Bộ NN&PTNT ra công điện khẩn phòng chống cúm gia cầm lây sang người
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm A/H5, A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8… theo quy định của Luật thú y.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra công điện khẩn phòng chống cúm gia cầm A (H5) lây sang người – Ảnh: CTV
Ngày 22-10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết vừa ra công điện khẩn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm.
Trước đó, ngày 5-10 có 1 trường hợp người nhiễm vi rút cúm gia cầm, chủng A/H5 tại tỉnh Phú Thọ, sau hơn 8 năm Việt Nam không có trường hợp người tử vong hoặc nhiễm vi rút cúm A/H5.
Theo đó, tổng số người nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H5 tại Việt Nam lên 128 trường hợp, trong đó có 64 (chiếm 50%) trường hợp tử vong do vi rút cúm gia cầm A/H5N1 trong giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 10-2022.
Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 34 ổ dịch cúm gia cầm tại 19 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 77.000 con gia cầm. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao.
Ngoài ra, nguy cơ xuất hiện một số chủng vi rút cúm gia cầm (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N5,…) xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh cúm gia cầm A/H5, đồng thời để chủ động ngăn chặn các ổ dịch cúm gia cầm trên gia cầm, hạn chế thấp nhất vi rút cúm gia cầm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác theo quy định của Luật thú y.
Đối với địa phương có ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, hoặc địa phương phát hiện gia cầm có kết quả dương tính với vi rút cúm gia cầm A/H5, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh do các chủng vi rút cúm A/H5 cần xử lý tiêu hủy gia cầm, công bố dịch và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, tổ chức điều tra xác định nguyên nhân, nguồn lây nhiễm để xử lý kịp thời, hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.
Các địa phương này tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch, tiêm cho toàn bộ đàn gia cầm tại thôn, xã có dịch và các địa phương có nguy cơ cao. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan thú y, y tế phối hợp chặt chẽ trong việc điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, xác định nguyên nhân ổ dịch trên gia cầm, trên người và xử lý ổ dịch.
Với các địa phương khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị rà soát, tổ chức tiêm mới, tiêm bổ sung vắc xin cúm gia cầm phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỉ lệ trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm, thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng vắc xin.
Đồng thời, tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát chủ động, lấy mẫu của gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh cúm gia cầm, gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao và gửi phòng xét nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh để kịp thời cảnh báo, xử lý, tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, dương tính với vi rút cúm A/H5.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn.
Nghiêm cấm việc buôn bán vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm vào Việt Nam và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Các tỉnh, thành phố thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trung tâm y tế ở Nghệ An bị cô lập trong lũ, bệnh nhân khóc nấc khi nhắc đến nhà cửa
Bà Diên không khỏi bàng hoàng khi nhắc lại khoảnh khắc mình trơ người đứng nhìn lũ lên.
Video đang HOT
Trong đầu bà lúc ấy chỉ còn nhớ đến hoa màu, vật nuôi ở nhà, không biết giờ chúng ra sao.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4, triều cường dâng cao cộng thêm việc các thủy điện trên thượng nguồn sông Lam xả lũ, lượng nước đổ về rất lớn khiến nhiều địa phương vùng hạ du ngập sâu, bị chia cắt cục bộ. Trong đó, một số địa phương của tỉnh Nghệ An bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo ghi nhận tại Trung tâm y tế thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An trưa ngày 30/9, lối đi vào cổng trung tâm y tế này bị ngập sâu hơn 1 mét, toàn bộ tầng 1 bị chìm trong nước cô lập với bên ngoài.
Trung tâm y tế thị xã Hoàng Mai bị "cô lập" sáng ngày 30/9
"Đau xót bằng một trận ốm"
Đó là câu nói khiến ai nấy xót xa của bà Diên - ngụ tại xã Quỳnh Trang (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) - bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Trung tâm y tế thị xã Hoàng Mai.
Nằm viện suốt 1 tuần vì sốt rét, chưa kịp mừng sau khi khỏi bệnh thì bà Diên lại phải chịu suy sụp vì lũ về, cuốn mất heo, bò, gà, vịt chăn nuôi ở nhà. Sống một mình, số gia súc, gia cầm chăn nuôi ở nhà được cho là tài sản duy nhất mà bà tích cóp được suốt nhiều năm.
Bà Diên không khỏi xót xa khi nghĩ đến gia súc, gia cầm ở nhà vào mùa lũ lên
"Tâm lý rất lo lắng, thấy nước lên đến giường là ngồi run lẩy bẩy rồi, khó thở, không ngủ được nữa, may mà có các bác sĩ đến giúp đỡ di dời chứ không thì tôi không biết phải làm sao", bà Diên xúc động nhớ lại khoảnh khắc lũ lên lúc nửa đêm.
