Bổ nhiệm Grenell, ông Trump muốn cơ quan tình báo Mỹ trở thành “sân sau”?
Quyết định này của Tổng thống Trump thể gây “mất lòng” cộng đồng tình báo Mỹ, vốn đã phải hứng chịu sự công kích liên tiếp thời gian qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 19/2 tuyên bố bổ nhiệm ông Richard Grenell – Đại sứ Mỹ tại Đức, đồng thời là một nhân vật trung thành với ông, làm quyền Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia thay thế ông Joseph Maguire. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh ông Trump phải đối mặt với hạn chót là ngày 11/3 để đề cử một Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia mới hoặc chỉ định quyền Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia mới, vì theo luật pháp liên bang, ông Maguire sẽ không được tiếp tục đảm nhiệm công việc này sau thời hạn nói trên.
Ông Richard Grenell được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia. Ảnh: Politico.
Nhân vật gây tranh cãi
Một số ý kiến cho rằng, quyết định này của Tổng thống thể gây “mất lòng” cộng đồng tình báo Mỹ, vốn đã phải hứng chịu sự công kích liên tiếp từ ông Trump sau khi ông giành thắng lợi trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ và tiếp đến được Thượng viện tuyên bố “trắng án” trong cuộc điều tra luận tội.
CNN dẫn lời một cựu quan chức cấp cao trong Nhà Trắng cho rằng quyết định của Tổng thống Trump là nhằm “lấp đầy các khoảng trống” sau tiến trình luận tội. Ông Trump dường như cảm thấy mất lòng tin ở Maguire và muốn thay thế bằng một người khác có đủ sự trung thành. Động thái này cũng gây lo ngại đối với nhiều đồng minh của Tổng thống Trump, những người cho rằng, ông Grenell không có nhiều kinh nghiệm liên quan đến tình báo và phẩm chất chính của ông dường như chỉ là sự trung thành đối với Tổng thống.
Video đang HOT
Theo CNN, ông Grenell có thể sẽ không được chỉ định chính thức giữ vị trí Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, vốn cần phải có sự phê chuẩn của Thượng viện, bởi hồ sơ của ông với vai trò là Đại sứ Mỹ tại Đức đã gây nhiều lo ngại, ngay cả đối với một số thành viên trong đảng Cộng hòa.
“Một số nghị sỹ Cộng hòa không hài lòng với công việc mà ông đã làm với tư cách là Đại sứ Mỹ, do đó sẽ rất khó để ông được bổ nhiệm chính thức”. Trước đó, ông Grenell đã phải trải qua cuộc bỏ phiếu đầy tranh cãi, với 56 phiếu thuận và 42 phiếu chống để trở thành Đại sứ Mỹ tại Đức.
Việc ông là nhân vật trung thành với Tổng thống Trump cũng là vấn đề cần xem xét, ngay cả khi các nghị sỹ Cộng hòa phải thừa nhận việc xây dựng vị trí Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia trở thành “xương sống” để chống đỡ cho ông Trump là động thái tích cực.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác đánh giá, điều này sẽ cho phép ông Trump lấp đầy vị trí trước mắt bằng một nhân vật trung thành trong khi tìm kiếm một giải pháp lâu dài.
Ông Grennel từng có ý định rời bỏ chức vụ Đại sứ
CNN dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, đã có những tin tức về việc Grennell sẽ rời khỏi vị trí Đại sứ Mỹ tại Đức một thời gian. Ông Grennell từng muốn rời vị trí này để trở lại làm một công việc hành chính khác hoặc làm việc trong lĩnh vực tư nhân, một nguồn thạo tin cho biết.
Trước khi được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, Grenell đã bày tỏ mong muốn được quay lại Washington và đã có nhiều cuộc thảo luận về khả năng ông tham gia chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump.
Tổng thống Trump từ lâu đã đánh giá rất cao công việc của ông Grenell. Ông Trump thường xuyên khen ngợi Đại sứ Grenell trong những lần xuất hiện trên truyền hình hay trên trang Twitter cá nhân, nói với một cố vấn rằng Grenell là “đại sứ yêu thích của ông”. Điều này không phải lúc nào cũng làm hài lòng các đồng minh của ông trong bộ máy an ninh quốc gia của Nhà Trắng và một số quan chức lo ngại về việc Grenell có thể tự do tiếp cận những vấn đề an ninh quốc gia quan trọng.
