Bố nông dân nuôi con gái học RMIT gây sốt mạng: Có học kỳ phải bán 3 con bò
Video đôi chân lấm lem của ông Trần Văn Lộc, người bố nông dân ở Lâm Đồng nuôi con gái Trần Thị Ái Vi học RMIT, đang gây sốt mạng xã hội vì câu chuyện xúc động phía sau.
Video đôi chân của bố nhận “bão like”
Một đoạn video ghi lại hình ảnh đôi chân lấm lem bùn đất của ông Trần Văn Lộc (SN 1971), nông dân tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), đang lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội gần đây.
Video được đăng tải bởi con gái ông là Trần Thị Ái Vi (SN 1997), kèm theo những dòng chia sẻ đầy tự hào: “Đây là bàn chân của bố tôi mỗi ngày, bộ đồ bố mặc mỗi ngày. Nhìn vậy thì cũng không ai nghĩ bố từng nuôi mình học đại học RMIT luôn. Vì bố mình vất vả như vậy nên đừng hỏi tại sao lúc nào cũng thấy mình làm việc, cày ngày cày đêm nha. Ham làm việc là cái máu, truyền từ bố sang con”.
Sau khi được chia sẻ, video nhanh chóng thu hút hàng ngàn lượt thích, chia sẻ và bình luận. Cộng đồng mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ hình ảnh giản dị của ông Lộc với đôi chân trần đứng trong vườn hoa và nụ cười hiền hậu, hết lòng vì con cái.
Hình ảnh đôi chân lấm lem của ông Lộc được con gái chia sẻ trên mạng xã hội (Ảnh: Chụp màn hình).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, chị Ái Vi cho biết cha mình chỉ là một người nông dân thuần túy tại Lâm Đồng, chỉ học hết lớp 5 rồi phải nghỉ học để phụ giúp ông ngoại chăn bò và làm nhiều việc khác kiếm sống. Thế nhưng, ông luôn mong muốn con mình được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất. Chính vì vậy, ông luôn chăm chỉ làm việc từ sáng đến tối.
“5h bố dậy rửa chén, lau nhà, pha trà, sau đó ra vườn làm đến tận 18h. Tối bố về ăn cơm, trốn mẹ đi nhậu một tiếng, rồi bị càm ràm xong mới đi ngủ”, chị hài hước chia sẻ.
Video đang HOT
Câu chuyện càng gây chú ý hơn khi chị Vi tiết lộ, dù quần áo sờn bạc, đôi chân thường xuyên lấm lem bùn đất nhưng chính bố đã nuôi lớn chị và đưa chị đến với Trường Đại học RMIT – ngôi trường quốc tế nổi tiếng với mức học phí cao.
“Con thích thì cứ học, không đủ tiền thì bán đất”
“Nhà tôi không khá giả gì đâu. Bố tôi làm nông dân, trồng hoa và chăn nuôi. Hồi đó, mỗi lần đóng học phí, bố phải bán vài con bò. Tôi nghĩ chắc tôi là sinh viên nghèo nhất RMIT rồi”, chị Vi nói.
Chị cũng tiết lộ, quyết định cho chị học trường quốc tế cũng được bố đưa ra trong một lần tình cờ. “Hồi đó, bố thấy tôi đang mở hình của một người bạn học tại đây. Bố hỏi trường nào mà đẹp vậy, tôi bảo đây là trường quốc tế, học phí đắt lắm. Thế là bố tuyên bố ngay: “Con thích thì cứ học, bố lo được, không đủ tiền thì bán đất”".
Dù không phải bán đất như lời tuyên bố, ông Lộc lần lượt bán từng con bò để con gái được học hành đến nơi đến chốn. Với ông, đầu tư vào giáo dục là điều không bao giờ tiếc.
Chị Ái Vi luôn tự hào khi bố là một người nông dân chân chất (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Theo lời kể của chị Vi, thời điểm chị học RMIT, mỗi môn học có mức học phí trên dưới 29 triệu đồng, mỗi học kỳ cần đóng khoảng 3 môn. Như vậy, chi phí rơi vào khoảng 90 triệu đồng. Để có số tiền này, ông Lộc phải bán 3 con bò.
“Tôi không được học nhiều nên thấy con ham học thì rất mừng. Miễn là con muốn học, tôi luôn sẵn sàng lo cho con”, ông Lộc chia sẻ.
Dù được bố hết lòng ủng hộ, chị Vi không ỷ lại. Trong thời gian học đại học, chị làm thêm nhiều công việc cùng lúc, từ gia sư đến thực tập sinh marketing, để tự lo chi phí sinh hoạt bởi bố luôn căn dặn chị phải sống tử tế, kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình và không được làm điều gì để phải hổ thẹn với lương tâm.
Sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại, chị Vi nhận được học bổng 50% chương trình Thạc sĩ ngành Thương mại Quốc tế của trường. Chị Vi tiết lộ, một trong những yếu tố giúp chị giành được học bổng chính là câu chuyện về ước mơ của bố.
Cố gắng học, đem kiến thức thu nhận được về giúp gia đình là cách chị Ái Vi báo hiếu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trong bài luận xin học bổng, chị viết: “Bố tôi là nông dân trồng hoa, gia đình nghèo nên không có điều kiện học cao nhưng bố đã dành hết những gì bố có để đầu tư cho tôi đi học. Vì vậy, tôi muốn học những kiến thức này để thực hiện ước mơ của bố là xuất khẩu nông nghiệp”.