Bà Diên không khỏi bàng hoàng khi nhắc lại khoảnh khắc mình trơ người nhìn lũ lên. Trong đầu lúc ấy chỉ còn nhớ đến hoa màu, vật nuôi ở nhà, không biết chúng ra sao.
"Đau xót bằng một trận ốm, dở khóc dở cười, con thì không xuống được, ở một mình tôi tủi thân lắm. C on tôi đều đã có nhà riêng, tôi tập trung cho chúng hết rồi, giờ sống một mình, nuôi con ngan con gà để lo thuốc than nhưng ốm đau nằm đây ở nhà không biết chúng ra sao, còn nữa không hay mất trắng hết rồi".
Cùng cảnh ngộ với bà Diên, ba cha con anh Trần Hữu Duyên cũng bị "cô lập" khi nước lũ "xâm lấn" vào Trung tâm y tế Hoàng Mai. Theo anh Duyên, rạng sáng ngày 30/9, thời điểm đập thuỷ điện xả lũ, nước lũ dâng lên rất nhanh không ai trong trung tâm trở tay kịp.
Anh Duyên và 2 con cùng bị mắc kẹt trong Trung tâm y tế xã Hoàng Mai khi lũ lên
Nhiều bệnh nhi khác cũng đang điều trị tại Trung tâm y tế thị xã Hoàng Mai
"Chỉ 10 phút sau thông báo xả lũ, nước đã bủa vây khắp nơi"
Trao đổi với chúng tôi, ông Đậu Huy Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hoàng Mai cho biết, ở thời điểm bị lũ cô lập nơi này có hơn 60 bệnh nhân đang điều trị nội trú chưa tính người nhà, cộng thêm hơn chục các cán bộ, nhân viên y tế.
Thời điểm phóng viên có mặt tại đây, toàn bộ máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế đều đã bị dòng nước lũ xâm lấn, gây thiệt hại nặng nề. Người nhà và bệnh nhân liên tục thay phiên nhau đứng ở lan can tầng 2 trung tâm nhằm theo dõi lực lượng quân đội dùng thuyền chuyên dụng đưa người vào trong cứu trợ.
Khoa cấp cứu của trung tâm ngập nặng
" Hiện tại trung tâm thiệt hại một xe cứu thương của cơ quan, một xe ô tô, 7 xe máy của nhân viên và hơn 20 chiếc xe máy của người nhà và bệnh nhân.
Ngoài ra, ngập một số trang thiết bị còn hệ thống thuốc trung tâm vẫn đang thống kê số lượng thiệt hại. Các anh em y tế cũng cố gắng hết sức để vận chuyển các trang thiết bị lên cao hơn nhưng do nước ngập lên quá nhanh, anh em làm không kịp."
Cùng các cán bộ, nhân viên y tế tại Trung tâm y tế thị xã Hoàng Mai cứu hộ, di dời đồ đạc, hỗ trợ đưa bệnh nhân đi trong đêm khi đập thuỷ điện xả lũ, ông Trung cho biết toàn bộ công tác cứu hộ chỉ diễn ra trong vòng 1 tiếng đồng hồ, gấp rút và nguy cấp.
Các thiết bị y tế "chịu trận" khi lũ về
Vật tư y tế cũng bị hư hại nghiêm trọng
"Lúc 10 giờ đêm đã thấy ngập nhưng nước rút. Cho đến 2 giờ sáng có thông báo xả lũ nhưng chỉ 10 phút sau đó nước ngập lên anh em đã cố gắng di chuyển đồ đạc nhưng không kịp. Đến 2h45 phút thì ngập gần như hoàn toàn trung tâm cấp cứu ở tầng 1".
Theo đó, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hoàng Mai cũng cho biết thêm, trước tình hình nước ngập chia cắt với bên ngoài, ban lãnh đạo trung tâm sẽ hỗ trợ các bệnh nhân ăn sáng - trưa - chiều với tôn chỉ: "Bệnh nhân đang điều trị tại đây cũng giống như người nhà!".
Cũng trong sáng cùng ngày, được sự hỗ trợ của lực lượng Ban chỉ huy quân sự thị xã Hoàng Mai, Trung tâm y tế thị xã đã đưa được nhiều bệnh nhân cùng người nhà ra bên ngoài an toàn
Ban chỉ huy quân sự thị xã Hoàng Mai hỗ trợ đưa nhu yếu phẩm và đưa người dân ra bên ngoài
Lũ về bất ngờ, chủ trang trại khóc ròng nhìn 6.500 con gà chết chất đống Nước lũ dâng cao trong đêm khuya đã nhấn chìm toàn bộ trang trại gà hàng nghìn con của 2 hộ dân ở Nghệ An. Chiều 30/9, mạng xã hội chia sẻ clip, hình ảnh hàng nghìn con gà của một trang trại chết chất đống. Hình ảnh hàng nghìn con gà nằm la liệt trên đất khiến nhiều người xót xa. Gần...