Bỏ nhà ra đi vì chồng cuồng dâm
Tôi bỏ nhà đi bất chấp dư luận chửi bởi không ra gì vì tôi không thể chịu đựng nổi.
Cho tôi một lời khuyên thoát khỏi nỗi đau khổ, bế tắc của cuộc đời
Tình cờ đọc được những tâm sự của mọi người, tôi vừa thương thay cho thân phận người phụ nữ mà trong đó tôi cũng một nạn nhân. Nhưng tôi không cam chịu như mọi người, tôi đã vùng lên, để rồi giờ đây mọi người chửi mắng tôi là người vợ mất nết, bỏ chồng theo trai. Nhưng những điều đó với tôi không phải là chuyện quan trọng nhất. Điều quan trọng là giờ, ngay cả khi tôi muốn rũ bỏ tất cả, bất chấp tất cả nhưng tôi cũng khó lòng mà thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó.
Những cuộc “yêu” tra tấn của chồng trở thành nỗi khiếp đảm của tôi (Ảnh minh họa)
Tôi có một gia đình mà ở ngoài nhìn vào là hạnh phúc. Chồng tôi là một người đàn ông thành đạt, lo toan được cho vợ con. Anh ấy cũng chẳng bao giờ đánh đập hay chửi bới gì tôi. Trong mắt mọi người, tôi là một người vợ may mắn và hạnh phúc. Nhưng đâu có ai biết được rằng phía sau đó tôi lại chịu những sự tra tấn cực hình khác.
Lấy nhau về hơn 5 năm, trong suốt khoảng thời gian đó, chuyện tình dục, anh ta chưa bao giờ coi tôi như một người vợ. Anh ta thích lên là làm, bất chấp tôi ốm đau hay mệt mỏi cũng dựng dậy đòi làm chuyện ấy. Anh ta muốn tôi làm tất cả mọi thứ mà anh ta thích, anh ta có hứng thú. Trong cuộc yêu Thậm chí, không biết bao lần, anh ta còn gắn những vật thể lạ như bi hoặc khuyên vào “cậu bé” của mình rồi quan hệ với tôi. Hậu quả là vùng kín của tôi bị tổn thương nghiêm trọng. Những sở thích kì lạ, quái đản của anh ta được áp dụng bất chấp nó đã từng khiến tôi nhiều lần phải đi khám và điều trị ở phòng khám tư.
Giờ đây mỗ lần nhớ lại những lần bị tra tấn tình dục kiểu như vậy, tôi vẫn còn bị ám ảnh. Anh ta thậm chí còn dùng những món đồ chơi tình dục, thậm chí là một thứ gì đó đại loại như thế và ấn vào vùng kín của tôi. Mỗi lần tôi bị thương ở vùng kín, anh ta đều thề thốt sẽ không thế nữa. Nhưng rồi khi tôi còn chưa kịp lành, anh ta lại lôi tôi ra làm những chuyện đó. Không phải tôi không kháng cự, song sự kháng cự của tôi quá yếu ớt so với sự cuồng bạo của anh ta. Tôi đã dùng đủ mọi lí lẽ, nhẹ nhàng có, kiên quyết có nhưng anh ta vẫn chứng nào tật ấy. Tôi không hiểu vì sao lại thế, có lẽ anh ta bị bệnh nào đó về tình dục. Khi không còn đủ sức chịu đựng, tôi quyết định rời đi vì lá đơn mà tôi viết anh ta không kí.
Video đang HOT
Tôi phải làm gì để thoát khỏi người chồng bạo lực và lại được bên con? (Ảnh minh họa)
Tôi không thể mang con đi được vì anh ta tìm mọi cách để ngăn cản. Nhưng tôi vẫn ra đi vì tôi nghĩ đó là cách giải thoát tốt nhất cho tôi. Tôi cần phải tạo dựng cho mình một cuộc sống vững chắc mới có thể đón con đi được. Mọi người vì không hiểu chuyện nên cho rằng tôi là người đàn bà không ra gì. Họ chửi bới, mắng nhiếc tôi. Tôi muốn thanh minh nhưng có miệng mà không thể nói.
Điều khiến tôi đau khổ nhất lúc này là anh ta ra sức nói giữ tôi lại nhưng tôi kiên quyết từ chối. Anh ta nói, nếu tôi không quay lại, anh ta sẽ nói với con tôi rằng tôi đi theo trai, sẽ nhồi vào đầu nó những tư tưởng tồi tệ về tôi và không bao giờ cho tôi được gặp nó. Nhưng tôi sợ, tôi sợ những ngày tháng sống như cái máy để hầu chồng trong chuyện tình dục và tôi biết nếu tôi quay về anh ta sẽ lại làm thế. Và giờ tôi đang chưa biết giải quyết thế nào câu chuyện của mình. Tôi biết, nếu ly hôn, tôi khó lòng được phần nuôi con vì kinh tế của tôi chưa đảm bảo so với anh ta. Chắc chắn tòa sẽ xử phân quyền nuôi con cho anh ta. Mà như thế thì tôi không thể nào gần con được. Tôi phải làm gì khi đi cũng không được mà ở cũng không đành?
Theo Eva
Đau đầu chuyện sống thử của teen
Yêu nhau, lại có cơ hội đi học xa nhà cùng nhau, nhiều cặp đôi quyết định sống cùng. Bất chấp dư luận xã hội, họ vẫn muốn thử sống cùng nhau. Ban đầu là thế, nhưng lâu dần mới biết nó làm tình yêu... bớt đẹp.
Yêu ngọt ngào nhưng sống chung thì... "vỡ mộng".
Khi mới yêu, ai cũng mong chờ từng giây từng phút để gặp đằng ấy. Cảm giác ấy khiến cho nhiều teen nôn nao muốn sớm tối đều ở bên nhau. Vậy nên khi có cơ hội đi học xa nhà, nhiều teen quyết phải ở chung với người yêu.
Ban đầu là vậy, nhưng khi sống chung với nhau rồi, teen mới thấy còn nhiều vấn đề không đơn giản chỉ là yêu. Như cặp đôi Thiên Kim và Tiến Danh (du học sinh Mỹ) từng yêu nhau. Cả quyết định đi du học, ở chung nhà với nhau nhưng rồi tan vỡ.
Tình yêu vốn rất đẹp ngày Danh còn chạy chiếc xe đạp cũ qua chở Kim đi học. Nhưng khi cùng đi du học, cùng sống chung nhà, cùng thiếu thốn, cả hai mới nhận ra rằng đằng ấy không phải một nửa của mình.
Tuy đang yêu, nhưng nhiều bạn vẫn luôn thích so đo, tính toán.
Danh không chịu nổi tính bày bừa của Kim. Là con gái nhưng Kim rất ghét phải dọn dẹp và bếp núc. Cô bạn thích cái gì nhanh gọn, ăn uống không quan trọng. Kim có thể nhịn ăn cả tháng để có tiền shopping. Kim cũng chẳng thích bạn bè nhiều, suốt ngày chỉ ở nhà học rồi xem film Hàn Quốc.
Về phía Kim, cô bạn không chịu nổi những sở thích quái gở của bạn trai. Danh có thể ngồi chơi điện tử ngày này qua ngày khác. Thức nhảy nhót la hét giữa đêm còn ban ngày thì không tới trường. Danh chẳng ngại bỏ tiền ra mời bạn bè ăn uống để rồi cuối tháng chẳng còn 1 xu.
Thủa ban đầu, cả hai có rất nhiều dự định, lại còn những buổi tối lãng mạn cùng nhau. Tiền bạc cũng dùng chung, không ai tính toán cả. Nhưng lâu dần, chàng bực mình vì nàng cứ lấy tiền mình đi mua sắm cho riêng. Tiền để đi chợ nấu ăn nàng cũng dùng tất. Lúc nào cũng triền miên cơm hộp, mì gói, chẳng bữa nào ra hồn.
Kim cũng khó chịu khi thấy Danh vung tiền đi nhậu nhẹt với bạn. Suốt ngày sắm sanh đồ nghề chơi điện tử chẳng lo học hành gì. Những bữa ăn tình cảm, những cuộc nói chuyện thân mật dần thưa thớt. Thay vào đó là sự hậm hực của cả hai. Từ những trận cãi vã nhỏ, cả hai thường bực tức với nhau hơn. Rút kinh nghiệm lâu dần cả hai bắt đầu tình toán... "tiền anh, tiền tôi".
Chẳng ai có thể nghĩ một ngày nào đó mình sẽ tính toán với đằng ấy. Nhưng khi xa nhà, trong những hoàn cảnh khó khăn mà tiền mình người khác phung phí thì thật khó chịu. Phung phí theo cái mình thích thì bao nhiêu cũng được. Nhưng nếu bắt mình phung phí theo ý thích của người khác, thì không phải ai cũng bằng lòng.
Con gái là người thiệt thòi nhất?
Yêu nhau, nhiều bạn còn chuyển nơi du học để cho gần đằng ấy. Có cậu bạn du học ở Canada đã hơn 1 năm. Sẵn sàng sang một nước khác học lại từ đầu với người yêu. Lại có cô bạn vừa tốt nghiệp trung học phổ thông là hối thúc bố mẹ làm giấy tờ đi du học. Nguyên nhân là vì... anh ấy đã đi du học trước rồi.
Con gái chúng ta luôn là người thiệt thòi nếu không biết cân nhắc kỹ trong tình yêu.
Để được học cùng và sống chung, không ít teen đã phải đấu tranh rất quyết liệt với gia đình. Chấp nhận học lại, cãi bố mẹ, làm mọi cách để được học cùng người yêu.
Ấy vậy mà chẳng lâu, có những cậu bạn sau thời gian ngọt ngào, thì bắt đầu cảm thấy... chán. Chán ở đây không phải vì những xung đột cãi vã với đằng ấy như trường hợp của Kim và Danh ở trên. Mà cảm giác rằng họ không tìm thấy ở người kia điểm cuốn hút, hay sự mới mẻ, lạ lùng như lúc mới yêu nữa.
Không chỉ thế, khi bước ra xã hội, con gái luôn là người thiệt thòi nếu sống thử trước hôn nhân cùng bạn trai mình. Chẳng ai biết được khi sống chung, hai bạn thật sự trong sáng hay ra sao. Mọi người nhìn vào vẫn cứ rèm pha kiểu: "Nhỏ đó ở với bạn trai lâu rồi. Ai dám chắc rằng nó còn... trong sáng. Mà dạng con gái bạo vậy cũng không vừa đâu".
Có cô bạn bị "shock" khi nghe những lời tương tự như vậy từ chính bạn bè thân thiết của mình. Thế nhưng sao trách được miệng lưỡi của người đời. Khi quyết định sống cùng người yêu, thì những chuyện phải nghe bàn tán là không tránh khỏi.
Quan trọng nhất là bố mẹ của teen, và phụ huynh của đằng ấy sẽ nghĩ gì trước quyết định của cả hai? Cũng có những bậc phụ huynh cứ để cho con trẻ tự quyết định cuộc sống của mình. Nhưng hầu hết các ông bố bà mẹ, đều không tán thành con cái sống thử trước hôn nhân với bất kì lí do nào.
Sống thử là sống vội. Mà cái gì vội vàng, hấp tấp quá đôi khi lại mất hay. Nhưng dù hay, dù dở gì thì những hậu quả và phiền phức mà nó gây ra có thể ảnh hưởng cả đời. Hãy suy nghĩ kĩ, trước khi đi quá xa, bạn nhé!
Theo PLXH