Bộ NN&PTNT tham vọng xây dựng 20 chợ an toàn thực phẩm
Nhằm đẩy mạnh khâu tiêu thụ nông sản, cũng như tránh tình trạng “được mùa, mất giá”, Bộ NNPTNT đang lên kế hoạch xây dựng Dự án Hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại để thúc đẩy kết nối thị trường.
Trong giai đoạn thí điểm (2020-2025), hệ thống trung tâm này sẽ xây dựng 2-3 trung tâm cung ứng nông sản (CƯNS) hiện đại, 2-3 trung tâm thu gom nông sản (TGNS) và 20 chợ an toàn thực phẩm (ATTP) trên cả nước.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị.
Rất cần thiết
Ngày 18/11, Bộ NNPTNT tổ chức Hội thảo báo cáo Dự án “Nghiên cứu xây dựng định hướng, cơ chế, chính sách phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến 2030″ tại TP.HCM.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết, hiện cả nước phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, hều hết các mô hình sản xuất liên kết còn nhỏ lẻ, thiếu tính bền vững, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng giá cả bấp bênh, được mùa, mất giá, nông sản được tiêu thụ không ổn định.
“Vì vậy, việc xây dựng và phát triển dự án là rất cần thiết và phù hợp với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới” – ông Nam khẳnhg định.
Cũng theo ông Nam, dự án được thực hiện còn góp phần thay đổi toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng và phân phối nông sản một cách hiệu quả thông qua hệ thống trung tâm cung ứng nông sản VN hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến – Cục trưởng, Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Giám đốc dự án, hiện cả nước có hơn 6.000 chợ nông thôn và nhiều chợ đầu mối. Nhưng một trong những vấn đề bất cập là kết nối các chợ, nhất là giữa chợ đầu mối và vùng nguyên liệu.
Ông Bertrand Ambroise – Giám đốc Điều hành quản trị Tập đoàn Semnaris (chủ chợ Rungis – Paris), đại diện đơn vị tư vấn thực hiện Dự án cho rằng, Việt Nam nên thực hiện dự án này vì đây là một công cụ tuyệt vời để cải thiện hệ thống phân phối thực phẩm tươi sống đang khá lạc hậu ở Việt Nam.
Ông Lâm Dũng Tiến – Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV (SATRA) góp ý tại hội nghị.
Đây cũng là mô hình giúp nông dân đưa sản phẩm tươi mới đến khách hàng nhanh nhất. Tạo ra cơ hội cho nông sân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế vùng nông thôn. Dự án này cũng là công cụ hoạch định bền vững cho Việt Nam để giải quyết vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Đầu tư công-tư (PPP)
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ Nguyễn Minh Toại cho rằng, còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết để hình thành hệ thống trung tâm này.
Tuy nhiên, trong tình hình sản xuất và kinh doanh nông sản đáng lo như hiện nay, ông Toại khẳng định: “Khó mấy cũng phải làm”.
Theo ông Toại, khúc mắc lớn nhất hiện nay là ai sẽ truy xuất nguồn gốc? Quy chuẩn ra sao với hàng nông sản trước khi nhập về các trung tâm?
Mô hình buôn bán tại chợ Bình Điền được Bộ NN&PTNT đánh giá cao.
“Vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học – Công nghệ soạn thảo bộ quy chuẩn truy xuất nguồn gốc nông sản. Theo đó, dự kiến đến năm 2025 mới có bộ quy chuẩn này. Vậy, làm thế nào để Bộ NNPTNT xây dựng hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến 2030 có hàng đưa vào hệ thống khi bộ quy chuẩn truy xuất nguồn gốc tới năm 2025 mới có?” – ông Toại đặt vấn đề.
Ông Nguyễn Hữu Phước – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cũng nêu, tỉnh Bình Thuận chắc chắc sẽ xây dựng Trung tâm thu gom nông sản bởi tỉnh này có 600.000 tấn thanh long/năm (75% xuất khẩu) và 220.000 tấn thủy sản/năm.
