Bộ Nội vụ đề nghị tinh giản biên chế đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ
Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ, chính sách tinh giản biên chế và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa vừa ký văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
Bộ Nội vụ cho biết, thời gian qua, Bộ này nhận được báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế của các bộ, ngành, địa phương để kiểm tra theo quy định. Qua kiểm tra kết quả thực hiện, có một số bộ, ngành, địa phương tinh giản biên chế chưa đúng đối tượng nên Bộ Nội vụ phải yêu cầu báo cáo, giải trình và đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp này.
Cụ thể, có những trường hợp chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã; công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế ( cần cho thôi việc); công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, đề nghị giải quyết tinh giản biên chế nhưng vẫn được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định.
Hay trường hợp chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị…
Để tránh trường hợp phải khắc phục việc giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ, chính sách tinh giản biên chế và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Tinh giản biên chế phải đúng đối tượng
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, thời gian qua, các Bộ, Ngành, địa phương đã thực hiện công tác tinh giản biên chế.
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại xã Nam Điền, huyện Thạch Hà. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Để thực hiện công tác tinh giản biên chế đúng đối tượng, Bộ Nội vụ vừa có Công văn gửi các Bộ, Ngành và địa phương về việc tinh giản biên chế. Trong thời gian qua, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương để kiểm tra theo quy định. Qua kiểm tra kết quả thực hiện tinh giản biên chế, có một số Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tinh giản biên chế chưa đúng đối tượng nên Bộ Nội vụ đã phải yêu cầu báo cáo, giải trình và đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế đối với một số trường hợp.
Cụ thể là không tinh giản biên chế đối với người chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã; công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế; công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ đề nghị giải quyết tinh giản biên chế nhưng vẫn được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định; chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị,...
Do vậy, để tránh trường hợp phải khắc phục việc giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần phải thực hiện tinh giản biên chế đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ, chính sách tinh giản biên chế và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
'Lãnh đạo bị kỷ luật vẫn đưa vào ban chỉ đạo chống tham nhũng thì xử lý được ai' Vừa qua dư luận xôn xao về trường hợp Phó bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Trần Hồng Quảng dù đã bị kỷ luật cảnh cáo nhưng vẫn cơ cấu vào làm phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh. Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh: TTXVN...