Bộ NNPTNT kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính
“Không có thủ tục hành chính nào được ban hành trái thẩm quyền” – đó là kết quả Bộ NN&PTNT thực hiện thẩm định, thẩm tra các nội dung quy định thủ tục hành chính tại các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đối với 6 văn bản và 12 thủ tục hành chính.
Tính đến nay, đã có tổng số 662.573 hồ sơ (bao gồm cả hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; theo dịch vụ công trực tuyến) yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, trong đó số hồ sơ mới tiếp nhận là 659.836 hồ sơ và số hồ sơ từ kỳ báo cáo trước chuyển qua là 2.737 hồ sơ.
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại Cục Bảo vệ thực vật
Các đơn vị thuộc Bộ đã giải quyết 556.850 hồ sơ, gồm: 556.040 hồ sơ hồ sơ giải quyết đúng hạn, đạt tỷ lệ 99.85%; 810 hồ sơ giải quyết quá hạn; Tổng số hồ sơ đang giải quyết là 5.058 hồ sơ, trong đó số hồ sơ chưa đến hạn là 4.393 hồ sơ và số hồ sơ đã quá hạn là 665 hồ sơ. Như vậy, tổng số hồ sơ quá hạn (bao gồm đã giải quyết và đang giải quyết) là 1.761 hồ sơ.
Lý giải về nguyên nhân quá hạn đối với các trường hợp tồn đọng trong giải quyết thủ tục hành chính, Bộ NN&PTNT cho rằng, do số lượng hồ sơ nhiều, tập trung theo thời điểm dẫn đến công chức không đủ thời gian để giải quyết. Cùng với đó, trình độ, năng lực của một số cán bộ trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính và trang thiết bị còn hạn chế.
Thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu.
Trong năm 2019, Bộ NN&PTNT đã thực hiện đánh giá tác động đối với 59 thủ tục hành chính được quy định trong 8 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó 29 thủ tục hành chính đã được ban hành trong 3 Nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ; 6 thủ tục hành chính được ban hành trong 3 Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và 13 thủ tục hành chính đã được đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ.
Bộ đã thực hiện công bố 17 Quyết định với 238 thủ tục hành chính, gồm 32 thủ tục hành chính mới; 126 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế và 80 thủ tục hành chính bị hủy bỏ. Bộ cũng đã cập nhật mới, sửa đổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời công khai 158 thủ tục hành chính; đồng thời hủy công khai đối với 80 thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Cùng với đó, Bộ đã rà soát, cập nhật lại 393 thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC mới (https://csdltthc.vnpt.vn) theo Công văn số 8153/VPCP-KSTT ngày 11/09/2019 của Văn phòng Chính phủ về rà soát, chuẩn hóa dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Rà soát, cập nhật 825 bộ câu hỏi/trả lời về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực NN&PTNT trên Cơ sở dữ liệu của Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Ngày 28/01/2019, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 366/QĐ-BNN-VP về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2019. Theo đó, tổng số tổng số thủ tục được rà soát theo kế hoạch là 85. Bộ đã thực hiện rà soát, đánh giá 83 thủ tục hành chính (2 thủ tục hành chính trong Kế hoạch mới được ban hành nên không rà soát).
Video đang HOT
Trên cơ rà soát, đánh giá đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 36/83 thủ tục hành chính, đạt 43,37% thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá. Trong đó, dự kiến sửa đổi, bổ sung 24 thủ tục hành chính, bãi bỏ 12 thủ tục hành chính; dự kiến sửa đổi, bổ sung 2 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung 7 văn bản quy phạm pháp luật. Tổng chi phí tiết kiệm được là 310.670.522.265 đồng/năm, đạt tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20,79%.
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, Bộ đã tiến hành rà soát 594 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ và các Tổng cục, Cục, Vụ trong 11 lĩnh vực. Qua rà soát đã phát hiện 6 thủ tục hành chính được hướng dẫn tại 2 văn bản liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, Cục Trồng trọt đã bãi bỏ theo quy định.
