Bổ nhiệm sai tại chi cục có 12/13 công chức là lãnh đạo
Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Bình sau khi lập đoàn kiểm tra đã phát hiện có sai phạm trong quy trình bổ nhiệm chức danh trưởng phòng tại Chi cục Thủy lợi. Sở này đã yêu cầu Chi cục Thủy lợi thu hồi, hủy bỏ quyết định bổ nhiệm không đúng.
Ngày 29/8, ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tỉnh Quảng Bình xác nhận, sở này vừa thành lập đoàn kiểm tra, làm rõ thông tin phản ánh có tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đúng quy trình tại Chi cục Thủy lợi.
Cụ thể, dư luận xôn xao về việc, Chi cục Thủy lợi bổ nhiệm ông Mai Việt Hưng làm Trưởng phòng Thủy lợi – Nước sạch vệ sinh nông thôn không có ý kiến của lãnh đạo đơn vị, không có ý kiến của cấp ủy, không lấy phiếu tín nhiệm cán bộ chủ chốt trong Chi cục Thủy lợi.
Cùng với đó là việc bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng Quản lý Đê điều đối với ông Hà Xuân Đàn cũng không lấy phiếu tín nhiệm cán bộ chủ chốt trong chi cục.
Theo ông Khoa, sau khi đoàn kiểm tra, làm việc và đã phát hiện vi phạm trong quy trình bổ nhiệm chức danh lãnh đạo đối với ông Mai Việt Hưng, Trưởng phòng Thủy lợi – Nước sạch vệ sinh nông thôn.
Video đang HOT
Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Bình
Sở NN&PTNT đã đề nghị Chi cục Thủy lợi thu hồi, hủy bỏ toàn bộ các quyết định bổ nhiệm này. Riêng trường hợp của ông Hà Xuân Đàn, ông Khoa cho biết việc bổ nhiệm “không sai lắm”!
Ngoài việc bổ nhiệm cán bộ không đúng quy trình, dư luận còn phản ánh tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Bình xuất hiện tình trạng “thừa lãnh đạo, thiếu nhân viên”.
Tại đơn vị này có tất cả 13 công chức thì có đến 12 người là lãnh đạo. Ngoài Chi cục trưởng và 2 Phó Chi cục trưởng còn có 5 trưởng phòng và 3 phó trưởng phòng thuộc 5 phòng ban chuyên môn gồm: Phòng Phòng chống thiên tai (1 trưởng phòng và 2 phó phòng); Phòng Quản lý công trình Thủy lợi và Nước sạch Nông thôn (có 1 trưởng phòng); Phòng Thanh tra – Pháp chế (1 trưởng, 1 phó phòng); Phòng Quản lý Đê điều (1 trưởng phòng, 1 phó phòng) và Phòng Hành chính tổng hợp có 1 trưởng phòng.
Giải thích với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Phụng, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Bình nói rằng, việc này là do “lịch sử để lại”.
Viết Quân
Theo Dantri
Tướng Phạm Quốc Cương nhận quyết định làm Tư lệnh Cảnh sát cơ động
Chiều 28.8, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ và sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018.
Tướng Phạm Quốc Cương (trái) nhận quyết định làm Tư lệnh CSCĐ (ảnh Bộ Công an).
Tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Hội nghị này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Trung tướng Phạm Quốc Cương giữ chức vụ Tư lệnh CSCĐ. Vào năm 2016, tướng Cương từng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định làm Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Đến nay Bộ Công an cơ cấu lại bộ máy tướng Cương vẫn được điều động làm Tư lệnh CSCĐ.
Trong quá trình công tác, tướng Cương từng là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Phó Tư lệnh CSCĐ. Năm 2016, ông được thăng cấp hàm Trung tướng.
Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2018, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã tập trung chỉ đạo lực lượng CSCĐ toàn quốc quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Chủ động phối hợp với các lực lượng làm tốt công tác nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất với Bộ Công an triển khai kế hoạch, phương án tổ chức lực lượng ứng trực và vũ trang bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, chuyến hàng đặc biệt, sự kiện chính trị quan trọng và hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bộ Tư lệnh CSCĐ đã triển khai lực lượng, phương tiện, tăng cường hàng nghìn cán bộ, chiến sỹ (CBCS) tham gia hỗ trợ, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương đấu tranh triệt phá các chuyên án lớn về hình sự, ma túy, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự (ANTT), nhất là việc xử lý các vụ việc tụ tập, biểu tình, kích động gây rối trật tự công cộng với số lượng lớn đối tượng tham gia phản đối Quốc hội thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, dự án Luật An ninh mạng; và đấu tranh triệt phá chuyên án về ma túy tại bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã tập trung thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về đổi mới, sắp xếp bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
6 tháng đầu năm 2018, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã tổ chức 2.084.838 lượt CBCS ứng trực và trực tiếp ra quân bảo vệ các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước; tăng cường 1.750 CBCS hỗ trợ cho Công an 20 đơn vị, địa phương tổ chức 56.019 ca tuần tra kiểm soát đảm bảo ANTT trên địa bàn; tăng cường 340 CBCS phối hợp đấu tranh triệt phá thành công 7 chuyên án lớn; điều động 2.533 CBCS hỗ trợ Công an các địa phương giải quyết 3 vụ đột xuất, phức tạp về ANTT.
Theo Danviet
Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội phải thu hồi 287 triệu đồng Mới nghỉ hưu từ đầu tháng 8 vừa qua, nhưng ông Lê Thiết Cương- nguyên Giám đốc Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ phải có trách nhiệm thu và nộp lại ngân sách nhà nước gần 287 triệu đồng. Trụ sở Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội. Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và...