Bộ Nội vụ tuyển 500 tri thức trẻ về xã đặc biệt khó khăn
Bộ Nội vụ vừa thông báo tuyển 500 tri thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 – 2010. Đối tượng tham gia tuyển chọn phải tốt nghiệp đại học và dưới 30 tuổi.
Theo thông báo của Bộ Nội vụ, số lượng tri thức trẻ tình nguyện cần tuyển chọn là 500 người để bố trí làm công việc của công chức cấp xã. Các tri thức trẻ được tuyển về tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 – 2020.
Thế hệ trẻ đang góp sức thay đổi kinh tế – xã hội nhiều vùng nông thôn, miền núi (Ảnh minh họa)
Bộ Nội vụ cho biết, tuyển chọn theo hình thức xét kết quả học tập và phỏng vấn trực tiếp ứng viên về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã.
Ứng viên tham gia tuyển chọn phải dưới 30 tuổi (tính đến tháng 5/2014), có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu chuyên môn đối với từng chức danh công chức cấp xã.
Cụ thể, chức danh Văn phòng – Thống kê tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: Pháp luật, thống kê, toán học, công nghệ thông tin, quản trị văn phòng, lưu trữ học, triết học, văn học, tổ chức và nhân sự, quản lý công của các trường đại học chuyên ngành trong nước và ngoài nước.
Chức danh Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và môi trường tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: Quản lý đất đai (địa chính), nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng, quản lý xây dựng, kiến trúc và quy hoạch, giao thông, khoa học môi trường; quản lý đô thị, nông thôn của các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước.
Chức danh Tài chính – Kế toán tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế của các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Chức danh Tư pháp – Hộ tịch tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: pháp luật, an ninh, quốc phòng, thanh tra của các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước.
Chức danh Văn hóa – Xã hội tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: Văn hóa Việt Nam, quản lý văn hóa, quản lý xã hội; xã hội học, công tác xã hội, lao động xã hội, quản lý lao động, bảo hiểm, thể dục – thể thao của các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước.
Người dự tuyển phải có đơn tình nguyện đến công tác tại xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi trong thời gian tối thiểu 5 năm.
Quang Phong
Theo Dantri
Lương thấp, chỉ tuyển được người yếu ngồi làm chính sách
Bộ trưởng Y tế than, với tình hình lương bổng hiện nay, chỉ tuyển được những người yếu vào làm chính sách. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu khai thác thêm đội ngũ chuyên gia vì "lấy cho đủ số người làm cứng thì biên chế không chịu nổi"...
Ngày 20/3, Chính phủ tổ chức phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Báo cáo tình hình soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ Quý I năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: Trong Quý này, các Bộ phải trình Chính phủ 10 dự án luật, đồng thời phối hợp chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua 9 dự án và cho ý kiến 15 dự án luật.
Nhiệm vụ trong Quý II, các Bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ cho ý kiến 12 dự án luật. Bộ trưởng cũng lưu ý, trong Quý II, với nhiệm vụ quan trọng là triển khai thi hành Hiến pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần thực hiện lập và công bố danh mục các quy định, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành trình cấp có thẩm quyền ban hành có nội dung trái với các quy định của Hiến pháp.
Một bất cập được Bộ trưởng Tư pháp nhắc lại là mặc dù các bộ, cơ quan ngang bộ đã có cố gắng, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhưng tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết vẫn chưa có chuyển biến. Đặc biệt, tình trạng chậm ban hành, nợ đọng văn bản gia tăng, chất lượng một số văn bản chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do các bộ, cơ quan ngang bộ phải xây dựng, ban hành số lượng lớn văn bản. Trong khi đó, nhiều bộ, cơ quan ngang bộ chưa quyết liệt trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc tiến độ xây dựng luật về lập Hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, theo yêu cầu, quý I/2014, Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ ngành cần ban hành 90 văn bản quy định chi tiết (44 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng và Chính phủ, 46 văn bản thuộc thẩm quyền của các Bộ). Trong số đó, có 58 văn bản nợ từ 2013 chuyển sang, 32 văn bản mới phát sinh..
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "thúc" tiến độ làm luật về lập Hội. "Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do lập hội theo quy định của pháp luật, do đó cần ban hành luật để thi hành Hiến pháp. Nhưng trên thực tế, chưa có luật mà hội đã ra quá trời, Bộ Nội vụ cần xem lại các nghị định hiện hành về quản lý hội" - Thủ tướng nói.