Ngày 19/9/2019, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 3631/QĐ-BNN-VP về thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính và việc thực hiện gửi nhận văn bản điện tử năm 2019 đối với 8 đơn vị thuộc Bộ.
Tháng 10/2019, Bộ đã tiến hành kiểm tra tại các đơn vị theo kế hoạch và ban hành Văn bản số 8504/BC-BNN-VP ngày 13/11/2019 về kết quả kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính và việc triển khai gửi nhận văn bản điện tử năm 2019 của Bộ, trong đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém cần phải khắc phục trong thời gian tiếp theo.
Trong năm, Bộ đã tiếp nhận 466 phản ánh, kiến nghị, trong đó đăng tải công khai 437 phản ánh, kiến nghị và đang xử lý 29 kiến nghị, phản ánh (tỷ lệ xử lý phản ánh, kiến nghị đạt 100%).
Theo Danviet
Người dân được ngồi nhà làm thủ tục hành chính và 'chấm điểm' cán bộ
Khi 8 dịch vụ đầu tiên được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân chỉ cần ngồi nhà thao tác, giải quyết thủ tục hành chính và đánh giá sự hài lòng với cán bộ công chức.
Chiều 9/12, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ được khai trương với việc đưa 8 nhóm dịch vụ lên cổng trực tuyến để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Văn phòng Chính phủ là cơ quan được Thủ tướng giao phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trao đổi với báo chí trước khi khai trương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết các cơ quan đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn để đưa Cổng dịch vụ công quốc gia vào vận hành chính thức.
Lợi cho dân, lợi cho cả quản lý Nhà nước
- Thưa Bộ trưởng, Cổng dịch vụ công quốc gia được khai trương trong bối cảnh vấn đề hạ tầng và kết nối thông tin không đồng bộ, dữ liệu của các bộ, ngành còn phân tán. Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan đã khắc phục khó khăn này thế nào?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Phạm Duy.
- Những năm gần đây, cải cách thủ tục hành chính luôn được Thủ tướng đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Việc xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó trọng tâm là xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia là bước đi rất quan trọng, nhằm kết nối giữa các dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương.
9 tháng qua, Văn phòng Chính phủ với trách nhiệm được Thủ tướng giao nhiệm vụ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để chuẩn bị cho công tác khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trước hết, tập trung rà soát, nâng cấp cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính. Tiếp đến là cùng các bộ, ngành, địa phương tích hợp các dịch vụ công theo hướng cải cách, cách giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp, ưu tiên những dịch vụ nào người dân doanh nghiệp cần thì làm trước.
Đây là một vấn đề cực kỳ khó khăn vì cơ sở dữ liệu quốc gia của chúng ta chưa được hoàn chỉnh. Chúng ta mới chỉ có dữ liệu liên quan đến bảo hiểm, doanh nghiệp nên cần tận dụng những cái đã có như thông tin 85 triệu thẻ bảo hiểm của người dân, số điện thoại di động hay mã số thuế...
Với sự nỗ lực của các cơ quan, sẽ có 8 nhóm vấn đề sẽ được triển khai khi khai trương cục dịch vụ công quốc gia, gồm: Đổi giấy phép lái xe (GPLX), cấp GPLX quốc tế, thông báo hoạt động khuyến mại, đăng ký khai sinh, cấp mới điện hạ áp, cấp mới điện trung áp, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
- Vậy khi Cổng dịch vụ công quốc gia được đưa vào vận hành, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng những tiện ích gì, thưa ông?
- Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ đảm bảo vấn đề giám sát, tạo ra sự công khai, minh bạch. Người dân chỉ cần ngồi nhà mà không cần đến các cơ quan hành chính, truy cập vào một địa chỉ duy nhất trên Cổng dịch vụ công quốc gia bằng một tài khoản, và tài khoản này có thể dùng để truy cập vào bất cứ cổng dịch vụ công của bộ, ngành, địa phương nào.
