Bố nhẫn tâm đánh chết con gái vì khát có con trai
Một bé gái 3 tháng tuổi được cảnh sát thông báo bị bố đánh đập dữ dội vì muốn có con trai, đã qua đời hôm 11/4.
Bé Neha Afreen chết vì ngưng tim tại một bệnh viện nhà nước ở Bangalore sau khi chiến đấu giành giật sự sống suốt 3 ngày.
“Chúng tôi đã cố gắng để cứu Afreen nhưng không thành công và cô bé đã qua đời vì thương tích nặng” – Giám đốc bệnh viện Gangadhar Belawadi cho AFP biết.
Afreen được đưa tới bệnh viện với thương tích nặng ở vùng đầu, da bị trầy trụa và vết cắn xuất hiện khắp người cô bé. Vụ việc đã khiến đất nước Ấn Độ phẫn nộ và ông bố đã lập tức bị bắt giữ.
“Chồng tôi tức tôi vì đã sinh con gái” – mẹ của Afreen, chị Reshma Banu nói với các phóng viên – “Ông ta thù ghét con bé. Ông ta muốn tôi phải bỏ rơi đứa trẻ hoặc đẩy nó đi cho khuất mắt vì ông ta muốn có con trai.”
Vụ việc của Afreen là trường hợp mới nhất trong hàng loạt vụ bê bối diễn ra ở Ấn Độ, nơi các bé gái bị bỏ rơi, tra tấn và thậm chí là sát hại bởi những bậc phụ huynh khát con trai.
“Sự tàn nhẫn chống lại các bé gái đã vượt mọi giới hạn” – Ranjana Kumari, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội cho AFP biết – “Chúng ta phải làm nhiều hơn để khiến xã hội cảm thông hơn với các bé gái và phải trừng phạt nặng những kẻ gây ra tội ác như vậy.”
Video đang HOT
Hồi tháng Ba, một bé gái 2 tuổi bị bỏ rơi đã chết tại New Delhi sau khi bị thương nghiêm trọng do gẫy tay, dập sọ.
Người ta đã tiến hành 5 cuộc phẫu thuật trên bé gái này, được báo chí đặt tên Falak (Trời xanh).
Cô bé được tôn vinh là “đứa trẻ kỳ diệu” vì có dấu hiệu phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên bé đã qua đời sau một cơn đau tim.
Tuần trước, một bé gái mới sinh ở thành phố Jodhpur cũng bị bỏ rơi do cha mẹ cô bé muốn giành lại một đứa bé trai mà người ta trao nhầm cho họ.
Phụ huynh của đứa trẻ khăng khăng khẳng định bé gái không phải con họ và chỉ chấp nhận đứa trẻ 11 ngày sau, khi kết quả DNA khiến họ “cứng họng.”
Hôm thứ Tư, trang mạng xã hội Twitter đã bùng nổ với hàng trăm tin nhắn thể hiện sự tức giận và sốc liên quan tới cái chết của Afreen.
“Bé Afreen. Bé Falak. Và có Chúa mới biết còn bao nhiêu đứa trẻ nữa không được đưa lên mặt báo. Hay các bé không được tồn tại trên đời này. Thật buồn và xấu hổ” – đạo diễn Bollywood Meghna Gulzar viết.
Phụ nữ kết hôn ở xã hội trọng nam khinh nữ như Ấn Độ đã vấp phải sức ép khổng lồ trong việc sinh ra con trai.
Con trai được xem là lao động chính và là người chăm sóc cho cha mẹ già trong tương lai. Con gái bị coi là gánh nặng trong gia đình truyền thống bởi cha mẹ thường phải bỏ ra khoản hồi môn lớn khi cô đi lấy chồng.
Nhiều chính quyền ở Ấn Độ đã triển khai các chính sách chống sự phân biệt phụ nữ. Nhưng thành công thu được rất hạn chế và nó không ngăn được tình trạng phá thai nhi là con gái.
Việc cả xã hội mê con trai đã dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới nghiêm trọng. Dữ liệu hồi năm 2011 cho thấy tỷ lệ giới ở Ấn Độ chỉ là 914 bé gái/1000 bé trai, thấp hơn nhiều chuẩn toàn cầu là 952 bé gái/1000 bé trai.
Theo Giáo Dục VN
Tàu hải giám Trung Quốc ngăn Hải quân Philippines bắt giữ 8 tàu cá
Vào ngày 10/4, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực trên để ngăn cản Hải quân Philippines tiến hành bắt giữ các tàu cá của Trung Quốc.
AFP ngày 11/4 đưa tin cho biết, một tàu Hải quân Philippines đã có cuộc giằng co căng thẳng với hai tàu Hải giám Trung Quốc vài ngày qua do có liên quan tới vụ bắt giữ 8 tàu đánh cá Trung Quốc vi phạm phần lãnh hải mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Tàu tuần tra lớp Hamilton Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines tại cảng Manila ngày 14/12/2011. Ảnh AFP.
Các tàu cá trên bị phát hiện vào hôm 8/4 trong khi tàu Hải quân Philippines đang tiến hành tuần tra trong khu vực này.
Vào ngày 10/4, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực trên để ngăn cản Hải quân Philippines tiến hành bắt giữ các tàu cá của Trung Quốc bằng cách chắn giữa tàu Hải quân Philippines và tàu cá của ngư dân nước này.
"Tình hình vẫn không thay đổi cho đến sáng hôm nay" - đại diện tàu tuần tra Philippines cho biết thêm.
Vào cuối ngày 10/4, trong cuộc trao đổi với Đại sứ Trung Quốc Ma Keqing, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhấn mạnh rằng vùng biển trên là "một phần lãnh thổ không thể tách rời của Philippines".
Ngoại trưởng Rosario đã mời Đại sứ Ma tới Bộ Ngoại giao Philippines trong sáng ngày 11/4 để bàn về giải pháp giải quyết tình huống căng thẳng trên.
Trong khi đó, Zhang Hua - phát ngôn viên của Đại sứ Trung Quốc tại Manila nói với AFP hôm 11/4 rằng ông không có bình luận gì về bế tắc mới nhất.
Theo Giáo Dục VN