Bộ Nội vụ thử giải pháp “chặn” tiêu cực thi công chức
“Vẫn còn quá sớm để khẳng định thi trắc nghiệm trên máy tính để tuyển công chức là một hình mẫu nhưng thí sinh dù trúng tuyển hay không đều hài lòng vì cảm nhận được sự công bằng, minh bạch” – Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình trao đổi.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình đăng đàn trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời tối 24/3 khi dư luận về vấn đề tiêu cực, chạy công chức đang làm nóng các diễn đàn thời gian qua.
Trao đổi về Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2012, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, Bộ hướng tới mục tiêu xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.
Đề án đặt ra 8 mục tiêu cụ thể, trong đó có việc, đến 2015 xây dựng được 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức, nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, thi nâng ngạch công chức.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: “Việc thi tuyển công chức những năm gần đây còn không ít hạn chế, tồn tại”.
Trước vấn đề dư luận đặt ra, cả nước có khoảng 2,8 triệu công chức nhưng có thông tin cho rằng đang có tới 30% trong số này hoạt động không hiệu quả và tình trạng “chạy công chức” vẫn diễn ra công khai, Bộ trưởng Nội vụ thừa nhận, trong những năm gần đây, việc tổ chức thi tuyển công chức đã từng bước được đôi mới, cải tiên, đạt nhiêu kêt quả quan trọng nhưng vân còn không ít hạn chê, tôn tại. Chính vì thế, dư luận xã hội đang đặt nhiều câu hỏi về tính khách quan, công bằng, minh bạch, nghiêm túc trong thi tuyển.
Trước tình hình này, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu xây dựng nhiều giải pháp, trong đó có việc tổ chức thi tuyển công chức bằng phương thức thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
Mới đây, kỳ thi đầu tiên sử dụng phương thức này, Bộ Nội vụ đã tổ chức thí điểm đưa vào máy tính để tự chọn đề cho thí sinh trong khoảng 400 đê thi chuân bị sẵn. Máy tính cũng tự động quản lý thời gian thi, chấm điểm bài thi.
“Thí sinh biêt ngay kêt quả sau khi làm bài thi và có thê tự xác định có trúng tuyên hay không. Các thí sinh dù trúng tuyên hay không đêu cảm thây thoải mái và hài lòng vì đêu cảm nhân được sự công bằng, minh bạch môt cách rõ ràng và cụ thê” – ông Bình phân tích.
Bộ trưởng Nội vụ khẳng định, ưu điểm của phương thức thi tuyển này là tạo ra tâm lý phấn khởi, tin tưởng cho mọi người. Theo ông Bình, đây chính là một trong các giải pháp quan trọng để đảm bảo tính công bằng, khách quan và bình đẳng trong thi tuyển công chức mà dư luận xã hội đang quan tâm.
Ông Bình cũng chỉ rõ, phương thức thi trắc nghiệm trên máy vi tính là một xu hướng tích cực, cần được nghiên cứu triển khai thực hiện trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, rất phù hợp với mục tiêu đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; bảo đảm tốt hơn tính khách quan, công khai, minh bạch, công bằng trong thi công chức.
Thi trắc nghiệm cũng bảo đảm chất lượng của kỳ thi, đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực của người dự thi; tiết kiệm được thời gian, nhân lực và kinh phí tổ chức mỗi kỳ thi. Ngoài ra, thi theo hình thức này sẽ hạn chế tối đa các tiêu cực có thể xảy ra.
Thời gian tới, ông Bình khẳng định, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện lại phần mềm vi tính thi công chức và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho phép thực hiện ở các ngành, các cấp. Bộ sẽ khẩn trương bổ sung, hoàn thiện ngân hàng đề thi theo các lĩnh vực chuyên môn trong hoạt động công vụ.
“Hiện vẫn còn quá sớm để có thể nói việc thi tuyển công chức bằng hình thức triển khai thi trắc nghiệm trên máy vi tính sẽ là hình mẫu cho việc thi tuyển công chức trong phạm vi cả nước. Song kết quả và thành công bước đầu trong kỳ thi tuyển vừa qua, có thể khẳng định rằng, phương thức thi trên máy vi tính sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu cải cách chế độ công vụ, công chức” – Bộ trưởng Nội vụ trao đổi.
Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, hiên Bô đang chủ đông, tích cực phôi hợp với các Bô, ngành TƯ, các địa phương tô chức thực hiên Đê án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” với mong muôn xây dựng môt nên công vụ phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiêp xây dựng, bảo vê đât nước. Tuy nhiên, đây là môt viêc lớn và khó, cân sự vào cuôc của cả hê thông chính trị và sự tham gia tích cực của các tâng lớp nhân dân, Bô Nôi vụ mong muôn rằng có sự phôi hợp, kêt hợp chặt chẽ của các Bô ngành, sự hưởng ứng của nhân dân đê thực hiên thành công.
