Bộ Nội vụ sẽ tính toán việc luật hóa quy định ‘cấm công chức nịnh bợ sếp’
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, khi xây dựng luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức sửa đổi, một số ý kiến đề xuất đưa vào quy định ‘công chức không được nịnh bợ cấp trên’.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều qua, trao đổi về hiện tượng công chức xu nịnh, bợ đỡ cấp trên và việc luật hóa hành vi này, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cho biết, Bộ Nội vụ được Thủ tướng giao xây dựng Đề án văn hóa công vụ.
Qua thời gian nghiên cứu công phu, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và nhiều cuộc hội thảo khoa học, tìm hiểu kinh nghiệm về văn hóa công vụ của một số nước, Bộ đã xây dựng xong Đề án.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa (trái)
Cụ thể hóa Đề án này, Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, phân công một số nội dung cho các bộ.
“Sau khi thống nhất, các tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các ban của Đảng đề nghị đề án sẽ áp dụng toàn diện trong hệ thống chính trị”, ông Thừa nói
Khi nêu ra, ý tưởng của cơ quan soạn thảo là chỉ áp dụng trong khuôn khổ khối nhà nước.
Theo ông, đề án đánh giá một cách toàn diện vấn đề thực thi nhiệm vụ. Kế hoạch đã được Bộ trưởng Nội vụ ban hành và đã có lộ trình cụ thể.
Video đang HOT
Về việc có nên luật hóa các quy định về hành vi nịnh bợ sếp hay không, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cho hay, trong khi xây dựng luật Cán bộ, công chức sửa đổi, có một số ý kiến đề nghị đưa vào quy định này.
Bộ Nội vụ đã tiếp thu và tính toán đưa vào một số điều luật. Luật đang được các cấp có thẩm quyền xem xét để trình QH trong tháng 5 này.
“Chúng ta sống và làm việc theo pháp luật, những gì luật hóa được mà tốt thì các cấp có thẩm quyền xem xét xây dựng. Luật hóa được thì cũng tốt”, ông Nguyễn Trọng Thừa nói thêm.
Đề án được Thủ tướng phê duyệt vào đầu năm nay quy định 4 nội dung. Trong đó có quy định về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức đối với lãnh đạo cấp trên phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ, không nịnh bợ, lấy lòng vì động cơ không trong sáng.
Công bố danh tính phụ huynh học sinh nâng điểm phải cân nhắc
Trả lời báo chí về việc có nên nêu tên các cán bộ, công chức, viên chức có con được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không, ông Nguyễn Tư Long, Phó vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức cho rằng, quy định của pháp luật rất rõ “sai phạm đến đâu xử lý đến đó”.
“Vấn đề là công bố danh tính để làm gì? Nếu các đồng chí đó có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự, hành chính. Nếu có việc tác động đến việc chạy điểm thì sẽ bị xử lý nghiêm. Lúc đó, việc có công bố danh tính hay không tại giai đoạn tố tụng phải theo quy định của pháp luật”, ông Long nói.
Theo ông, việc công bố danh tính phải cân nhắc nhiều vấn đề, đặc biệt là có hành vi vi phạm hay không, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quyền về nhân thân của cán bộ.
“Quan điểm của chúng tôi là sai đến đâu xử lý đến đó, và có công bố danh tính hay không thì phải căn cứ theo quy định của pháp luật chuyên ngành”, ông Long nhấn mạnh.
Thu Hằng
Theo Vietnamnet
Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách cán bộ trẻ của Việt Nam không thua kém bất cứ nước nào
Bộ Nội vụ cho rằng việc bổ nhiệm cán bộ trẻ là rất cần thiết nhưng cần thắt chặt, làm nghiêm túc và kiểm soát tốt hơn đầu vào.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều 9/5, trả lời câu hỏi liên quan công tác cán bộ trẻ qua việc đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh - Thành ủy viên, phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận TP Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết hiện nay các chính sách đối với cán bộ trẻ được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.
Theo ông Thừa, ít có nước nào quy định 15% cán bộ trẻ tham gia cấp ủy. "Chính sách về cán bộ trẻ của Việt Nam không thua kém bất cứ nước nào, thậm chí có những chính sách vượt trội", ông Thừa nói.
Ông Nguyễn Tư Long - Pho vu trương Vụ Công chức viên chức, Bộ Nội vụ cho biết thêm việc xử lý kỷ luật cán bộ trẻ, việc thu hút cán bộ trẻ có năng lực luôn luôn là yêu cầu đặt ra rất cần thiết.
Theo ông Long giải pháp và cái cần làm nhất là phải thắt chặt và làm nghiêm túc hơn, kiểm soát tốt hơn đầu vào. Làm sao tuyển đúng cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ được đào tạo và mong muốn cống hiến trong công việc, trong bộ máy nhà nước.
"Tuyển dụng rồi, cần có giáo dục đào tạo làm sao cán bộ công chức luôn thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, không dẫn đến vi phạm", ông Long nói.
Ông Nguyễn Trọng Thừa - Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Trước đó, tại kỳ họp 35, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung, trong đó có việc xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh, Thành ủy viên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng.
Theo kết luận của UBKT Trung ương, ông Nguyễn Bá Cảnh đã vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bá Cảnh.
Tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 6, Thành ủy Đà Nẵng đã đưa ra xem xét kỷ luật đối với ông Nguyễn Bá Cảnh vì vi phạm Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình và vi phạm Quy định 47 của Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
Các thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng bỏ phiếu thống nhất mức kỷ luật cách hết chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Bá Cảnh.
Ông Nguyễn Bá Cảnh (1983, quê xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là con trai của cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh.
Trước khi được phân công giữ nhiệm vụ Phó ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng vào ngày 16/8/2017, ông Nguyễn Bá Cảnh giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn từ cuối năm 2011 và ngày 4/2/2013, Ban Chấp hành Thành đoàn Đà Nẵng đã bầu ông Cảnh làm Bí thư Thành đoàn với 100% số phiếu.
Ông Nguyễn Bá Cảnh tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng và đi du học ở Anh lấy bằng thạc sĩ công, sau đó về làm việc tại TP. Đà Nẵng cho đến bây giờ.
Theo VTC News
Bộ Nội vụ nói gì việc kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh Theo Bộ Nội vụ, việc thu hút cán bộ trẻ có năng lực luôn là yêu cầu cần thiết nhưng hiện có thực trạng nhiều cán bộ trẻ bị kỷ luật. Tại họp báo cung cấp thông tin định kỳ của Bộ Nội vụ chiều 9/5, nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh việc mới đây Ủy ban Kiểm tra Trung ương...