Bổ nhiệm Chủ tịch PVN: Dù lọt vẫn còn “cửa” sau cùng để xử lý
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên phân tích, việc bổ nhiệm cán bộ, nếu có vấn đề ở khâu nào đó mà để lọt người vi phạm pháp luật thì dù ở cương vị nào cũng phải bị xử lý. Cơ quan bảo vệ pháp luật là khâu cuối cùng xử lý, không để cán bộ “thoát” trót lọt”.
Chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 chiều tối nay, 31/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhận hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) Nguyễn Xuân Sơn vừa bị CQĐT Bộ Công an khởi tố, bắt giam để điều tra về 2 tội danh.
Theo đó, dư luận hiện đặc biệt quan tâm việc ông Sơn bị khởi tố, điều tra với băn khoăn, có những sai phạm nghiêm trọng từ thời đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo ngân hàng Ocean Bank mà sao ông Sơn vẫn được bổ nhiệm Chủ tịch PVN để rồi chỉ 1 năm sau khi ngồi ở vị trí lãnh đạo cao nhất của tập đoàn này, ông Sơn đã bị “phế” chức, rơi vào vòng lao lý. Dư luận càng đặt vấn đề khi gần đây nhất, ít ngày trước khi mất chức, bị bắt, ông Sơn vẫn còn tháp tùng Tổng Bí thư trong chuyến công du Mỹ, gây nhiều phản cảm.
Cựu Chủ tịch tập đoàn Dầu khí quốc gia Nguyễn Xuân Sơn.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên xác nhận, việc cơ quan công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Xuân Sơn – cựu Chủ tịch Ocean bank, cựu Chủ tịch phức tạp.
Người phát ngôn Chính phủ khẳng định, nói về công tác cán bộ, quá trình bổ nhiệm một con người tới chức vụ như thế, ở Việt Nam có một quy trình khá đầy đủ. Quy trình đề ra, theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, là chặt chẽ, có từng bước, từng khâu công việc cụ thể để nhận xét, đánh giá, xem xét các điều kiện và thẩm định các vấn đề có liên quan tới cán bộ được bổ nhiệm. Việc thẩm định cũng rất công khai, minh bạch, dân chủ, phải lấy ý kiến của từng tổ chức (có thẩm tra, đối chứng của cơ quan có trách nhiệm).
Video đang HOT
“Tuy vậy, qua quá trình này vẫn không phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của ông Sơn. Dư luận có lý khi đặt vấn đề, quy trình chặt chẽ như vậy vẫn không có kết quả, vẫn để lọt cán bộ như vậy. Việc không phát hiện hay không thể phát hiện hoặc có phát hiện nhưng không làm theo quy định đã đặt ra sẽ được tiếp tục làm rõ” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên trao đổi thẳng thắn.
Các khâu kiểm soát, theo đó, đã lọt, cho đến khâu cuối cùng, CQĐT qua nhiều nguồn tin đã điều tra và phát hiện ra những hành vi vi phạm của cựu Chủ tịch PVN.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên thông tin, CQĐT không lên tiếng trong suốt quá trình bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sơn lên chức vụ cao nhất tại PVN vì theo nguyên tắc, khi và chỉ khi có đủ căn cứ chứng minh một con người có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan điều tra mới áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết. Khi ông Sơn dời Ocean bank thì vẫn chưa có đủ căn cứ cần thiết để lên tiếng, chặn đường phấn đấu của một công dân, một cán bộ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng chia sẻ, việc quan trọng hàng đầu trong quá trình quy hoạch, bổ nhiệm đó là công tác cán bộ – phần việc khó nhất trong các khâu. Trong công tác cán bộ, đánh giá năng lực có thể còn dễ nhưng đánh giá về nhân phẩm, đạo đức, phẩm hạnh của một con người thì thực sự rất khó.