CNN dẫn lời một cố vấn trong chính quyền Tổng thống Trump cho biết, mặc dù là người trung thành với Tổng thống, nhưng ông Grenell rất cứng rắn và có nhiều tuyên bố gây tranh cãi trên TV hoặc trên các phương tiện truyền thông.
Quyết định của Tổng thống Trump cũng vấp phải sự phản đối của các nghị sỹ Dân chủ. Thượng nghị sỹ Dân chủ Mark Warner, thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện viết trong một thông báo hôm qua (19/2) rằng: “Tổng thống Trump đã chọn một cá nhân không có nhiều kinh nghiệm tình báo để lãnh đạo cộng đồng tình báo quốc gia. Đây là nhân vật thứ hai Tổng thống Trump đề cử giữ chức vụ quyền giám đốc cơ quan tình báo kể từ khi ông Dan Coats từ chức. Rõ ràng đây là nỗ lực gạt sang một bên nghĩa vụ hiến pháp của Thượng viện để tư vấn và lựa chọn các vị trí an ninh quốc gia quan trọng như vậy”. Trong khi đó, người phát ngôn của Thượng nghị sĩ Richard Burr – Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện đã từ chối bình luận về vấn đề này./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Đại sứ Mỹ nêu lý do áp lệnh trừng phạt vào "Dòng chảy phương bắc 2"
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild hôm nay (22/12), Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell cho rằng các lệnh trừng phạt của Washington nhắm vào đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương bắc 2" (Nord Stream 2) được phê duyệt là vì lợi ích của châu Âu.
Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell.
"15 quốc gia châu Âu, Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu đều thể hiện sự lo lắng về dự án này. Chúng tôi đã nghe thấy các đối tác châu Âu của mình rằng Mỹ nên ủng hộ các nỗ lực của họ. Đó là lý do vì sao lệnh trừng phạt này là một quyết định ủng hộ châu Âu. Hiện tại đang có rất nhiều cuộc nói chuyện ở châu Âu cho rằng việc này có lợi cho châu Âu hơn và chúng tôi tin rằng, khi nói tới 'Dòng chảy phương bắc 2', chúng tôi đã có quan điểm cực kỳ ủng hộ châu Âu. Tôi đã nghe rất nhiều các nhà ngoại giao châu Âu cám ơn tôi về hành động này" - ông Grenell nói.
Theo ông Grenell, "mục tiêu của việc này luôn là đa dạng hóa các nguồn năng lượng của châu Âu và đảm bảo không một quốc gia duy nhất nào có thể tạo dựng quá nhiều ảnh hưởng đối với châu Âu thông qua năng lượng", đồng thời nhà ngoại giao Mỹ cho rằng "đây là chính sách lâu dài của Mỹ có từ thời chính quyền cựu TT Obama".
Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn Đạo luật Ủy quyền quốc phòng cho năm tài khóa 2020 (bắt đầu từ ngày 1/10), theo đó yêu cầu chính quyền Mỹ phải đưa ra lệnh trừng phạt chống lại đường ống khí đốt "Dòng chảy phương bắc 2" và TurkStream của Nga. Vào ngày 11/12, Hạ viện ủng hộ đạo luật này và TT Trump cũng ký thông qua. Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu nói với các phóng viên hôm qua rằng châu Âu phản đối các lệnh trừng phạt Mỹ chống lại các công ty châu Âu đang làm ăn kinh doanh hợp pháp.
Giữa áp lực trên, công ty Allseas có trụ sở tại Thụy Sĩ đã dừng việc đặt đường ống cho "Dòng chảy phương bắc 2".
Chính phủ Đức cũng phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ và cho rằng Washington đã can thiệp vào các vấn đề của châu Âu.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai.vn/TASS
Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Joseph Maguire dọa từ chức Chức vụ Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ được thiết lập sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, có trách nhiệm giám sát 17 cơ tình báo quân sự và dân sự của Mỹ, bao gồm Cơ quan Tình báo Trung ương. Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Joseph Maguire. (Nguồn: AFP/TTXVN) Nhật báo Washington Post ngày 25/9 đưa tin,...