Bổ nhiệm sai, chủ tịch huyện bị kỷ luật
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đăk Lăk vừa thông báo thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ea Kar, do có khuyết điểm trong công tác cán bộ.
Ông Lộc đã đề bạt, bổ nhiệm một số cán bộ thuộc UBND huyện là người thân, không trình Ban thường vụ huyện ủy xin chủ trương bổ nhiệm, bổ nhiệm khi chưa quy hoạch, chưa đủ tiêu chuẩn…
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đăk Lăk đã kỷ luật ông Phạm Vũ Luật, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk với hình thức cảnh cáo.
Video đang HOT
Ông Luật đã làm trái quy định của Bộ GD&ĐT trong việc mở mã ngành mới, nhưng không có đội ngũ giáo viên cơ hữu; kê khai không đúng thành tích, sai quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho bản thân; để ngoài sổ sách, chi tiêu sai nguyên tắc gần 490 triệu đồng…
Theo VNE
Chủ tịch huyện xin lỗi dân vì cưỡng chế đất sai luật
Ngày 20/1, dưới sự chứng kiến hàng trăm người dân cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, ông Phạm Vinh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh đã xin lỗi gia đình ông Đỗ Hữu Trí vì ra quyết định cưỡng chế đất đai sai luật.
Tại buổi đối thoại, ông Vinh đã thừa nhận những sai phạm của mình trong quá trình quản lý, chỉ đạo điều hành, ban hành một số quyết định văn bản cưỡng chế trái luật vườn ươm cây cảnh được cho là trị giá đến 50 tỷ đồng của gia đình ông Đỗ Hữu Trí ở thôn Liên Hiệp 1, thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh.
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, ông Vinh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh "đã sai phạm nhiều điểm trong quá trình cưỡng chế vườn ươm của gia đình ông Trí gây bức xúc dư luận". Sáng nay, ông Vinh đã thừa nhận sai sót và đã xin lỗi trước nhân dân cũng như gia đình ông Trí.
Tại buổi đối thoại sáng nay, gia đình ông Trí và hàng trăm người dân yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Vinh. Họ cho rằng ông này lợi dụng chức vụ, quyền hạn ban hành nhiều quyết định sai luật gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Vinh còn được cho là đã chỉ đạo lực lượng công an, quân đội địa phương tham gia cưỡng chế đất đai.
Các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện bồi thường theo luật trách nhiệm bồi thường nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân càng sớm càng tốt. "Còn những cán bộ, đảng viên nào liên quan đến vụ cưỡng chế sai luật này, tỉnh sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật", ông Thích nói.
Ông Phạm Vinh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh công khai xin lỗi trước dân vì quyết định cưỡng chế đất đai sai luật của mình trong sáng nay. Ảnh: Trí Tín.
Trước đó tháng 7/2011, ông Trí cùng 8 lao động đang chăm sóc vườn cây kiểng của gia đình thì đoàn cưỡng chế của UBND huyện Sơn Tịnh đưa nhiều phương tiện cơ giới đến san bằng. Khu vườn có hơn 500.000 cây kiểng quý các loại từng có quy mô vườn sinh vật cảnh lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên bỗng chốc tan tành.
Một số quyết định của Chủ tịch Vinh được cho là trái luật thể hiện ở việc ngày 25/4/2011 ông yêu cầu gia đình ông Trí kê biên tài sản để đảm bảo thu hồi số tiền xử phạt 27 triệu đồng và đề nghị dỡ bỏ cây cối, nhà cửa trên diện tích hơn 32.600 m2 đất mà huyện này cho rằng lấn chiếm đất của Nhà nước. Theo cơ quan kiểm tra, đây là quyết định cưỡng chế vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai chứ không phải cưỡng chế thu hồi đất để triển khai xây dựng dự án của Nhà nước. Tuy nhiên, trong văn bản lại ghi nội dung "tổ chức cắm mốc để phân định ranh giới phần diện tích đất thu hồi, giao UBND thị trấn Sơn Tịnh quản lý và sử dụng theo quy hoạch của Nhà nước".
Ngày 5/7/2011, chủ tịch huyện tiếp tục ký quyết định giao Trung tâm phát triển quỹ đất huyện với nội dung: "Sau khi kết thúc buổi cưỡng chế tiến hành nhận diện tích đất để bàn giao đơn vị thi công tuyến đường Mỹ Trà - Mỹ Khê (đoạn thị trấn Sơn Tịnh) triển khai thi công đúng tiến độ công trình".
Sau sự việc, để giải tỏa bức xúc người dân, tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các cơ quan chức năng lập Đoàn thanh tra liên ngành vào cuộc làm rõ. Kết luận cho thấy, ngoài việc ký nhiều quyết định trái pháp luật, ông Vinh còn cố ý tham mưu sai cho UBND tỉnh Quảng Ngãi đưa ra quyết định không đúng các quy định của pháp luật dẫn đến hậu quả nghiêm trọng của vụ cưỡng chế nói trên.
Theo VNE
Cán bộ xã dùng bằng giả Không có bằng tốt nghiệp THPT, nhiều cán bộ xã Hoằng Kim (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã mượn hồ sơ rồi tẩy xóa, điền tên mình để nộp cho cấp trên nhằm hợp thức hóa trình độ, tiêu chuẩn cán bộ. Nhận được đơn tố cáo của người dân về việc cán bộ xã Hoằng Kim dùng bằng giả để thăng quan tiến...