Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về ‘điểm nóng’ phá rừng ở Kon Tum
Ngày 4/5, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đã ký văn bản báo cáo Thủ tướng liên quan đến “điểm nóng” về phá rừng ở Kon Tum.
Bộ NN&PTTN cho biết, theo đạo của Thủ tướng, từ ngày 30/4 đến ngày 2/5, Bộ đã đoàn công tác đến làm việc với UBND tỉnh Kon Tum và khảo sát một số khu vực tại thực địa liên quan đến phá rừng ở địa phương này.
Theo Bộ NN&PTNT, sau khi Đài Truyền hình Việt Nam phản ánh (ngày 28/9), Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum đã yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh này thành lập chuyên án để điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, khẩn trương hoàn tất điều tra, xử lý vụ án phá rừng (đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can) tại thôn Đắk Manh 1, xã Đắk Rơ Nga, huyện Đắk Tô.
Cùng đó, Công an Kon Tum khẩn trương điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với vụ việc phá rừng tại các huyện Kon Rẫy, Đắk Glei theo thông tin phản ánh…
Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, kết quả kiểm tra ban đầu tính đến ngày 30/4/2020, các lực lượng chức năng chưa phát hiện tình trạng khai thác rừng trái pháp luật tại các điểm nóng hoặc các bãi tập kết gỗ như thông tin Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin. Hiện các đoàn công tác tiếp tục điều tra, rà soát tại thực địa, dự kiến sẽ có báo cáo vào ngày 5/5/2020.
Theo Bộ NN&PTNT, trong quá trình thực hiện các ngành chức năng cần điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, không có vùng cấm. Các lực lượng chức năng phải tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với từng tổ chức, cá nhân có liên quan để xẩy ra ra tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra trên địa bàn quản lý nhưng không phát hiện, xử lý kịp thời.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Kon Tum mới đây, Bộ NN&PTNT cũng giao Sở NN&PTNT chủ trì, lập các đoàn liên ngành đồng loạt kiểm tra hoạt động mua bán, kinh doanh, chế biến lâm sản của các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong quá trình kiểm tra đảm bảo kiểm tra toàn diện việc truy xuất, nguồn gốc lâm sản; quản lý hóa đơn, hồ sơ lâm sản, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.
Bộ NN&PTNT cũng đề nghị lực lượng Công an vào cuộc quyết liệt, ngay từ đầu trong việc điều tra, xử lý đối tượng vi phạm.
Các vụ việc đã khởi tố phải quyết liệt điều tra đến cùng, đưa ra xét xử sớm, công khai tại địa bàn xảy ra vi phạm để giáo dục, răn đe phòng ngừa chung; rà soát, thống kê và có biện pháp xử lý triệt để tình trạng xe độ chế lưu hành trên địa bàn tỉnh.
Bộ NN&PTNT đề nghị tỉnh Kon Tum chỉ đạo triển khai xây dựng phương án toàn diện về bảo vệ phát triển rừng, cần xác định rõ các vấn đề nổi cộm, các điểm nóng chặt phá rừng để xử lý triệt để, khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm, đúng trách nhiệm.
Theo Bộ NN&PTNT cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2020, Kon Tum đã phát hiện và xử lý 150 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, tổng khối lượng gỗ vi phạm là gần 580 m3.
So với cùng kỳ năm 2019 số vụ vi phạm giảm 91 vụ (tương ứng 37,8%), khối lượng gỗ vi phạm giảm 967m3 (tương ứng 62,5%), đã xử phạt vi phạm hành chính 114 vụ, khởi tố hình sự 9 vụ, đã xét xử 1 vụ với 4 bị cáo, tổng số hình phạt cho các bị cáo là 55 tháng tù giam.