Kết lại, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, việc bổ nhiệm cán bộ, nếu do vấn đề ở khâu nào đó mà để lọt người vi phạm pháp luật thì dù ở cương vị nào cũng phải bị xử lý. Khi các khâu trong công tác cán bộ chưa “bao” được hết, vẫn đề lọt thì cơ quan bảo vệ pháp luật là khâu cuối cùng xử lý, không để thoát trót lọt.
Bộ trưởng Nên phân trần: “Nói vậy để có thể hình dung, một con người như thế, đã công tác ở PVN mấy mươi năm cho đến khi lên đến vị trí Chủ tịch tập đoàn vẫn sơ sót thì công tác điều tra sẽ giúp trả lời nhiều vấn đề, làm rõ khâu nào trong công tác quản lý cán bộ của ta còn yếu kém. Còn Đảng và Nhà nước cũng vẫn tiếp tục nghiên cứu để xây dựng được chính sách, quy định đảm bảo chặt chẽ hơn”.
Một câu hỏi mở rộng từ chuyện cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí bị bắt giam thể hiện nghi ngại, đây là thời điểm bộc lộ những hậu quả của việc các Tập đoàn, Tcty Nhà nước đầu tư ngoài ngành – việc diễn ra không chỉ tại PVN mà còn với rất nhiều DNNN khác. Theo đó, đơn cử như PVN, DN có thể không chỉ mất trắng 800 tỷ đồng đầu tư vào Ocean bank mà còn hàng nghìn tỷ đồng đầu tư ngoài ngành khác cũng đang ở tình trạng mất an toàn.
Câu hỏi này được chuyển cho đại diện Ngân hàng Nhà nước – Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng. Bà Hồng khái quát, NHNN đã xây dựng kế hoạch thoái vốn cho các trường hợp này, tiêu biểu như giải pháp thoái vốn của PVN và PVCombank.
P.Thảo
Theo dantri
Không tiếp tục để xảy ra tai nạn trên công trường đường sắt đô thị
Trao đổi với báo giới tại phiên họp báo Chính phủ tường kỳ chiều 27/5 về việc các sự cố liên tiếp xảy ra tại các công trình đường sắt đô thị ở Hà Nội, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nói về những giải pháp chặn tai nạn tái diễn tại đây.
Vụ tai nạn xảy ra gần đây nhất trên công trường thi công đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội (ảnh: Nguyễn Dương).
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên giải thích, để đảm bảo an toàn lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động; Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn QCVN 18:2014/BXD về an toàn trong xây dựng.
Về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc để xảy ra các vụ tai nạn lao động, Bộ trưởng Nên nhận định, theo chức năng nhiệm vụ được giao, ngành LĐTB&XH cùng các cơ quan quản lý nhà nước liên quan thực hiện việc kiểm tra an toàn lao động trên công trường.
Để tăng cường quản lý về chất lượng, hạn chế các sự cố, Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng; đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động, chất lượng công trình.
Đề cập những sự cố cụ thể xảy ra tại dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, Bộ Giao thông vận tải và UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo giải quyết, đồng thời kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan; rút kinh nghiệm trong triển khai dự án, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công.
"Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã bị đình chỉ thi công toàn tuyến trong khoảng 1,5 tháng để kiểm tra, đánh giá, xác định nguyên nhân, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan và đã 2 lần thay thế lãnh đạo chủ đầu tư dự án" - ông Nên thông tin.
Còn dự án đường sắt đô thị, tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, Bộ Giao thông cũng đã chỉ đạo dừng thi công, điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý, giám sát đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường thi công và trật tự an toàn giao thông,..
Các Bộ, địa phương cũng được yêu cầu tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác này để bảo đảm an toàn hơn.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng chỉ đạo rà soát tình trạng "trạm thu phí mọc như nấm" Trước kiến nghị cần điều chỉnh giảm việc thu phí bảo trì đường bộ vì hiện các trạm thu phí đã mọc lên như nấm của nhiều Hiệp hội vận tải, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trấn an, việc thu phí không dùng để bảo trì các tuyến đường BOT. Nhiều ý kiến cho rằng có...