Bộ NNPTNT sẽ cổ phần hóa Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia
Vụ Tổ Chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản 308/TCCB -TCBC ngày 12.9.2018 gửi đến các đơn vị liên quan về việc rà soát, đề xuất việc cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp theo Quyết định 31/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, về mặt cải cách hành chính, việc cổ phần hóa là một trong những giải pháp nhằm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm đầu mối tổ chức và biên chế viên chức. Do đó, có thể góp phần giảm nguồn chi từ ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, cổ phần hóa sẽ thu hút được các nguồn lực xã hội tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Thực tế cho thấy, một số lĩnh vực và ở một số địa bàn dịch vụ công có thể giao cho xã hội thực hiện.
Một số đơn vị làm dịch vụ khảo, kiểm nghiệm phân bón, giống, sản phẩm cây trồng được đề xuất cổ phần hóa. Ảnh: IT
Thực hiện việc rà soát đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa theo Quyết định 31/2017/QĐ-TTg ngày 17.7.2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và Văn bản số 1005/TTg-ĐMDN ngày 3.8.2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ NNPTNT phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã rà soát thống kê các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
Video đang HOT
Theo đó, tại Điều 2. Quyết định 31/2017/QĐ-TTg, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển thành công ty cổ phần khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau: Tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc có khả năng tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên sau khi chuyển đổi; Thuộc danh mục chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 3 Quyết định này; Có phương án tiếp tục cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt.
Kết quả: có 5 đơn vị đủ tiêu chí cổ phần hóa gồm: Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (trực thuộc Bộ); Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn máy thiết bị nông nghiệp (trực thuộc Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn); Trung tâm dịch vụ thương mại nông nghiệp Miền Nam (trực thuộc Văn phòng Bộ); Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia (trực thuộc Cục bảo vệ thực vật); Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia (trực thuộc Cục Trồng trọt).
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, một trong số các đơn vị đã đạt tiêu chí cổ phần hóa lần này. Ảnh: TT
Ngoài ra, còn có 11 đơn vị khác trực thuộc Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đủ điều kiện cổ phần hóa. Tuy nhiên, các đơn vị này đang tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 16/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020 nên chưa đưa vào danh sách dự kiến cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2018.
Như vậy, nếu thực hiện chuyển các đơn vị trên thành công ty cổ phần, Nhà nước sẽ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần tại các đơn vị này.
Việc xã hội hóa các dịch vụ công có sự tham gia của các đơn vị ngoài nhà nước đã góp phần làm thay đổi cách thức, chất lượng cung cấp dịch vụ công. Các dịch vụ công được cung cấp có chất lượng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công lập phải đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường chất lượng dịch vụ.
Theo Dantri
Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu lợn từ Trung Quốc
Đó là khẳng định của ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y (ảnh) trước lo ngại về dịch bệnh tả lợn châu Phi đang gây nhiều lo ngại.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y
Theo ông Thành, hiện Việt Nam vẫn chưa đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thịt từ các nước đang có dịch bệnh tả lợn châu Phi, vì 100% các lô thịt lợn nhập chính ngạch đều được kiểm tra theo quy trình nghiêm ngặt. Như tại Chi cục Thú y vùng 6 (TP.HCM) có phòng thí nghiệm tham chiếu với phòng thí nghiệm của Tổ chức Thú y thế giới nên các lô hàng nhập khẩu chính ngạch thì không đáng ngại.
Các hộ nuôi lợn tăng cường biện pháp vệ sinh phòng dịch tả lợn. Ảnh: T.L
Với lo ngại dịch bệnh ASF gây chênh lệch giá giữa các quốc gia dẫn đến giao thương và di chuyển mầm bệnh qua biên giới, ông Thành khẳng định, Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu lợn và các sản phẩm lợn từ Trung Quốc. Tất cả các hoạt động nhập hiện nay là nhập lậu cho nên phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn.
Ông Thành cũng cho biết, ngày 10.9, Cục Thú y đã tham mưu Bộ NNPTNT trình Chính phủ xem xét ban hành công điện tập trung các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh ASF. Dự kiến, giữa tháng 9, Chính phủ và Bộ NNPTNT sẽ chủ trì hội nghị quốc gia triển khai công tác phòng chống dịch bệnh động vật vụ thu đông và ngăn chặn ASF xâm nhiễm vào Việt Nam.
Trước mắt, Ban chỉ đạo 389 và các tỉnh phía Bắc phải kiểm soát các trường hợp vận chuyển động vật trái phép vào Việt Nam, kiểm soát phương tiện và khách du lịch Trung Quốc có thể mang thịt lợn, sản phẩm thịt đã qua chế biến đi du lịch sang Việt Nam. Cục Thú y cũng khuyến cáo người dân không sử dụng hoặc tiếp tay vận chuyển lợn và các sản phẩm nghi ngờ mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Theo Cục Thú y, trong trường hợp không mong muốn xảy ra hoặc phát hiện có dịch, bất cứ ai phát hiện phải báo ngay cho chính quyền hoặc cơ quan thú y gần nhất. Cơ quan thú y lấy mẫu xét nghiệm trước khi thực hiện tiêu hủy hoàn toàn.
Theo Danviet
Dịch tả heo châu Phi không có khái niệm chữa trị Với khả năng gây chết 100%, bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) hiện không có vaccine và không có khái niệm chữa trị. Nếu lây nhiễm trên diện rộng dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến người chăn nuôi và thương mại quốc tế. Cảnh báo này tiếp tục được nhắc nhở ở hội thảo chia sẻ thông tin về...