Bộ NNPTNT lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau dừng thực hiện một quyết định
Bộ NNPTNT vừa có công văn lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau ngừng việc sắp xếp Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Liên quan đến vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) “tuýt còi” Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau, trong đó có nội dung chuyển một số nhiệm vụ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sang Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, ngày 14/7, theo nguồn tin của phóng viên, Bộ NNPTNT vừa có công văn lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau ngừng thực hiện quyết định này.
Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 6/1/2019 (gọi tắt là Quyết định 22) đưa một số chức năng, nhiệm vụ, con người của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) thuộc Sở Y tế.
Tuy nhiên, Bộ NNPTNT 2 lần có văn bản gửi UBND tỉnh đề nghị Cà Mau dừng thực hiện Quyết định 22 và gửi phản hồi về Bộ NNPTNT.
Sau đó, UBND tỉnh Cà Mau đã phải ban hành Quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 22/6/2020 (gọi tắt là Quyết định số 1134) sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22.
Bộ NNPTNT lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau dừng thực hiện Quyết định 22.
Ngày 10/7, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau ngừng thực hiện Quyết định 22.
Theo đó, Bộ NNPTNT cho rằng việc thay đổi, sắp xếp lại bộ máy cần tuân thủ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương trong đó có nội dung “Bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển” và “Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”.
Video đang HOT
“Việc sắp xếp đổi mới cũng cần phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật và đặc biệt là phù hợp với thực tế đảm bảo không gây ách tắc, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong quá trình sắp xếp, các địa phương cũng cần tiếp thu ý kiến của cơ quan Trung ương chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động liên quan trên phạm vi cả nước”, văn bản của Bộ NNPTNT nêu rõ.
Bộ NNPTNT cũng khẳng định, Quyết định số 1134 của UBND tỉnh Cà Mau không những chưa giải quyết triệt để được các vướng mắc mà còn tiếp tục tạo ra nhiều bất cập hơn nữa.
Bộ NNPTNT khẳng định, Quyết định số 1134 của UBND tỉnh Cà Mau không những chưa giải quyết triệt để được các vướng mắc, mà còn tiếp tục tạo ra nhiều bất cập hơn nữa. Ảnh: Chúc Ly.
Cụ thể, các sản phẩm nông lâm thủy sản được quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 15) là danh mục các sản phẩm hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NNPTNT; việc phân cấp quản lý các sản phẩm nông lâm thủy sản trong danh mục này thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ NNPTNT, được quy định tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định 15 và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV (Thông tư 14).
Liên Bộ NNPTNT và Nội vụ chưa phân cấp cho các đơn vị ngoài ngành nông nghiệp quản lý an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản.
Do vậy, việc giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATNSTP) Cà Mau thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản là không phù hợp với Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15 và Thông tư 14.
Bên cạnh đó, Quyết định số 1134 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22 đã chia nhỏ, phân công nhiều đơn vị quản lý đối với một đối tượng.
“Việc phân công này không những gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định rõ đối tượng quản lý đối với cơ sở hoạt động nhiều loại hình mà còn gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản”, văn bản của Bộ NNPTNT nhận định.
Theo đó, Bộ NNPTNT cho rằng, việc tổ chức lại Chi cục ATVSTP của UBND tỉnh Cà Mau đi ngược lại xu hướng phân công quản lý của Luật An toàn thực phẩm, quy định của Chính phủ, liên Bộ NNPTNT, Nội vụ, không những không giảm đầu mối quản lý mà còn phân tách, chia nhỏ đối tượng quản lý, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp…
Do vậy, Bộ NNPTNT một lần nữa đề nghị UBND tỉnh Cà Mau dừng thực hiện Quyết định số 22/QĐ-UBND, tổ chức tham vấn với các Bộ, ngành liên quan trước khi thực hiện.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 13/7, UBND tỉnh Cà Mau đã có Quyết định về việc sắp xếp các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở NNPTNT, trong đó có việc thí điểm giải thể Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8.
Cụ thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối sang Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế; về chất lượng nông sản và cơ sở sản xuất, chế biển muối sang Chi cục Nông nghiệp; về chất lượng thủy sản sang Chi cục Thủy sản.
Bên cạnh đó, chuyển chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về chất lượng thủy sản và an toàn thực phẩm đối với đối tượng/loại hình thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý; kiểm tra, đánh giá, phát hiện tạp chất trong tôm nguyên liệu và thẩm tra lô hàng sau sơ chế sang Thanh tra Sở; chuyển chức năng, nhiệm vụ xúc tiến thương mại, nghiên cứu, dự báo thị trường nông, lâm, thủy sản và muối sang Phòng kế hoạch – Tài chính thực hiện.
