantri
Nỗ lực để 15h chiều nay thông tuyến đường sắt ở ga Núi Thành Sáng 27/5, lực lượng chức năng ngành đường sắt đang nỗ lực, khẩn trương khắc phục hậu quả của vụ "đối đầu" giữa 2 tàu chở hàng xảy ra tại ga Núi Thành, Quảng Nam vào chiều 26/5. Đến 9h cùng ngày, các lực lượng tại chỗ đã dùng 2 cẩu chuyên dụng để cẩu đầu máy của hai toa tàu chở hàng...