“Nếu Trung tâm thu gom nông sản không có chức năng kinh doanh thì tỉnh Bình Thuận chắc chắn sẽ không chở hàng trăm ngàn tấn nông sản của mình về Bà Rịa – Vũng Tàu để nhờ xuất khẩu” – ông Phước quả quyết.
Trong khi đó, ông Lâm Dũng Tiến – Tổng giám đốc Tổng công ty TM Sài Gòn TNHH MTV (SATRA), đơn vị quản lý Chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM) cho rằng, nếu dự án triển khai xây chợ ATTP ở xã thì ngôi chợ truyền thống phải dẹp hay tồn tại song song?
“Nhiều ngôi chợ nông thôn xây xong không có tiểu thương vào. Thực tế cho thấy với thị trường nông sản hiện nay ai dám đảm bảo nông dân làm hàng sạch, GAP thì bao tiêu hết?”, ông Tiến góp ý.
Theo ông Tiến, trong quá trình nghiên cứu các chợ trong nước và nước ngoài để xây dựng dự án, việc vận hành hệ thống cung ứng nông sản có rất nhiều thách thức. Khi hình thành trung tâm cung ứng nông sản, Bộ NNPTNT cũng đánh giá đây là thách thức kể cả cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.
“Một trong những vấn đề là đảm bảo cơ chế giám sát để tất cả sản phẩm khi đưa vào hệ thống phải đúng quy chuẩn ATVSTP”, ông Tiến chia sẻ.
Ngoài ra, với cơ chế đầu tư kết hợp công-tư, nhà nước hỗ trợ thế nào? Doanh nghiệp vận hành ra sao? Vì không phải cứ thành lập thì các trung tâm vận hành bền vững, có lãi.
“Ngay cả ở Pháp, Chính phủ nước này đã xác định có 19 chợ, trung tâm cung ứng nông sản mang tính dịch vụ công. Như vậy, phần hỗ trợ của nhà nước rất lớn”, ông Tiến thông tin.
Nếu triển khai chợ ATTP ở nông thôn, chợ truyền thống sẽ đi về đâu?
Tuy nhiên, theo ông Nam, dự án này chủ yếu doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, “Nhà nước sẽ không làm thay mà chỉ tạo cơ chế khuyến khích. Tuy nhiên, giai đoạn thí điểm nhà nước sẽ có vốn mồi”.
“Các tỉnh cũng được tham gia, nhưng phải có điều kiện, tức là phải cấp đất”, ông Nam kết luận.
Theo Danviet
Còn "tư duy thu gom", hợp tác xã khó... lớn
Tại Diễn đàn Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản HTX phía Bắc và tỉnh Đồng Tháp tại TP.Hồ Chí Minh ngày 19/7, nhiều đại biểu cho rằng, các HTX phải thay đổi tư duy để đáp ứng yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp.
"Đa phần các HTX hiện nay chỉ có tư duy thu gom nông sản của nông dân để bán cho doanh nghiệp (DN) sản phẩm thô", Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan khẳng định.
Vai trò mờ nhạt
Theo Bộ NNPTNT, hiện cả nước có hơn 14.500 HTX nông nghiệp, hơn 50% hoạt động hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại diễn đàn.
Mới chỉ có 24% HTX liên kết theo chuỗi với DN. "Theo kế hoạch tới năm 2025, con số này mới nâng lên 50%", ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NNPTNT thông tn.
Ông Hoan đánh giá, ngay tại tỉnh Đồng Tháp-một địa phương phía Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ phát triển HTX nông nghiệp, cũng chỉ có 30% HTX đáp ứng được vai trò.
"Đa phần các HTX không thể làm các dịch vụ đơn giản như: sơ chế, phân loại, đóng bao bì.. mà nhường cho DN. HTX có thể làm các dịch vụ đơn giản này, để không chỉ nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm, mà còn giải quyết lao động tại địa phương" - ông Hoan bộc bạch.
Giám đốc HTX Mỹ An (Đồng Tháp) Nguyễn Hồng Nhanh cho biết, hiện ban lãnh đạo HTX và các thành viên "rất mơ hồ" về các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của DN. "HTX tiếp cận DN, siêu thị còn rất hạn chế do thiếu thông tin" - ông Nhanh chia sẻ.