Trước đó, nhóm PV Tiền Phong đã có nhiều loạt bài phản án tình trạng phá rừng rúng động ở Tây Nguyên như: Rừng bị thảm sát, gỗ lậu về đâu: Sẽ kỷ luật kiểm lâm, kiểm tra cây rừng cổ thụ về phố; Xem tư dinh quan chức làm mất rừng sở hữu ‘kiệt tác’ gỗ đồ sộ; Tận thấy những tư dinh gỗ xa hoa của quan chức; Vào nơi ‘lâm tặc’ lộng hành như rừng vô chủ…
Ngay sau đó, ngày 23/3, Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề nghị 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) xử lý nghiêm các vụ phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn những địa phương này.
Trả lời PV Tiền Phong, một lãnh đạo bộ này cho biết: “Chúng tôi đã nắm được thông tin mà báo Tiền Phong cũng như một số cơ quan báo chí thời gian qua phản ánh về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật ở các tỉnh Tây Nguyên”.
Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các tỉnh Tây Nguyên thực hiện nghiêm Chỉ thị 13 của Ban Bí thư, Nghị quyết 71 của Chính phủ, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án phá rừng trên địa bàn; đồng thời, chủ động xử lý có hiệu quả công tác phòng chữa cháy rừng nhằm hạn chế mất rừng.
Kon Tum chỉ đạo công an lập chuyên án xử lý nạn phá rừng
Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum chỉ đạo Công an tỉnh Kon Tum thành lập chuyên án để điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng liên quan đến vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép xảy ra tại 3 huyện Đăk Tô, Kon Rẫy và Đăk Glei.
Ngày 1/5, UBND tỉnh Kon Tum đã có báo cáo nhanh "Về công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua và công tác chỉ đạo xử lý nội dung phản ánh trên báo chí" gửi Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Công an tỉnh và các ngành, địa phương liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh.
Một vụ khai thác gỗ trái phép được phát hiện tại huyện Đăk Tô đã bị khởi tố.
Theo UBND tỉnh Kon Tum, tối 28/4, sau khi có thông tin phản ánh "về tình trạng khai thác, vận chuyển và mua bán lâm sản trái phép diễn ra tại 3 huyện Đăk Tô, Kon Rẫy và Đăk Glei", Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum đã triệu tập cuộc họp khẩn, chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc. Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum yêu cầu xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, trước hết, yêu cầu Công an tỉnh thành lập chuyên án để điều tra.
Như báo chí đã phản ánh, trên địa bàn 3 huyện Đăk Tô, Kon Rẫy và Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đã xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển và mua bán gỗ trái phép. Người dân không dám tố cáo vì bị đe dọa. Nhóm phóng viên phải đưa người dẫn đường và gia đình đến nơi khác để đảm bảo an toàn. Về các vấn đề này, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các ban ngành khẩn trương vào cuộc, đặc biệt là yêu cầu cơ quan công an thành lập chuyên án điều tra làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Kon Tum, thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng được tỉnh rất quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng phá rừng trái phép. Trong 4 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 150 vụ vi phạm Luật lâm nghiệp, đã xử lý 125 vụ (trong đó, xử lý hành chính 114 vụ, khởi tố vụ án hình sự 9 vụ).
Vụ việc mới nhất là xử lý khai thác rừng trái phép tại xã Đăk Rơ Nga (huyện Đăk Tô), cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố 13 đối tượng.
Chiều 1/5, trao đổi với Dân Việt, ông Võ Văn Lương - Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành đi xác minh thông tin và kiểm tra toàn bộ hoạt động của các xưởng gỗ trên địa bàn. Theo chỉ đạo của tỉnh, huyện đã triển khai quyết liệt, khẩn trương làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.
Hiện, vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tiến hành điều tra, xác minh thêm.
Nóng trong tuần: Bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cùng 6 đồng phạm Bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cùng 6 đồng phạm; Thủ tướng ra Chỉ thị mới, rút ngắn khoảng cách an toàn xuống còn 1m;... là những tin tức đáng chú ý tuần qua. Bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cùng 6 đồng phạm Ngày 22/4, Cơ quan Cảnh...