Khó khăn khi triển khai các công trình khẩn cấp
Hết sụt lún do khô hạn rồi đến mưa bão, nước biển dâng... là thực trạng của tỉnh Cà Mau hiện nay. Trong khi muốn triển khai các dự án tu sửa vướng trăm đường.
Cà Mau gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các công trình khẩn cấp. Ảnh: Trọng Linh.
Cà Mau là là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong đó, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở, trung bình mỗi năm Cà Mau mất hàng trăm héc ta đất và rừng phòng hộ ven biển.
Đặc biệt, tỉnh đã triển khai nhiều công trình khẩn cấp bảo vệ đê biển và sản xuất của người dân. Tuy nhiên việc thực hiện đang gặp nhiều khó khăn, nguy cơ chậm tiến độ trong khi đang vào mùa mưa bão.
Hiện tại, Cà Mau đối mặt nhiều khó khăn, hết sụt lún do khô hạn rồi đến mùa mưa bão, nước biển dâng. Đoạn đê biển Tây từ Kênh Mới- Đá Bạc đang trong tình thế nguy cấp. Hiện nay, nhiều đoạn đai rừng phòng hộ không còn khiến người dân cảm thấy lo lắng.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, ngụ xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cho biết hiện nay, vẫn chưa vào mùa mưa, giả sử mưa ập xuống thì không sao, còn nếu mưa nhỏ thì sẽ đưa hết toàn bộ khu vực này ra kênh.
Hiện tại tỉnh Cà Mau có hơn 1.300 vị trí sụt lún, sạt lở. Ảnh: Trọng Linh.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh, trong tổng chiều dài khoảng 256km bờ biển thì có trên 80% bị sạt lở, với tốc độ từ 20- 25m/năm và có những nơi khoét sâu vào đất liền 50m/năm. Riêng tuyến đê biển Tây có 57km sạt lở đặc biệt nghiêm trọng đe dọa sản xuất của hơn 26.000 hộ dân ven biển.
Ông Lê Vưn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhận định: "Sự nguy hiểm của bờ biển Cà Mau rất đa dạng. Có nơi thì sạt lở phá tới chân đê, có nơi phá tới đai rừng và có nơi ở ngoài. Cho nên giải pháp đưa ra phải cụ thể và phù hợp với thực tiễn, hiệu quả và sức đầu tư nằm trong khả năng cho phép".
Năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, Cà Mau đã nhiều lần ban bố tình huống khẩn cấp và công bố thiên tai, triển khai nhiều công trình cấp bách ứng phó sạt lở, sụt lún kịp thời bảo vệ sản xuất và cuộc sống người dân. Tuy nhiên, tiến độ triển khai các công trình gặp trở ngại do vướng Nghị định 11/2020 của Chính phủ về thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Trao đổi với PV Báo NNVN, ông Trương Hoàng Triệu, Giám đốc điều hành Ban 6- Công ty cổ phần Xây dựng Thới Bình, nói: "Chúng tôi cố gắng hết sức để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo hiệu quả dự án bằng cách tập trung nhân lực và tài chính. Nhưng chúng tôi đang vướng việc giải ngân tài chính do cơ chế đặc thù của dự án cấp bách".
Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: "Kiến nghị với Trung ương nên quy định lại các khoản đối với các công trình khẩn cấp thì chỉ cần có Quyết định Ban bố tình huống khẩn cấp của các cấp có thẩm quyền để tạm ứng vốn triển khai thực hiện. Ví dụ, bão đổ bộ vào đất liền đánh vỡ đê thì chúng tôi muốn có nguồn vốn để xử lý khẩn cấp lại vướng Nghị định nên rất khó khăn".
Hiện nay, gió mùa Tây Nam đang bắt đầu hoạt động, tình trạng sạt lở tuyến đê biển Tây tỉnh Cà Mau sẽ ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Do đó, việc tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các công trình khẩn cấp để sớm hoàn thành là cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Cà Mau: Vì sao ngư dân không được ra biển bắt con ruốc mà phải "cầu cứu" UBND tỉnh? Ngày 23/6, ông Nguyễn Quốc Đoàn - Chủ tịch xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) xác nhận, 39 hộ ngư dân của xã này đã đến UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu được ra biển khai thác ruốc. Theo đó, trong những ngày qua, trên vùng biển xã Khánh Bình Tây xuất hiện nhiều ruốc. Từ đó, 39 hộ...