Ông Nhanh cũng cho biết, HTX đang tổ chức lại sản xuất thay vì chú trọng sản lượng như trước thì đẩy mạnh nâng cao chất lượng, mẫu mã để đưa sản phẩm lên kệ siêu thị.
Trong khi đó, Giám đốc HTX chanh Cao Lãnh (Đồng Tháp) Phạm Minh Cường thừa nhận, để sản xuất nông sản đáp ứng yêu cầu DN đã khó, kiểm soát hoạt động sản xuất của các thành viên HTX còn khó hơn.
"Trước đây, HTX không thể kiểm soát nổi việc các thành viên có đảm bảo sản xuất sạch hay không. Giờ thì HTX tổ chức cho kiểm tra chéo giữa các thành viên" - ông Cường cho biết. Hiện, sản phẩm của HTX này đã vào hệ thống siêu thị, như: Big C, VinEco...
Ông Nguyễn Hữu Toàn-Giám đốc Sài Gòn Co.op cho biết, hệ thống bán lẻ lớn nhất nhì Việt Nam này đang rộng cửa đón nhận các nông sản của nông dân trên cả nước.
"Sài Gòn Co.op không thể kiểm soát nổi chất lượng của bà con nông dân. Vẫn còn tình trạng chưa ổn định về sản lượng, chất lượng nông sản cung cấp cho siêu thị" - ông Toàn cho biết.
Nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh Đồng Tháp đã có chỗ đứng trên thị trường.
Ông Toàn cũng cảnh báo, một số nông sản nước ngoài đã lên kệ siêu thị này. Sức ép cạnh tranh giữa các nông sản đang lớn dần. Nông sản Việt Nam phải được tổ chức sản xuất bền vững hơn, cũng như thúc đẩy tiêu thụ tốt hơn.
Phải thay đổi tư duy...
Tại diễn đàn, ông Trần Thanh Nam nhấn mạnh, ngoài nâng cao nhận thức cho các thành viên về sản xuất đáp ứng yêu cầu của DN, HTX phải có vai trò kết nối, liên kết DN để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nông sản cho nông dân.
Để làm được điều này, ông Nam cho biết, HTX phải thay đổi "tư duy thu gom", nâng cao tính quản trị...
"Nhiều HTX hiện nay đang hoạt động rất tốt, như một DN, mỗi năm doanh thu cả trăm tỷ đồng. Ngành nông nghiệp đang muốn nhân rộng những mô hình HTX như thế" - ông Nam chia sẻ.
Giám đốc HTX Nông nghiệp Mỹ An Nguyễn Hồng Nhanh phát biểu.
Theo ông Hoan, với quan điểm xem làm nông là một nghề, tỉnh Đồng Tháp đang tổ chức cho nông dân đi học nghề làm nông để tổ chức sản xuất nông nghiệp giá trị cao, thúc đẩy tiêu thụ với DN.
Hiện, khá nhiều nông dân của tỉnh này đang được đào tạo bài bản nghề làm nông, xây dựng HTX tại các trường, viện trong nước.
"Đồng Tháp hy vọng các DN sẽ quan tâm nhiều hơn nữa về nông sản của tỉnh. Tỉnh sẽ tạo cầu nối các bên từ đó tiến tới liên kết phát triển một cách bền vững các ngành hàng nông sản chủ lực của tỉnh" - ông Hoan cho biết.
Theo Danviet
Dạy nghề nông nghiệp đối mặt nhiều khó khăn Mỗi năm, có hàng nghìn lao động nông thôn (LĐNT) được dạy nghề nông nghiệp, nhưng chất lượng đào tạo chưa tương xứng với số lượng lao động được dạy nghề. 2,3 triệu LĐNT được dạy nghề Sau 10 năm triển khai dạy nghề theo Đề án 1956, ngành nông nghiệp đã triển khai tổ chức đào tạo được trên 2,3 triệu LĐNT....