Theo Dantri
Lãnh đạo "vi hành"
Tuần qua, dư luận nói nhiều về chuyện Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình tự thân đến các quán cà phê của địa phương kiểm tra và bắt quả tang 15 cán bộ, viên chức đang "ngồi chơi xơi nước" ngay trong giờ làm việc. Còn nhớ cuối năm 2012, Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận cũng tổ chức đoàn kiểm tra về lề lối làm việc của công chức, viên chức trên địa bàn, qua đó phát hiện và yêu cầu kiểm điểm hơn 200 cán bộ về hành vi "ăn gian" giờ làm việc công.
Những chuyến "vi hành" để "mục kích" những công chức "ăn cắp" thời gian trong giờ làm việc này như một lời răn đe những công chức, viên chức. Lâu nay, người dân luôn kêu ca về thái độ phục vụ của cơ quan công quyền lề mề, thường bắt dân phải chờ vì cán bộ vắng mặt với những lý do rất trời ơi như "hôm nay cơ quan có... đám cưới". Trên thực tế, chuyện công chức bê trễ công việc, la cà quán xá dù đang trong giờ làm việc, hay ở một số nơi làm không hết giờ và có cả người chơi điện tử ở trên máy tính, ngồi tán gẫu... là việc rất phổ biến. "Ăn cắp" giờ công để làm việc riêng đã trở thành căn bệnh trầm kha nhưng chưa có "thuốc đặc trị" nên nó vẫn lây lan và gây hại cho dân, lãng phí tiền của Nhà nước, khi hàng tháng tiền thuế của dân vẫn phải chi trả lương cho cán bộ kể cả thời gian "bỏ nhiệm sở".
Đã đến lúc, mỗi địa phương, mỗi cơ quan đơn vị phải đặt nhiệm vụ chấn chỉnh lề lối làm việc trong cơ quan mình để giúp Nhà nước không bị cán bộ "đánh cắp" giờ công, giúp dân không phải chịu cảnh chờ đợi cán bộ. Việc quan trọng là phải thường xuyên kiểm tra, nếu cán bộ, công chức của đơn vị mình đi trễ, về sớm hay vắng mặt ở cơ quan mà không có lý do, thì phải xử lý nghiêm, kỷ luật thích đáng chứ không thể để số cán bộ trốn công sở đi uống cà phê đều được tha bổng, do... mới vi phạm lần đầu!? Đến nay vẫn có tình trạng, lãnh đạo nhiều địa phương ban hành văn bản chỉ đạo về chấn chỉnh kỷ cương hành chính, nhưng chưa thấy có mấy công chức bị xử lý.
Năm 2013 - Hà Nội lấy là Năm kỷ cương hành chính với quyết tâm siết chặt kỷ luật công vụ và trách nhiệm người đứng đầu. Để thực hiện nghiêm Chỉ thị 01-CT/UBND của thành phố về thực hiện "Năm kỷ cương hành chính 2013" phải tăng cường thanh tra công vụ - thường xuyên và đột xuất, không báo trước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp của thành phố. Đồng thời, sau thanh tra, kiểm tra các cấp, ngành phải xử lý một cách nghiêm túc kể cả phải cho thôi việc, loại ra khỏi bộ máy công vụ các công chức bị nhắc nhở nhiều lần vì ham chơi, ăn cắp thời gian.
Việc lãnh đạo "vi hành" không mới nhưng rất cần thiết. Mong rằng thời gian tới những lãnh đạo làm việc này thường xuyên hơn nữa và cũng cần có thêm nhiều hình thức giám sát công chức, viên chức "ăn cắp" thời gian. Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Vũ Quốc Hùng, cũng không thể biến người lãnh đạo thành cảnh sát đường phố thường xuyên đi đến mọi con đường, góc phố để giám sát công chức, để đến khi Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra, các quán cà phê mới vắng bóng công chức. Vậy thủ trưởng quản lý trực tiếp những công chức này đã không làm tròn trách nhiệm quản lý nhân viên của mình. Những việc đó, trách nhiệm phải thuộc về người đứng đầu đơn vị quản lý.
Theo ANTD
"Tôi chưa thấy nước nào có Nhà khoa học nhân dân" "Không nên đặt thêm danh hiệu Nhà khoa học nhân dân và Nhà khoa học ưu tú. Đã là Nhà khoa học thì vinh danh thành tựu sáng tạo của họ, bằng giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Tôi chưa thấy nước nào trên thế giới có "Nhà khoa học nhân dân"!". Sáng 21/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...