Người dân cũng chỉ cần đăng ký hồ sơ một lần, lần sau sẽ không phải lấy lại hồ sơ đã đăng ký mà chỉ cần khai thác lại, hoặc tận dụng kết nối chia sẻ của dữ liệu mà các cơ quan quản lý đang khai thác.
Ví dụ, tôi sinh ra ở TP.HCM, được Sở GTVT TP.HCM cấp GPLX. Hiện đến thời điểm đổi GPLX nhưng tôi lại đang sinh sống ở Hà Nội. Có Cổng dịch vụ công quốc gia, tôi sẽ không phải quay lại TP.HCM để đổi GPLX mà chỉ cần truy cập luôn cơ sở dữ liệu đã có trên Cổng dịch vụ công quốc gia, chọn Sở GTVT Hà Nội là nơi cấp đổi GPLX.
Người dân, doanh nghiệp cũng có thể phản ánh những vướng mắc, khó khăn trực tiếp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đánh giá sự hài lòng của mình đối với cán bộ công chức khi thực thi công vụ.
Giao diện của Cổng dịch vụ công quốc gia.
Về phía cơ quan Nhà nước cũng được rất nhiều thứ. Trước hết là tạo ra kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ. Thứ hai, tái cấu trúc được quy trình xử lý công việc, giải quyết thủ tục hành chính. Và quan trọng hơn nữa là nâng cao trách nhiệm cũng như chất lượng công việc của cán bộ thi hành công vụ. Từ đó giúp cho việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện các quy định pháp luật.
Lợi ích tiếp theo kà khi có Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Nếu 8 nhóm dịch vụ công được triển khai, tính sơ bộ sẽ tiết kiệm được 4.222 tỷ đồng/năm.
Làm tốt mà tỷ lệ người dùng ít sẽ không thành công
- Theo Bộ trưởng, làm thế nào để người dân đón nhận và sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia một cách tiện lợi, dễ dàng và thu hút được nhiều người sử dụng nhất?
- Theo thói quen, nhiều người dân, doanh nghiệp muốn đến trực tiếp gặp cán bộ thi hành công vụ để có thể được cán bộ trực tiếp hướng dẫn làm thủ tục. Nhưng với yêu cầu của xã hội điện tử, chúng ta cần thay đổi. Mà trước hết cần thay đổi tư duy của người dân và của cán bộ công chức.
Đồng thời, phải tạo sự thân thiện cho người sử dụng, bởi nếu chúng ta chỉ phục vụ tốt, không tháo gỡ để việc giải quyết hồ sơ được nhanh hơn thì người dân, doanh nghiệp sẽ không sử dụng.
Vì vậy, phải tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, tạo ra những ứng dụng thân thiện, giản dị cho người dân tiếp cận một cách thuận lợi nhất. Cùng với đó tuyên truyền để người dân hiểu được hiệu quả mà Cổng dịch vụ công mang lại.
Tôi cho rằng hiệu quả, thành công phải được đánh giá bằng lượng người dùng. Nếu chúng ta làm tốt mà tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ít thì chúng ta sẽ không thành công.
Vấn đề này chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ, có sự đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, đánh giá về kĩ thuật để chuẩn bị cho khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia. Đây cũng là thử thách rất lớn của các cơ quan, đặc biệt là Văn phòng chính phủ khi nhận nhiệm vụ của Thủ tướng giao.
Chúng tôi kỳ vọng sự ra đời của Cổng dịch vụ công quốc gia là điểm nhấn quan trọng cho cải cách hành hành chính. Đây là một bước đi đúng hướng, phù hợp với thời đại, để tạo ra một hệ thống quản trị thông minh, tạo dư địa cho tăng trưởng cho đất nước.
Theo Zing
Các tỉnh Nam bộ quản lý dịch hại trên trà lúa Đông Xuân Vụ Đông Xuân 2019 - 2020, các tỉnh Nam bộ cần coi trọng việc quản lý dịch hại trên trà lúa vụ Đông Xuân nhằm bảo đảm cho nông dân giành một vụ sản xuất mới bội thu. Nông dân gieo cấy vụ Đông Xuân. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN Theo Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực...