Bộ NN và PTNN: “Chúng tôi không nhập chất cấm”
Sau khi có thông tin Bộ NN và PTNN cho nhập nguyên liệu giúp tăng quá trình tổng hợp protein, kích thích sinh trưởng có chất cấm, trao đổi qua điện thoại với Dân trí, đại diện Bộ khẳng định: “Không có chuyện Bộ NN&PTNT lại cấp phép nhập chất cấm”.
“Chất cấm” từ đạm đỗ tương?
Chiều 11/4, ông Phạm Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khẳng định: “ Gold Protein Peptide (SSI) là chất được phép sử dụng trong chăn nuôi và có trong danh mục cho nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2005. Chất này hoàn toàn không phải chất cấm mà chỉ là chất đạm đỗ tương bình thường, rất tốt cho chăn nuôi gia súc gia cầm”.
“Trong danh mục thức ăn chăn nuôi có ghi công dụng là “tăng quá trình tổng hợp protein, kích thích tăng trưởng”, từ kích thích tăng trưởng ở đây có nghĩa là chất kích thích cho con vật ăn ngon miệng mà không gây tác hại, để lại hậu quả gì xấu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khoẻ con người chứ không phải cứ thức ăn kích thích tăng trưởng lại là chất cấm”, ông Dương giải thích thêm.
Liên quan đến việc phát hiện có chất cấm là chất tạo nạc trong loại nguyên liệu này, ông Dương cho rằng, nguyên liệu được nhập vào là được phép, là chất đạm đỗ tương. Nhưng khi vào Việt Nam, ai đó trộn thêm chất cấm (không chỉ riêng chất tạo nạc mà còn có thể có rất nhiều loại khác) để bán cho dân lại là vấn đề khác. Lúc này, sản phẩm được trộn thêm tức là đã là làm giả, là vi phạm pháp luật. Còn nếu những nhóm nguyên liệu có chứa chất cấm như SSI, nếu đúng là có từ nguồn nhập khẩu thì 100% các lô hàng này phải lấy mẫu kiểm tra.
Video đang HOT
Sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát
Ông Dương cho biết thêm, mọi nguyên liệu có trong danh mục thức ăn chăn nuôi mà Bộ NN & PTNT ban hành đều được phép nhập vào Việt Nam. Và khi tiến hành nhập các nguyên liệu này thì doanh nghiệp nhập khẩu không phải xin phép các cơ quan quản lý Nhà nước nữa. Khi vào Việt Nam, các nguyên liệu này sẽ được kiểm tra hậu kiểm theo đúng quy định.
Tuy nhiên, việc này vẫn tiềm ẩn rủi ro nếu các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi này có thể bị nhiễm hoặc sử dụng chất cấm trước khi nhập vào Việt Nam. “Vì thế, theo quan điểm của tôi, là phải kiểm soát hay giám sát tất cả, chứ không chỉ riêng SSI. Và chất cấm cũng phải quan tâm rộng ra, không chỉ có chất tạo nạc mà nhiều chất khác.
Dù rất khó khăn vì nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập vào Việt Nam rất lớn, khoảng 9-10 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mỗi năm nhưng chúng tôi sẽ tăng cường kiểm soát, tăng cường lấy mẫu kiểu soát ngẫu nhiên.
Ông Dương cũng chia sẻ, từ vụ việc chất siêu nạc này, ngành sẽ phải làm mạnh, làm mạnh hơn, kiểm soát chặt hơn nữa vì tình trạng sử dụng chất cấm đang có rất nhiều nguy cơ, không chỉ diễn ra ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà cả ở các hộ chăn nuôi công nghiệp. Hiện Cục chăn nuôi vẫn đang chỉ đạo các địa phương tổ chức lấy mẫu để kiểm tra, giám sát. Chúng tôi sẽ tổng kiểm tra toàn bộ thức ăn chăn nuôi bổ sung, cơ sở bán thuốc thú y, đây là những nơi có thể lợi dụng để bán chất cấm tạo nạc. Tiếp tục lấy thêm mẫu để phân tích. Quan điểm của chúng tôi là tìm ra những đường dây, doanh nghiệp nào đang kinh doanh, buôn bán loại chất cấm phải xử lý nghiêm khắc.
