Bộ NNPTNT: Chăn nuôi lợn sẽ được lợi sau dịch… virus corona
Để giữ kế hoạch tăng trưởng năm 2020 khoảng 2,9-3% trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona (nCoV) ảnh hưởng mạnh đến sản xuất, thương mại nông sản, Bộ NN&PTNT đang dự kiến phương án điều chỉnh tăng chăn nuôi, giảm trồng trọt và thủy sản. Theo một nhận định khác, nghề chăn nuôi lợn được dự báo sẽ có tăng trưởng tốt nhất.
Theo đó, lĩnh vực trồng trọt giảm từ 1,41% xuống còn 1,31% (giảm 0,1%); thủy sản giảm từ 5,4% xuống 4,6% (giảm 0,8%); chăn nuôi tăng từ 4,15% lên 4,69% (tăng 0,54%); lâm nghiệp giữ ở mức đã đề ra tăng 5,2%.
Bộ NN&PTNT dự kiến điều chỉnh chăn nuôi tăng từ 4,15% lên 4,69% (tăng 0,54%). Ảnh: K.Lực
Tác động mạnh đến xuất, nhập khẩu nông sản
Bộ NN&PTNT đánh giá, dịch bệnh nCoV diễn biến phức tạp và đang lây lan nhanh tại Trung Quốc gây ảnh hưởng tới sản xuất nông lâm thủy sản Việt Nam do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc giảm.
Sản xuất các ngành thủy sản, gỗ, rau quả, gạo, nhất là rau quả (trong đó đối tượng chính như thanh long ruột đỏ, dưa hấu) bị ảnh hưởng trực tiếp do giá thu mua sụt giảm, dẫn đến người sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản vào tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn; ưu tiên thị trường nội địa; khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến.
Nhờ vậy, đã giúp giá một số nông sản tăng trở lại (thanh long từ 2.000 – 3.000 đồng/kg trở lại giá 10.000 đồng/kg; dưa hấu từ 5.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg tùy loại). Trong mấy ngày qua, các siêu thị đã bán hơn 1.200 tấn thanh long, dưa hấu giúp người dân.
Video đang HOT
Thanh long là một trong những mặt hàng bị ảnh hưởng lớn do nCoV. Ảnh: ĐH
Việc hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến lượng hàng nguyên liệu như: phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc… phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản.
“Trong bối cảnh chưa kịp nhập khẩu thay thế từ các thị trường khác hoặc điều tiết lượng hàng từ dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến tăng giá thành đầu vào, tăng chi phí sản xuất kinh doanh, tăng giá thành sản phẩm nông lâm thủy sản” – Bộ NN&PTNT nhận định.
Chăn nuôi lợn sẽ được lợi
Để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh viêm phổi do nCoV gây ra và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của toàn ngành (khoảng 2,9 – 3,0%) Bộ NN&PTNT dự kiến phương án điều chỉnh tốc độ tăng giá trị sản xuất cho các lĩnh vực.
Theo đó, trồng trọt giảm từ 1,41% xuống còn 1,31% (giảm 0,1%); thủy sản giảm từ 5,4% xuống 4,6% (giảm 0,8%); chăn nuôi tăng từ 4,15% lên 4,69% (tăng 0,54%); lâm nghiệp giữ ở mức đã đề ra tăng 5,2%.
Theo Bộ NN&PTNT, bệnh viêm phổi cấp sẽ tác động nhẹ đến sản xuất nông nghiệp (dự kiến tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giảm khoảng 0,1%). Trong khi đó, ngành chăn nuôi lợn được dự báo sẽ phục hồi do đã cơ bản kiểm soát được bệnh tả lợn Châu Phi. Người dân, doanh nghiệp triển khai tái đàn có kiểm soát; nuôi trồng và khai thác thủy sản tiếp tục phát triển.
Cùng với đó, ngay từ những ngày đầu năm 2020, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp để đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất Vụ Đông Xuân tại các tỉnh/thành phía Bắc. Đồng thời, hạn chế hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh/thành phía Nam; hướng dẫn người dân chọn thời điểm thích hợp thả giống cho vụ nuôi tôm năm.
“Đến nay sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng theo kế hoạch đề ra” – Bộ NN&PTNT đánh giá.
Dịch virus corona làm giảm 0,1% giá trị sản xuất nông lâm thủy sản
Theo thông tin đánh giá mới nhất từ Bộ NN&PTNT, trong bối cảnh tác động của dịch bệnh viêm phổi do nCoV dự kiến tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giảm khoảng 0,1%.
Bộ NN&PTNT nhận định, với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh viêm phổi do nCoV, những động thái của Chính phủ Trung Quốc về hạn chế giao dịch hàng hóa có tác động tiêu cực đến thương mại nông lâm thủy hai nước, cụ thể:
Đối với mặt hàng trái cây chủ lực, nhất là thanh long, dưa hấu, qua rà soát, đến hết rằm tháng Giêng âm lịch, tại tỉnh Long An đã thu hoạch khoảng 21.600 tấn thanh long; đợt tiếp theo từ ngày 8-28/2 thu hoạch khoảng 54.000 tấn thanh long.
Đầu tháng 3/2020, tại tỉnh Tiền Giang thu hoạch khoảng 10.000 tấn, Bình Thuận khoảng 100.000 tấn… Hầu hết các sản phẩm trái cây nêu trên là xuất khẩu tươi, chưa qua chế biến.
Tuy các địa phương đã chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nhưng do việc hạn chế giao dịch tại các cặp chợ biên giới trên địa bàn các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) và do lịch nghỉ Tết Nguyên Đán của Trung Quốc kéo dài nên tình trạng ùn tắc, dư cung diễn ra.
Đối với các sản phẩm từ chăn nuôi xuất khẩu sang Trung Quốc (đặc biệt là sản phẩm sữa mới được phép xuất khẩu chính ngạch từ tháng 10/2019) bị đình trệ khi thông thương nội địa và quốc tế.
Đối với xuất khẩu thủy sản, quý I/2020, Trung Quốc đã thông báo tạm dừng nhập khẩu, dẫn đến việc xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn về thời điểm giao hàng; nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thông báo tạm dừng việc giao hàng cho đến hết ngày 09/2/2020 hoặc cho đến khi có thông tin bình thường hóa các hoạt động trở lại từ Chính phủ Trung Quốc.
Theo Danviet
Bác sĩ nghiên cứu về virus Corona tuyên bố sốc về đại dịch
Các bác sĩ nghiên cứu về virus Corona cảnh báo rằng, virus gây chết người nhiều hơn lan rộng hơn chúng ta nghĩ và có khả năng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí đại dịch lan ra toàn cầu là điều không thể tránh khỏi.
Các bác sĩ Hong Kong nghiên cứu về virus Corona tuyên bố, đại dịch toàn cầu là không thể tránh khỏi.
Đại dịch Coronavirus (2019-nCoV) trên toàn thế giới là một điều không thể tránh khỏi, theo Gabriel Leung, Trưởng khoa Ycủa Đại học Hong Kong cảnh báo.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Giáo sư Leung nói rằng nếu không có các biện pháp cực kỳ hà khắc như hạn chế di chuyển dân số - hay nói cách khác là phong tỏa chặt thậm chí còn nghiêm ngặt hơn cả ở Vũ Hán, Trung Quốc - thì sự bùng phát của virus bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi.
Các trường hợp nhiễm virus Corona đã được xác nhận tại 23 quốc gia, hầu hết các bệnh nhân ở Trung Quốc đại lục nhưng có một số ít các bệnh nhân ở Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Nepal...
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia tại Bắc Kinh, 11.791 trường hợp đã được xác nhận bị nhiễm virus Corona tại 31 tỉnh, thành phố và khu tự trị của Trung Quốc tính đến ngày 31/1. Những ca tử vong mới đã khiến số người chết trên toàn quốc lên tới 259 người.
Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có 187 nạn nhân của virus Corona hồi phục. Đây là một trong những điều gây lo ngại cho các nhà virus học tìm cách ngăn chặn dịch bệnh khi hầu hết các nạn nhân vẫn đang chiến đấu với bệnh tật và số phận của họ vẫn rất khó dự đoán. Nhóm của ông Leung ước tính rằng tỷ lệ tử vong có thể lên tới 14%. Ông Leung cũng tin rằng virus không chỉ nguy hiểm hơn SARS mà còn lan rộng hơn. ông ước tính, chỉ riêng ở Vũ Hán có thể đã có 25.000 người mắc bệnh và 19.000 người khác mang virus nhưng chưa có triệu chứng.
Theo danviet.vn
Một DN Trung Quốc hủy nhập 300 container thanh long do virus corona Trước lo ngại dịch viêm phổi Vũ Hán do vi rút Corona (coronavirus) mới gây ra, doanh nghiệp cung cấp nông sản Hồng Thái Dương (Trung Quốc) đã hủy 300 container thanh long ruột đỏ, tương đương 6.000 tấn. Chiều 31/1, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết như vậy...