Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với Viện Pasteur vụ 100% mẫu ớt bột nhiễm chất gây ung thư
Sáng nay (22/12) Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản sau thông tin Viện Pasteur TP HCM công bố kết quả xét nghiệm 100% mẫu ớt bột đều nhiễm chất gây ung thư.
Vừa qua, Viện Pasteur TP HCM công bố thông tin kết quả xét nghiệm 100% mẫu ớt bột đều nhiễm chất gây ung thư, nguyên nhân do cách bảo quản các loại thực phẩm không đảm bảo sẽ sinh ra loại độc tố vi nấm có tên là Aflatoxin B1 có thể gây ung thư gan. Ông có nắm được thông tin này không?
Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản. Ảnh: IT
- Tôi có nắm được thông tin này và có thể thấy, quá trình bảo quản không đúng quy trình có thể sản xuất ra các loại nấm, tuy nhiên có sản sinh ra loại nấm gây ra độc tố Aflatoxin không thì cần có nghiên cứu cụ thể. Chúng tôi cũng vừa mới biết thông tin này, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản sẽ làm việc với Viện Pasteur TP HCM để trao đổi cụ thể xem họ lấy mẫu và xét nghiệm như thế nào.
Qua những đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến ớt, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản có phát hiện ra nguy cơ sản sinh ra Aflatoxin do cách bảo quản không thưa ông?
- Từ trước đến nay, chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở chế biến trong đó có các cơ sở chế biến ớt, tuy nhiên để lấy mẫu và kiểm nghiệm Aflatoxin trong ớt đấy là giám sát của bên Viện Pasteur TP HCM, sau khi làm việc với Viện Pasteur xong, chúng tôi sẽ đưa ra các khuyến cáo cho các cơ sở chế biến ớt có chế độ bảo quản không phát sinh ra nấm mốc nói chung và nấm gây ra độc tố Aflatoxin nói riêng.
Video đang HOT
Viện Pasteur TP HCM công bố kết quả xét nghiệm 100% mẫu ớt bột nhiễm chất gây ung thư. Ảnh: IT
Hiện nay tại các địa phương, việc kiểm tra các cơ sở bảo quản chế biến ớt được các Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản thực hiện, họ có những đợt kiểm tra độc lập cũng như phối hợp với các lực lượng liên quan để cùng đi kiểm tra. Qua quá trình kiểm tra cũng có phát hiện ra một số cơ sở điều kiện bảo quản chế biến chưa đảm bảo khiến phát sinh ra nấm mốc, còn việc lấy mẫu để phát hiện ra Aflatoxin thì các đơn vị của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản chưa làm.
Chính vì vậy sau kết quả công bố của Viện Pasteur TP HCM, chúng tôi sẽ chỉ đạo toàn bộ hệ thống tăng cường kiểm tra lấy mẫu, trường hợp phát hiện ra vi phạm chúng tôi sẽ lập biên bản vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản sẽ làm gì sau khi Viện Pasteur TP HCM công bố kết quả trên?
- Việc Viện Pasteur TP HCM công bố kết quả giám sát đó cho thấy dấu hiệu vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất chế biến ớt, chúng tôi sẽ chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến ớt khô, ớt bột để đảm bảo các cơ sở đó thực hiện đúng quy trình bảo quản, bảo quản sản phẩm tốt để không phát sinh ra nấm mốc. Chúng tôi sẽ chỉ đạo các chi cục địa phương tăng cường lấy mẫu, nếu phát hiện cơ sở nào có điều kiện bảo quản không tốt làm phát sinh ra Aflatoxin sẽ xử lý vi phạm.
Chúng tôi sẽ có văn bản chỉ đạo đến các chi cục địa phương để họ khuyến các các đơn vị cơ sở sản xuất chế biến bảo quản ớt để làm ớt khô, ớt bột trong điều kiện tốt nhất để không phát sinh ra nấm mốc. Trong quá trình chế biến không sử dụng các phụ gia ngoài danh mục cho phép để đảm bảo các sản phẩm ớt của chúng ta sau sản xuất chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong trường hợp khi đi kiểm tra phát hiện ra vi phạm ví dụ như bảo quản ớt nguyên liệu dùng để chế biến ớt bột có dấu hiệu bị mốc, lấy mẫu kiểm nghiệm phát hiện ra Aflatoxin hoặc các phụ gia ngoài danh mục cho phép sẽ được các đơn vị xử lý nghiêm.
Xin cảm ơn ông!
Viện Pasteur TP HCM vừa đưa ra công bố 100% mẫu ớt bột được thu thập đều nhiễm chất gây ung thư. Thông tin này vừa được đưa ra sau khi Viện Pasteur xét nghiệm các mẫu ớt bột thu thập trong vòng 2 tháng. Từ tháng 5 đến 6, Viện Pasteur đã tiến hành thu thập ngẫu nhiên 48 mẫu ớt khô dạng bột (trong đó có 45 mẫu không nhãn mác) tại các chợ và tiệm tạp hóa ở 5 tỉnh, thành phố: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết quả cho thấy 100% mẫu có chất Aflatoxin (chất có thể gây ung thư gan) vượt ngưỡng. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện Aflatoxin trong ớt bột là do các vấn đề liên quan đến thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Theo đó, các phương pháp sản xuất, bảo quản thủ công khiến người dân không thể sự kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, dẫn đến việc nhiễm Aflatoxin.
Theo Danviet
100% mẫu ớt bột chứa chất gây ung thư
100% mẫu ớt bột được thu thập đều nhiễm chất gây ung thư. Thông tin này vừa được Viện Pasteur TP HCM công bố sau khi xét nghiệm các mẫu ớt bột thu thập trong vòng 2 tháng.
Theo Viện Pasteur TP HCM, cách bảo quản các loại thực phẩm không đảm bảo sẽ sinh ra loại độc tố vi nấm có tên là Aflatoxin B1 có thể gây ung thư gan.
100% mẫu ớt bột được thu thập đều nhiễm chất gây ung thư. Thông tin này vừa được Viện Pasteur TP HCM công bố sau khi xét nghiệm các mẫu ớt bột thu thập trong vòng 2 tháng.
Theo PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, từ tháng 5 đến 6, Viện Pasteur đã tiến hành thu thập ngẫu nhiên 48 mẫu ớt khô dạng bột (trong đó có 45 mẫu không nhãn mác) tại các chợ và tiệm tạp hóa ở 5 tỉnh, thành phố: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết quả cho thấy 100% mẫu có chất Aflatoxin (chất có thể gây ung thư gan) vượt ngưỡng. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện Aflatoxin trong ớt bột là do các vấn đề liên quan đến thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Theo đó, các phương pháp sản xuất, bảo quản thủ công khiến người dân không thể sự kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, dẫn đến việc nhiễm Aflatoxin.
Viện trưởng Viện Pasteur công bố kết quả ớt nhiễm chất gây ung thư
Trước đó, khảo sát trong vòng 4 tháng (từ tháng 4 đến tháng 8) Viện Pasteur cũng phát hiện 100% mẫu kiểm tra (150/150 mẫu) gồm thịt gà, vịt, heo đều nhiễm vi khuẩn E.coli vượt giới hạn cho phép. Các mẫu thịt này được lấy ở các chợ trên địa bàn 5 tỉnh, thành: TP HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước. Ngoài ra, thực hiện xét nghiệm trên 147 mẫu thủy hải sản tươi sống (gồm chem chép, hàu, nghêu và sò các loại) được lấy tại các chợ 5 địa phương nói trên, kết quả cũng chỉ ra 63,9% mẫu (94/147 mẫu) nhiễm vi khuẩn E.coli, trong đó có 24 mẫu nhiễm E.coli ở mức độ nặng.
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện Aflatoxin trong ớt bột là do các vấn đề liên quan đến thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản
Theo ông Đỗ Huy Nhật Minh (tác giả nghiên cứu, thuộc Viện Pasteur TP.HCM), nguyên nhân các mẫu thịt nhiễm E.coli chủ yếu do điều kiện vệ sinh còn kém từ các lò giết mổ gia súc gia cầm đến các nơi bày bán chế biến thực phẩm. Ngoài ra, còn do nguồn nước bị nhiễm khuẩn, thịt bị nhiễm vi khuẩn trong công đoạn cắt tiết, nhổ lông, từ dụng cụ và quy trình giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Các chuyên gia Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo quá trình bảo quản các loại thực phẩm như bột ớt, đậu phộng, bắp, một số hạt có dầu, lúa mì, gạo, khoai mì, sữa,... không đảm bảo thường dẫn đến tình trạng sinh nấm mốc. Những nấm mốc ấy sẽ sinh ra một loại độc tố vi nấm có tên là Aflatoxin B1. Loại độc tố này tích lũy trong cơ thể người và gia súc, là nguồn nguy cơ cao gây ra ung thư gan.
Theo Nguyễn Thạnh (Người lao động)
Gần 400.000 người tử vong mỗi năm do mắc bệnh không lây nhiễm Ước tính mỗi năm, cả nước có 520.000 người tử vong, trong đó có khoảng 380.000 người tử vong vì các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, huyết áp... Sáng 8/5, Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì hội nghị Phòng chống bệnh không lây nhiễm tại TP.HCM. Tại hội nghị, Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn...