Bồ nhận cái kết bất ngờ sau khi nhắn tin thách thức vợ, hôm sau mới biết tất cả chỉ là cái bẫy kinh khủng
Bất ngờ, 1 bàn tay đặt lên vai Hân khiến cô giật nảy mình. Là Quang, Hân mừng rỡ nắm lấy tay anh sau bao ngày xa cách. Nhưng phản ứng của Quang mới là điều khiến cô sốc hơn cả.
Khi người ta nô nức sắm Tết, đón Tết thì kẻ thứ 3 như Hân lại càng ấm ức, khó chịu. Tại sao ai cũng được vui vẻ bên gia đình mà cô lại phải ngồi đây chờ người khác ban phát yêu thương chứ. Rõ ràng Quang đã nói sẽ giải quyết việc ly hôn với vợ trong năm nay, vậy mà dùng dằng đến giờ lại hết 1 năm nữa rồi, đến khi nào Hân mới được đường hoàng đứng bên người mình yêu đây?
Quang là một anh trưởng phòng dự án, chức không to nhưng lại đẹp trai, ga lăng, luôn quan tâm đến người khác. Thế nên, chẳng khó gì để Hân cướp được trái tim của người đàn ông đã có vợ như Quang. Nếu đặt lên bàn cân mà nói, Hân chỉ hơn vợ anh mỗi cái sắc, còn lại thì họ hoàn toàn thuộc về 2 thế giới khác nhau.
Ảnh minh họa
Nếu Duyên suồng sã với những bộ đồ ở nhà, tất bật cơm nước, con cái, dọn dẹp thì Hân lúc nào cũng sang chảnh trong những chiếc đầm body hàng hiệu, nước hoa thơm phức. Hẳn là đàn ông thì chả ai là không thích cái đẹp. Nhưng không hiểu sao, những ngày cận Tết, Hân thấy bỗng dưng Quang nhạt nhẽo lạ, chả còn chủ động hẹn hò cô như trước.
Lo lắng đứng ngồi không yên, Hân ngắm mình trong gương. Chẳng lẽ một người xinh đẹp, tài giỏi như cô lại phải chịu mãi phận kẻ thứ 3? Không được, nhất định Hân phải một lần dứt khoát nắm lấy hạnh phúc đời mình.
“Chị không biết tôi nhưng tôi thì biết rất rõ về chị. Xin tự giới thiệu tôi là người mà anh Quang yêu hơn cả mẹ con chị. Thôi tôi để cho chị được tận hưởng cái Tết cuối cùng bên chồng cho đỡ tủi thân. Cứ chuẩn bị tâm lý đi nhé!”, Hân ấn enter 1 cái mà lòng hả hê vô cùng, như thể cô mới là người bị cướp chồng đi đòi công lý vậy.
Hân lặng im chờ “động tĩnh” từ đối phương. Thấy chị ta đã xem mà không trả lời, Hân càng tức tối, hậm hực. Cô lại tiếp tục tấn công bằng những lời lẽ, mức độ chửi rủa, tăng tiến dần. Sau cả một tràng dài mình Hân độc thoại, cuối cùng thì cô cũng nhận được một biểu tượng mặt cười kì lạ. Nó như một sự xỉ nhục đối với Hân từ nãy giờ. Lẽ ra Duyên phải phát điên lên ngay sau khi nhận tin nhắn đầu tiên mới đúng lẽ thường chứ?
Không thể kìm nén thêm, Hân lại tiếp tục chửi sang cả con trai của người tình, cô tin lần này đối phương sẽ không thể nhịn được. Quả đúng như những gì mà Hân dự đoán, vợ Quang yêu cầu ngay 1 cuộc hẹn để làm rõ trắng đen. Là kẻ thứ 3 thật nhưng Hân sợ gì chứ, tình cảm cô dành cho Quang là thật lòng và Hân cũng tin chắc, Duyên không bao giờ có bản lĩnh đánh ghen bằng bạo lực.
Hân sải bước đầy tự tin với tư thế sẵn sàng đối mặt. Cô gọi một tách cà phê, nhìn ra dòng người tấp nập. Bất ngờ, 1 bàn tay đặt lên vai Hân khiến cô giật nảy mình. Là Quang, Hân mừng rỡ nắm lấy tay anh sau bao ngày xa cách. Nhưng phản ứng của Quang mới là điều khiến cô sốc hơn cả.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
“Đủ rồi, thôi diễn trò đi. Tôi không ngờ trước mặt tôi thì cô ngọt ngào, hiền dịu, lúc nào cũng tỏ ra thiệt thòi, giả nhân giả nghĩa khuyên tôi phải đối xử với vợ con nọ kia. Hóa ra là đóng kịch để cho tôi mủi lòng. Người nhắn tin với cô hôm qua là tôi đấy. Cô lại còn dám rủa cả con tôi, tôi chưa đánh cô là may rồi đấy. Biến khỏi cuộc đời tôi, loại đàn bà hư hỏng”, Quang nói xối xả rồi bước đi không để Hân kịp phản ứng.
Hân chạy đuổi theo buông lời hăm dọa sẽ làm xấu mặt người tình nếu anh nỡ bỏ rơi cô thế này. Nhưng không hề sợ hãi, Quang ném ánh mặt khinh bỉ đáp lại: “Tôi thách, loại người như cô, ngoài mồi chài đàn ông ra thì chả làm được cái gì đâu”.
Hân quỳ sụp xuống đường khóc nức nở. Dù có đau lòng thế nào cô vẫn kịp nhận ra người vợ lôi thôi, quê mùa Quang từng kể mở cửa kính ô tô quay lại chào Hân với điệu cười đắc thắng. Cuối cùng, Hân không hề hay biết chính sự sốt sắng, vội vã của mình là cơ hội để Duyên đòi lại chồng. Kế hoạch công kích để ép Hân lộ mặt cũng là do 1 tay Duyên sắp đặt. Không biết vì Hân chủ quan, coi thường “chính thất” hay tại đây là kết cục sớm muộn gì kẻ thứ 3 như cô cũng phải gánh chịu.
Theo afamily.vn
"Tết nầy bây có dìa hôn?" - câu hỏi của mẹ khiến người con xa xứ cảm thấy chạnh lòng!
"Tết nầy bây có dìa hôn? Tao không cần tiền bây gởi dìa quê để tao ăn tết. Tao cần thấy mặt tụi bây với sắp nhỏ là tao đủ vui rồi...". Từng lời của mẹ khiến tôi lặng người đi, ai mà chẳng muốn về quê thế nhưng.....
Làm cả năm, Tết có 3 ngày, ai ai cũng tranh thủ sắp xếp công việc để về quê thăm gia đình, ông bà, cha mẹ đủ hiểu ý nghĩa của Tết quan trọng như thế nào trong tâm trí của người Việt Nam. Mặc dù ít nhiều không "bày vẽ" như Tết xưa, thế nhưng mọi thứ vẫn vẹn nguyên trong kí ức của mỗi người. Những ngày giáp Tết, có lẽ ở nhà mọi thứ cũng đã chuẩn bị gần xong. Cành mai trước nhà chắc cũng đã rung rinh cánh mỏng. Bánh mứt cũng đã đủ đầy. Nhưng vẫn thiếu người con xa xứ chưa trở về, phải chăng vì họ không nhớ nhà, họ chẳng quyến luyến không khí sum vầy hay dòng đời xuôi ngược khiến họ chấp nhận đánh đổi?
Dưới đây là nguyên văn bài chia sẻ của một người đàn ông đã có vợ, ít khi về quê ăn Tết, mặc dù quê nhà chẳng xa xôi gì mấy. Đọc những dòng chia sẻ của anh, hẳn nhiều người phải suy ngẫm:
"Sau cuộc gọi của mẹ, lòng tôi trăn trở mãi, biết mẹ nói vậy là giận, là lẫy...
Tôi rành tánh mẹ, vẫn vậy. Giận thì giận mà thương thì vẫn cứ thương!
Tôi xa quê Bến Tre đã lâu, mỗi năm chỉ về đúng một lần vào ngày giỗ ba tôi, còn ngày Tết thì luôn vắng mặt với nhiều lý do... Bến Tre cách Sài Gòn không xa, cũng không phải chen lấn đặt vé máy bay, tàu xe hay tốn vài chục triệu để về quê như những người dân xa xứ ở miền Bắc. Bến Tre cứ thích là về, muốn thì chạy xe máy cũng vèo là tới nhà, thế nhưng... Tết đến, mọi thứ ngổn ngang, vợ con thích đi du lịch, ở lại ăn Tết thành phố, chúc Tết sếp, nhậu nhẹt bạn bè, và hơn hết, làm tết thì lương nhân gấp 3, gấp 5... Đồng tiền làm mờ con mắt, thêm vào đó là ở quê, bà con, anh em cũng đông, nên tôi nghĩ "thiếu mợ thì chợ vẫn đông" nên cứ lần lữa mãi...
Sáng nay tôi quyết định về quê trước Tết cùng đứa con trai út tuổi lên 7, vợ tôi có việc đột xuất nên sẽ đi chuyến sau. Con tôi kêu: "Sao mình về quê sớm vậy ba? Tết này mình không đi du lịch hả ba". Tôi ậm ờ: "Về sớm để nội trông. Gần tết xe cộ nhiều dễ kẹt xe, kẹt phà lắm". Nói cho có. Thật là tôi vẫn muốn đón tết Tây Đô như những năm trước, tết Sài Gòn buồn lắm, đầy đủ vật chất nhưng thiếu đi tình thân.
Xe xuống phà Đình Khao (tỉnh Vĩnh Long). Dòng người và xe chen nhau xuống phà. Ai cũng tươi cười nói năng rộn ràng, họ bàn về chuyện năm nay sắm sửa được gì, mua cái này, cái kia về cho sắp nhỏ dưới quê, có người thì than thưởng ít, thiếu thốn trăm bề. Nhưng dù sao đi chăng nữa, họ vẫn gạt bỏ tất cả, trở về với gia đình, đoàn tụ và sum vầy.
Cuộc hành trình tiếp tục. Hai bên quốc lộ 57 có rất nhiều người bán trái cây đặc sản Bến Tre: chôm chôm, sầu riêng 9 Hóa, 6 Ri, hoa kiểng, mai, bông các loại, xen lẫn với hàng trăm cơ sở kinh doanh cây giống. Dọc các tuyến đường có rất nhiều nhà phơi dưa hành, củ kiệu, có cả bánh tráng phơi trên các vỉ tre, trong cái nắng hầm hập cuối năm. Mọi thứ trở nên thân thương và gần gũi.
Nhiều xe tải đang chuẩn bị xuất bến từ các cơ sở hoa kiểng, nhiều nhất là cúc mâm xôi, cúc đồng tiền, mai chậu, hoa treo, kiểng lá. Nhìn số biển kiểm soát 29...; 43...; 92..., 61....93... tôi hiểu rằng hoa kiểng quê tôi sẽ đến Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Phước...
Ngạc nhiên khi làng quê tôi giờ cũng có hàng chục điểm bán cũng treo bảng "giảm giá", "xả hàng ngày Tết" như ở Sài Gòn. Dọc quốc lộ 57 dài cả chục cây số với các mặt hàng như quần áo đã xài rồi (đồ siđa); quần áo chỉ vài chục ngàn/bộ; rồi xoong chảo, giày dép, dây nịt, bóp da...
Dừng chân tại một quán nước ở xã Vĩnh Thành (còn gọi là Cái Mơn), huyện Chợ Lách, Bến Tre, cô chủ quán khá xinh xắn và rất "Bến Tre" với mái tóc dài và đen, nụ cười tươi rói trên môi: "Anh vào quán em uống ngụm nước rồi lên xe cũng chưa muộn, Tết nhứt đến nơi, vui quá anh hen"...
Xe tiếp tục chạy.... Càng về phía biển, dòng xe và người du lịch dày đặc bởi bãi biển Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) vừa được mở rộng với nhiều thắng cảnh đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Mừng vì quê mình đổi mới, sung túc, đủ đầy. Buồn bởi thấy mình có lỗi với quê nhà, người thân bởi cứ mãi lo toan cơm, áo, gạo, tiền mà lơ là quê cha, đất tổ.
Điện thoại rung. Tiếng mẹ tôi vang lên như reo: "Cha con bây dìa tới đâu rồi. Mẹ đang nấu nồi thịt kho dưa giá và mấy đòn bánh lá dừa đãi tụi bây đây. Bà con tới vui lắm, muốn coi mặt cha con bây".
... Đường về quê ăn Tết ngắn dần, ngắn dần trong niềm rạo rực Tết quê..."
Thế đấy, đi Đông đi Tây cả năm trời, năm hết Tết đến, người xa quê ai cũng mong muốn được về bên gia đình, hưởng một cái Tết đầm ấm. Đôi khi ta không về quê ăn Tết vì sợ tốn tiền, lấy lý do đó thì bố mẹ vì thương con cũng sẽ nói : "Ừ thôi, để lúc khác về cũng được". Chính ta buộc bố mẹ chấp nhận tự an ủi bản thân sao? Công lao sinh thành là trời biển, ai có con cũng đủ hiểu là dù sau này con mình có báo hiếu tốt đến mấy cũng không thể bù đắp tình yêu thương và công lao của bố mẹ.
Giả sử một người bình thường sống thọ đến 75 tuổi, bỏ qua 18 năm đầu sống gần bố mẹ, chúng ta sẽ có ít nhất 4-5 năm xa nhà để đi học, rồi rất nhiều người trong chúng ta đều đi làm xa quê. Giả sử bố mẹ còn sống khỏe thêm 20 năm nữa, và mỗi năm ta về quê được 2 lần, hóa ra chúng ta chỉ được gặp bố mẹ khoảng 40 lần nữa thôi. Nhưng nhiều người, trong đó có tôi, vì mục tiêu tiết kiệm để mua nhà sắm xe, vẫn muốn cắt xén con số đó xuống thành 1 lần mỗi năm.
Tết là dịp đoàn tụ, cái cảm giác đó không gì thay thế được. Dù ta có ở nhà cả năm trời nhưng Tết nhất chẳng thấy mặt mũi đâu thì bố mẹ vẫn buồn, vẫn nhớ, vẫn mong. Huống chi ta chẳng bao giờ ở nhà. Tiền bạc là vật ngoài thân, ít ai chết vì thiếu tiền mà hầu hết chúng ta rồi cũng qua được cả đấy thôi. Nhưng thời gian thì không gì có thể lấy lại được. Chúng ta tốn chục triệu về quê ăn Tết thật ra chính là dùng tiền để mua 72 tiếng của 3 ngày Tết. Quý lắm ai ơi! Liệu bố mẹ có còn đó để đón nhiều cái Tết với chúng ta nữa không?
Việc có về quê đón Tết hay không luôn là niềm trăn trở của những người con xa quê. "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" và cũng có rất nhiều ý kiến bình luận về bài viết:
- "Tết là ngày để ta tạm gác lại những bộn bề công việc để sum họp với gia đình. Cùng ngồi gói từng đòn bánh và kể cho ba mẹ nghe đủ chuyện của một năm đã qua"...
- "Cuộc sống bon chen, hối hả ở thành phố lại càng làm cho mình mong cái tết nhiều hơn. Mình luôn muốn đón giao thừa cùng với người thân, ba mẹ. Với mình gia đình là số một".
- "Nhà em nghèo, năm này bố mẹ lại bảo ở quê mất mùa, nên em không về. Sợ về quê rồi, mới đầu năm bố mẹ phải mượn tiền để cho em vào lại thành phố. Em thấy các trang tuyển nhân viên làm thêm ngày tết trả công rất cao nên muốn ở lại làm thêm...".
- "Về thì ai chả muốn về, nhưng trước mắt là đã thấy tốn một mớ nào tiền vé xe, vé tàu, rồi chi phí đi lại, quà cáp, còn chưa kể tiền mừng tuổi bà con họ hàng nữa. Về có mấy ngày có khi cả gia đình tốn mấy chục triệu chứ ít gì"
- "Tết nào mình cũng ăn tết ở nhà nên cũng chán. Tết này mình quyết định làm một chuyến trải nghiệm tết xa nhà và tận hưởng những điều mới lạ ở phía trước".
- "Mình nghĩ mọi người đừng quá khắt khe chuyện không ăn tết cùng gia đình là điều cấm kỵ. Mình nghĩ tuổi trẻ chẳng quay lại lần 2, đi và trải nghiệm nhiều cũng tốt mà. Gia đình luôn là số một nhưng cứ ru rú ở nhà thì biết bao giờ mới biết đó, biết đây. Mình đi vài ngày rồi lại về với ba mẹ. Tụi mình cũng lên kế hoạch hết rồi, mùng 3 sẽ về nhà".
Mỗi người có một quan điểm riêng, về hay không về, nhưng tựu trung: Tết này hãy về nhà. Đó cũng là lý do hành trình về quê trong những ngày cuối năm luôn là một trải nghiệm đong đầy cảm xúc, với những câu chuyện đẹp về tình người, tình thân, về cái Tết truyền thống của quê hương... Thế còn bạn, nếu cũng là một người con xa quê thì ngày Tết bạn sẽ về hay ở lại?
Theo bestie.vn
Bản lĩnh "cầm được buông được" và cái ôm với chồng cũ của người phụ nữ từng bị phản bội khiến ai cũng phải nể Natalie chưa sẵn sàng đầu hàng, bà cũng không mảy may nghĩ đến ly hôn. Tại văn phòng bầu cử địa phương ở Tamworth vào tháng 3 năm 2017, Natalie đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho cuộc chạm trán "3 mặt 1 lời". Sau những rộn ràng, lấp lánh của ngày đầu kết hôn, sau những lời hứa hẹn và bao dự...