“Qua sự việc này, ngoài kiểm tra các cơ sở sản xuất chăn nuôi nội địa, chúng tôi sẽ đề xuất mở rộng kiểm tra các nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi nhập khẩu”, ông Dương nói.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Tăng cường kiểm soát sử dụng "chất cấm" trong chăn nuôi
Trước tình trạng lạm dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi của một số hộ dân gây hoang mang dư luận, ngày 10/4, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm TƯ chỉ đạo các tỉnh thành cần tăng cường kiểm soát sử dụng "chất cấm" trong chăn nuôi.
Người dân chỉ nên sử dụng các loại thịt có nguồn gốc, được kiểm dịch. Ảnh: H.Hải
Theo thông báo của Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bô Y tê và của cơ quan chức năng địa phương đã phát hiên có hiện tượng sử dụng chất tạo nạc nhóm Beta - agonist trong chăn nuôi không chỉ ở tỉnh Đồng Nai mà còn ở môt sô địa phương khác như ở tỉnh Bắc Ninh (đã phát hiện 01 mâu gan lợn), tỉnh Hòa Bình (đã phát hiện 01 mâu thức ăn bô sung tại đại lý), tỉnh Hải Dương (đã phát hiện 01 mâu thức ăn chăn nuôi ở cơ sở chê biên).. .
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương cho rằng, việc buôn bán, sử dụng chât Beta - agonist đã cấm sử dụng trong chăn nuôi, chê biên thức ăn gia súc là nguyên nhân dân đên tôn dư chât Beta - agonist trong thịt và sản phâm, đe dọa đên sức khỏe người tiêu dùng, gây tâm lý hoang mang cho cộng đồng, ảnh hưởng đên sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thịt lợn. Nếu quản lý không tốt, nguy cơ sử dụng chất Beta - agonist trong chăn nuôi ở các địa phương là rất cao.
Vì thế, Ban chỉ đạo yêu cầu Sở Nông nghiêp và Phát triên nông thôn phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn xây dựng kê hoạch và triển khai các hoạt động giám sát nguy cơ sử dụng chất tạo nạc trong suôt quá trình chăn nuôi (chê biên, kinh doanh thức ăn gia súc kinh doanh, sử dụng chât câm Beta - agonist trong chăn nuôi tôn dư trên nước tiêu gia súc giêt mô trên thịt gia súc và sản phâm) lây mâu nghi nờ gửi cơ sở kiêm nghiêm tồn dư hóa chất Beta - agonist đã được chỉ định. Trước mắt tâp trung giám sát các trang trại chăn nuôi lợn các cơ sở kinh doanh thuôc thú y các cơ sở chê biên, kinh doanh thức ăn chăn nuôi các cơ sở giêt mô lợn các cơ sở kinh doanh thịt đâu môi. Câp nhât thông tin kịp thời đê đánh giá đúng mức đô, quy mô vi phạm sử dụng chất Beta - agonist trên địa bàn.
Thành lập các đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp với chính quyền địa phương thanh kiểm tra, truy nguyên nguôn gôc, phát hiên sớm các vi phạm về kinh doanh, sử dụng chât Beta - agonist ngay tại các cơ sở kinh doanh thuôc thú y các cơ sở chê biên, kinh doanh thức ăn chăn nuôi các trang trại chăn nuôi các cơ sở giêt mô...
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tin thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức vê tác hại của chât câm và tự giác không sử dụng hóa chất nhóm Beta - agonist trong chăn nuôi của người sản xuât, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi chỉ sử dụng thịt có nguôn gôc an toàn, thịt đã được kiêm soát thú y.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Miền Bắc: Phát hiện thịt lợn có chất tạo nạc độc hại Chiều 31/3, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, kết quả phân tích định lượng các mẫu lấy ở 15 tỉnh thành miền Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ cho thấy, có 3/90 mẫu dương tính với chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi (nhóm Beta agonist). Ảnh chỉ có tính chất minh họa Phân tích...