Nói về con gái, ông Lộc không giấu được niềm vui. “Tôi rất tự hào về con gái. Con không phụ giúp nhiều trong việc trồng trọt nhưng tôi thấy con vui vẻ, hạnh phúc với cuộc sống của mình thì cũng mãn nguyện rồi. Tôi cũng không muốn dành lời khen gì cho con, khen nhiều sẽ sinh ra tự mãn là điều không hay”, ông Lộc bày tỏ.
Bí mật quan sát hành động ông nội với cháu lúc 8h tối, người mẹ không tin vào mắt mình
Người mẹ vô cùng bất ngờ trước những thay đổi của con gái.
Trịnh Thu là một phụ huynh tại Trung Quốc. Vì công việc của 2 vợ chồng bận rộn, nên cô thường xuyên nhờ ông bà đón cô con gái 4 tuổi tên Tiểu Thanh đi học về. Nhiều khi 2 vợ chồng đi làm về muộn, họ cũng nhờ ông bà cho cháu gái ăn uống, tắm rửa.
Bẵng đi một thời gian kể từ thời điểm nhờ ông bà săn sóc con phụ huynh, chị bắt đầu thấy những dấu hiệu thay đổi ở con gái. Theo đó, vào buổi tối, cô bé thường xuyên yêu cầu mẹ đọc truyện cho mình nghe. Đáng nói trước đó, con không hề đòi hỏi bố mẹ như vậy. Đương nhiên, đây là một thói quen tốt nên ngay hôm sau chị đã đi mua một tập truyện ngắn của trẻ con về để đọc cho con nghe.
Tuy nhiên, Trịnh Thu vẫn thắc mắc tại sao con có thói quen như vậy. Vậy nên trong một lần ở cùng con, chị đã hỏi: "Tiểu Thanh à, sao dạo này con thích nghe mẹ đọc sách vậy?".
Cô bé đáp: "Ông nội hay kể chuyện cho con nghe lắm. Con thích nghe chuyện ông nội kể".
Nghe thấy vậy, người mẹ rất bất ngờ. Ngày hôm sau đến đón con ở nhà ông bà vào lúc 8h tối, vì đi làm về muộn nên chị đã nhờ ông bà cho con ăn trước. Sau khi ăn xong, 2 ông cháu lên sofa ngồi rồi ông kể chuyện cho cháu nghe. Cô bé chăm chú nghe theo những lời ông kể. Sau khi kể xong, ông còn rút ra bài học cho Tiểu Thanh: "Con phải vâng lời ông bà, cha mẹ nghe chưa? Mỗi lần đi đâu về, thấy người lớn phải khoanh tay lễ phép chào hỏi. Thì đấy mới là đứa trẻ ngoan". Trước lời căn dặn của ông, cô bé nhẹ nhàng nói: "Vâng ạ".
Ảnh minh họa
Từ câu chuyện trên có thể thấy, người ông có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và gắn kết cảm xúc với cháu. Ông không chỉ là người trụ cột, mang theo bao kinh nghiệm sống của người đàn ông đi qua bao thăng trầm của cuộc đời, mà còn là người thầy, người bạn đồng hành cùng với con cháu trên con đường học vấn và hình thành những giá trị đạo đức.
Bằng chính những kinh nghiệm sống đầy mình, người ông thường xuyên trở thành nguồn cảm hứng cho các cháu qua những câu chuyện lịch sử gia đình, những trò chơi dân gian, hay những bài học đạo đức đơn giản nhưng sâu sắc. Qua đó, cháu không chỉ học được cách trân trọng quá khứ mà còn biết ơn những hy sinh của ông bà, từ đó hình thành nên tình cảm gia đình mật thiết.
Vị thế của người ông trong việc giáo dục cháu còn thể hiện ở việc đặt nền móng cho sự tự lập và mạnh mẽ. Ông thường là người khuyến khích cháu thử thách bản thân, vượt qua mọi khó khăn và không ngại thất bại. Việc này giúp cho các cháu phát triển tính kiên nhẫn, lòng dũng cảm, và khả năng đứng dậy từ nỗi đau.
Ngoài ra, người ông còn là người giáo dục cháu về những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc. Qua từng lễ hội, ngày tết, ông không chỉ kể cho cháu nghe về nguồn gốc, mà còn hướng dẫn cháu cách thức tổ chức và tham gia. Điều này giúp cháu học hỏi và gìn giữ được những giá trị văn hóa phong phú.
Trong mắt các cháu, người ông là người hùng, là người bạn đồng hành trong từng trò chơi, và cả là người truyền cảm hứng, khơi gợi niềm tin yêu vào cuộc sống. Tình cảm mà ông dành cho cháu không chỉ dừng lại ở những lời nói hay hành động chiều chuộng, mà còn là sự quan tâm sâu sắc, bao bọc cháu trong vòng tay yêu thương mà không làm mất đi bài học về sự độc lập và tự trọng.
Cuộc sống có thể thay đổi từng ngày, nhưng vai trò của người ông trong việc giáo dục và gắn kết tình cảm với cháu vẫn luôn vững chắc. Ông không chỉ là người truyền đạt tri thức, mà còn là hình mẫu để cháu noi theo. Những điều ông dạy bảo, chắc chắn sẽ trở thành hành trang vô giá cho cháu trên con đường đời.
Cuối năm tăng ca không về quê đón Tết, con gái xem camera rồi rưng rưng nước mắt khi thấy cha làm 1 việc Camera ghi lại cảnh tượng khiến nhiều người đau lòng. Khi cha mẹ bước sang tuổi xế chiều, sự hiếu thảo sẽ được thể hiện qua việc con cái bầu bạn và đồng hành cùng cha mẹ. Tuy nhiên, thực tế nhiều người con vì gánh nặng cuộc sống mà không thể thường xuyên ở bên cạnh cha mẹ. Thậm chí, có những...