Bộ NNPTNT ra mắt Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn tại miền Tây
Sáng 28/3, Bộ NNPTNT tổ chức ra mắt Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Văn phòng này có nhiệm vụ đề xuất với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan các cơ chế, chính sách, quản lý, giúp phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
Theo đó, trụ sở văn phòng được đặt tại đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại lễ ra mắt Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Ảnh: Huỳnh Xây
Trước đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2025 và giao Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng ban. Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo là Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng Lê Minh Hoan các cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển vùng.
Đồng thời, giúp Bộ trưởng Lê Minh Hoan điều phối, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ trong việc phát triển vùng, tham mưu điều phối các dự án, chương trình của Chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Video đang HOT
Văn phòng điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL có lãnh đạo là chánh văn phòng nhận nhiệm vụ giúp Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan trong việc tổ chức và triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
Tham mưu cho Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với địa phương điều phối các nội dung, chương trình theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ NNPTNT.
Trụ sở trụ sở Văn phòng điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Ảnh: Huỳnh Xây
Văn phòng điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL có vai trò tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng về cơ chế, chính sách, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giúp Ban chỉ đạo điều phối, đôn đốc các hoạt động liên kết vùng và các tiểu vùng sản xuất thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, gia tăng giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.
Chưa dừng lại ở đó, Văn phòng điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL cũng có nhiều nhiệm vụ then chốt như xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng hàng hóa nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ, hệ thống logistic phục vụ nông nghiệp của vùng ĐBSCL.
“Thủ tướng đã phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Như vậy, ngành nông nghiệp cũng phải có chiến lược dài hạn, để giải quyết được những vấn đề nội tại, dịch chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin tại buổi lễ.
Bộ trưởng cho rằng, ĐBSCL đang là 13 địa giới hành chính, chưa tích hợp được không gian phát triển kinh tế nông nghiệp. Thời gian qua, chỉ đạo từ trung ương đến địa phương bị phân khúc theo từng lĩnh vực. Từ đó, việc thành lập văn phòng điều phối có nhiệm vụ quan trọng trong việc liên kết vùng và hướng tới việc xây dựng thương hiệu cho cả đồng bằng.
Công bố Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
Tại cuộc họp báo Công bố Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn 2050 (chiến lược) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 17/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Chiến lược với tầm nhìn dài hạn, không mang tính chất giải quyết những vấn đề nội tại của ngành nông nghiệp mà quan trọng hơn là tiếp cận dòng chảy, xu thế của nền kinh tế toàn cầu; trong đó, có xu thế tiêu dùng xanh của thế giới.
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chiến lược đưa ra nền tảng từ tổ chức lại sản xuất để phát triển nông nghiệp, nông thôn hay cơ cấu lại nông nghiệp bắt đầu việc tổ chức lai sản xuất. Ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đồng thời, chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ "đơn giá trị" sang "tích hợp đa giá trị"...
Ngành nông nghiệp sẽ hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Ngành cũng sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, tăng trưởng của nông nghiệp sẽ không thể như tăng trưởng của ngành công nghiệp. Chiến lược khẳng định dù đóng góp nhỏ nhưng vai trò vị trí của nông nghiệp trong bình ổn xã hội rất lớn. Khi nhận thức đúng thì sẽ có nguồn vốn, hạ tầng đầu tư cho nông nghiệp. Còn khi không có nhận thức thì vốn, hạ tầng sẽ chuyển cho các lĩnh vực khác.
Ông Nguyễn Văn Việt,Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho hay, đây là lần đầu ngành nông nghiệp có chiến lược chung. Sau khi chiến lược ban hành sẽ được cả xã hội, người dân trong nước và các tổ chức quốc tế rất quan tâm.
Sau khi chiến lược được phê duyệt, lãnh đạo Bộ đã có ngay cuộc họp với các đơn vị trực thuộc để bàn giải pháp thực hiện. Tuy nhiên, nếu như các bộ, ngành khác và địa phương không vào cuộc thì chiến lược cũng chỉ nằm trên giấy. Bởi, chiến lược liên quan đến rất nhiều bộ, ngành, đặc biệt là các cơ chế chính sách về đất đai, vốn, lao động...
Khẳng định thêm vai trò của các địa phương trong việc thực hiện chiến lược, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt chỉ ra, ngành trồng trọt không có quy hoạch ngành mà theo quy hoạch của các địa phương. Để tạo vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất lớn rất cần vai trò của các tỉnh, thành phố. Các tỉnh, thành phố khi xây dựng quy hoạch chung của tỉnh cần xác định rõ quy hoạch về sản xuất nông nghiệp, tránh hiện tượng "nay đầu tư, mai phá".
Từ việc xác định xây dựng vùng sản xuất tập trung sẽ định hướng dài hơi hơn về đầu tư: logistics, hạ tầng... Từ đó, với góc độ vĩ mô của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những định hướng trong sản xuất để nông nghiệp có thể chuyển mạnh từ xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi giá trị ngành hàng.
Từ các vùng chuyên canh hàng hóa quy mô lớn của các nông sản chủ lực phát triển hợp tác xã, giảm các khâu trung gian, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp chế biến, thương mại lớn để hình thành chuỗi giá trị.
Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cũng chỉ rõ thêm, chiến lược mang tính toàn diện, bao trùm và đa ngành. Điển hình như các chính sách về sử dụng đất đai cần được sửa đổi linh hoạt, phát triển thị trường giao dịch, thúc đẩy tập trung đất. Hay, phát triển tín dụng chính thức cho hộ doanh nghiệp, hợp tác xã; tín dụng theo chuỗi.
Hay về lao động, thống kê của các tổ chức cho thấy có đến 60% lao động phi chính thức. Đây là lực lượng lao động lớn, để chính thức hóa lượng lao động này cần đào tạo, trang bị kiến thức. Việc chuyển cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp để giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập thì cần đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn; có các chính sách thu hút đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ đầu tư vào nông thôn, nhất là các ngành sử dụng nhiều lao động. Từ đó, từng bước giảm tình trạng di cư lao động từ nông thôn ra, đảm bảo "ly nông bất ly hương".
Để lao động phi chính thức rút ra từ nông nghiệp trước hết cần xây dựng việc đăng ký, quản lý đội ngũ lao động, kết hợp với số hóa định danh dân cư. Hỗ trợ hình thành phát triển các tổ chức kinh tế chính thức như: hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nghề có đăng ký để lao động có hợp đồng lao động chính thức. Đồng thời, phát triển mạnh kinh tế dịch vụ ở khu vực nông thôn từ loại hình, quy mô... nhằm tạo việc làm, thu hút lực lượng lao động không tham gia sản xuất nông nghiệp; xây dựng kế hoạch cụ thể để hình thành nền kinh tế dịch vụ ở khu vực nông thôn.
Bộ trưởng Bộ trưởng Lê Minh Hoa kỳ vọng, chiến lược sẽ được lan tỏa vào tâm thức của mỗi lãnh đạo, người dân trong xã hội; định vị đúng vai trò, vị trí, xứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Bộ sẽ ban hành kế hoạch hành động chiến lược; các tổng cục, cục, đơn vị trực thuộc Bộ phải trình lãnh đạo Bộ kế hoạch tiếp cận chuyển đổi tư duy theo chiến lược.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Bỏ tư duy 'sản lượng đứng nhất, nhì thế giới' Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng ngành nông nghiệp cần phải thay đổi tư duy sản lượng đứng nhất nhì thế giới bằng tư duy mới. Hội thảo tham vấn Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Ảnh: Phạm Hiếu. Sản lượng nhiều nhất không...