"Quí I như vậy, chúng ta làm quá chậm, Thủ tướng và Chính phủ mới làm được 13/44 văn bản, các Bộ cũng mới xong được 7/46 văn bản. Lý do nêu ra thì nhiều, trong đó có cả nguyên nhân nghỉ Tết kéo dài. Nói như vậy có phải chúng ta làm chưa kiên quyết?" - Thủ tướng đặt câu hỏi.
Góp giải pháp để giải quyết tình trạng nợ đọng văn bản, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phân tích, luật và pháp lệnh đều là theo chương trình của QH nên khó giảm, nhưng nghị định, thông tư thì có thể. Nếu trong xây dựng luật, QH chia sẻ trách nhiệm, làm luật chất lượng sẽ hạn chế được những quy định giao Chính phủ soạn thảo.
Chiến lược, quy hoạch của các bộ cũng chỉ nên trình Chính phủ những cái chung, tổng thể chứ không nên cái gì cụ thể cũng phải trình. "Tôi yêu cầu như vậy thì người ta bảo là nếu bộ tự làm không trình Chính phủ phê duyệt thì không có tiền đâu" - Bộ trưởng Y tế chia sẻ và đề nghị Chính phủ cho phép bộ tự quyết các chiến lược, quy hoạch cụ thể đồng thời thừa nhận tính pháp lý và cấp kinh phí.
Thông tư, cụ thể hóa nghị định và đáp ứng nhu cầu thực tiễn, cũng là việc nặng, theo bà Tiến, vì vậy giảm đầu vào là giải pháp đầu tiên.
Những khó khăn với công tác làm luật có cả vấn đề kinh phí và nhân lực. Nữ Bộ trưởng Y tế "than", bộ phận pháp chế biên chế quá thấp. Các bộ ngành, đơn vị đầu não, một người lo một kho người làm nhưng đụng đến việc gì cũng không xin thêm biên chế được. Trong khi biên chế ở các đơn vị sự nghiệp thừa mà không ai muốn lấy vì đã khoán tự chủ tài chính.
"Biên chế của những người làm chính sách ở bộ cũng phải là người giỏi, chứ với tình hình lương và hợp đồng hiện nay, chỉ tuyển được những người yếu" - bà Tiến thẳng thắn nói.
Theo Bộ trưởng Y tế, biên chế cần giảm cho đúng chỗ, không nên giảm ở những bộ phận hoạch định chính sách cho đất nước.
Chia sẻ ý kiến của Bộ trưởng Y tế về gánh nặng trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý, khó có những luật không cần hướng dẫn, vì cuộc sống còn vận động, mỗi nơi lại có điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
Còn vấn đề kinh phí, theo Thủ tướng, Bộ Tài chính tính toán cấp đủ theo nhiệm vụ, căn cứ số lượng văn bản các bộ phải làm. Thủ tướng khẳng định: "Đất nước còn nghèo thật, nhưng không thể nói thiếu kinh phí không làm được luật, nghị định, thông tư".
Vấn đề nhân lực, Thủ tướng cho rằng, "nói không đủ thì vô cùng" vì "một năm mỗi bộ làm một luật, vài nghị định, thì nòng cốt là bộ phận pháp chế, bên cạnh đó mời thêm chuyên gia có thù lao, tổ chức hội thảo thực chất... chứ lấy cho đủ người làm cứng thì biên chế không chịu nổi đâu".
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đề nghị bổ sung vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2015 của Chính phủ kế hoạch sửa toàn diện luật Phòng chống tham nhũng (vừa sửa đổi bổ sung một số điều năm 2012) và luật Thanh tra (ban hành năm 2010). Đồng tình với đánh giá về tầm quan trọng của các luật này, đặc biệt là luật Phòng chống tham nhũng nhưng Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường e rằng khó đưa hai luật này vào chương trình 2015. Ông Cường cho biết, chương trình năm 2015 đã rất nặng với 38 luật, pháp lệnh cần xây dựng. Nếu Chính phủ đề nghị được Quốc hội họp thêm một kỳ bất thường nữa thì mới có thể đưa thêm 2 luật này vào chương trình.
P.Thảo
Theo Dantri
Một cái vỗ vai, một lời nói nhỏ... cũng làm "lệch" quan tòa! "Hoạt động xét xử của tòa án ở các địa phương, không nơi nào là không có sự tác động nhưng sự tác động rất khó chứng minh, chủ yếu chỉ là một cái vỗ vai, một lời nói nhỏ" - Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Sơn bộc bạch. Phiên họp toàn thể lần thứ 10 của UB Tư pháp của...