Bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ngày 5/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức công bố và trao quyết định bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa trao quyết định cho đồng chí Lê Vũ Tuấn Anh.
Tại buổi lễ, thay mặt Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã trao Quyết định số 555/QĐ-BTNTM của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm đồng chí Lê Vũ Tuấn Anh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 4/3/2020, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
Chúc mừng đồng chí Lê Vũ Tuấn Anh đã được lãnh đạo Bộ và tập thể Thanh tra Bộ tín nhiệm bổ nhiệm vào cương vị và trọng trách mới, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị tân Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn, phối hợp tốt với các đơn vị và địa phương để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của ngành, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao .
Video đang HOT
Theo Chinhphu
Nan giải vấn đề xử lý rác thải nông nghiệp
Các loại rác thải nông nghiệp, như: Vỏ bao bì phân bón, chai lọ, vỏ bao từ các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được xếp vào danh sách "rác thải nguy hại" cần phải được thu gom, xử lý.
Tuy nhiên, vấn đề này dường như chưa được các sở, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện.
Bể đựng các loại rác thải được xây dựng tại khu đồng, xã Vạn Thắng (Nông Cống).
Tại cánh đồng trồng các loại cây rau màu xã Xuân Vinh (Thọ Xuân), trên các bờ ruộng hay cạnh mương dẫn nước chúng tôi nhìn thấy những chai lọ, vỏ bao các loại thuốc BVTV mới được vứt vương vãi trên những vỏ bao khác đã bị cáu bẩn bởi bùn đất. Điều này chứng tỏ từ lâu việc thu gom những loại rác nguy hại này ở đây đã không được thực hiện. Điều đáng buồn là, thực trạng trên đã và đang diễn ra ở hầu hết các cánh đồng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có thống kê, đánh giá hay nghiên cứu nào về rác thải trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo ước lượng thì với diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, nên bình quân 1 ha sản xuất lúa thì mỗi vụ thải ra môi trường khoảng 1 đến 1,5 kg bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV; còn diện tích trồng các loại cây hoa, rau màu thì lượng rác thải ra có thể gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường thì bao gói thuốc BVTV sau sử dụng bao gồm túi nilon, chai nhựa, chai thủy tinh... phải được thu gom ngay về các bể chứa bố trí trên các khu vực đồng ruộng, tránh để tình trạng sau khi sử dụng (sau khi phun thuốc), người dân vứt bừa bãi trên đồng ruộng, bờ đường giao thông... gây ảnh hưởng đến mỹ quan và ô nhiễm môi trường đất, nước trong khu vực. Bể chứa vỏ bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng phải đặt tại các vị trí thích hợp, dung tích bể chứa khoảng 0,5 đến 1 m3 có nắp đậy kín, tối thiểu cứ 3 ha đất canh tác cây trồng hằng năm phải có 1 bể chứa hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc BVTV. Bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được thu gom vào các bể chứa để chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định của chất thải nguy hại. Nghiêm cấm việc tráng, rửa các dụng cụ sử dụng để pha chế, phun hoặc chứa hóa chất BVTV ở các nguồn nước được dùng cho mục đích sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, vui chơi giải trí, thể thao, du lịch.
Để thực hiện những quy định về thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuyên truyền về sự nguy hại của các loại rác thải nông nghiệp đối với môi trường và con người, từ đó nâng cao ý thức cho bà con nông dân trong việc thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp. Vận động người dân bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp thông qua hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Các sở, ngành có liên quan cũng đã thực hiện các mô hình bể chứa rác thải tại một số cánh đồng trên địa bàn tỉnh; đồng thời, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm, bố trí kinh phí để xây dựng các ô, bể chứa các rác thải nông nghiệp trong quá trình đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ môi trường Thanh Hóa, mặc dù đã thực hiện các giải pháp để thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp, song do vấn đề này chưa được chính quyền các địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện, nên tình trạng tùy tiện xả rác thải nông nghiệp trên đồng ruộng vẫn còn phổ biến và hiện vẫn đang tồn tại, tiếp diễn.
Tiến Xuân
Theo Baothanhhoa
Bộ TN-MT nhận trách nhiệm việc lùi thu tiền cấp quyền khoáng sản Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, nếu bây giờ cho lùi thời hạn hay cho miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì người dân sẽ được hưởng lợi. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ tại Nghị trường Quốc hội. (Nguồn ảnh: TTXVN) Trong báo cáo giải trình...