Bố, người đầy khuyết điểm trong mắt mẹ nhưng 10 điểm trong mắt tôi
Ngày của Bố, tôi sẽ về nhà và dõng dạc nói: “Con yêu bố!”.
Cùng với mẹ, bố mang bạn đến với thế giới này. Ngày bạn oe oe cất tiếng khóc chào đời, bố nửa rón rén nửa vụng về, nâng niu bạn trong vòng tay thô ráp. Cũng bàn tay ấy, bố chở che cho bạn trong suốt quá trình lớn lên, trưởng thành.
Trong nhà, đôi khi bố lại đóng vai “ác”, thể hiện sự nghiêm nghị và cứng rắn. Vẫn là bố, ngày bạn bước vào lễ đường với người mình thương là một trong những lần hiếm hoi trong đời mà bố rơi nước mắt. Bố chỉ là một người đàn ông bình thường nhưng lại dành cho bạn tình yêu chẳng hề tầm thường chút nào.
Tôi cũng may mắn có một người bố như vậy. Những thương yêu dành cho tôi, bố có cách thể hiện của riêng mình, hoàn toàn trái ngược với mẹ. Thậm chí trong mắt mẹ, nhiều hành động của bố còn là khuyết điểm, càng nhìn càng thấy “ngứa mắt” nhưng trong mắt tôi, đó lại là những điều tuyệt vời nhất!
“Đừng nói với mẹ nhé!”
Tôi hay bị cảm vặt. Thành ra tuổi thơ của tôi gắn liền với đủ loại thuốc. Vì vậy mà một trong những thứ “cấm kị” của tôi là kem. Mẹ có thể cho tôi ăn đủ thứ trên đời nhưng trước mặt mẹ, tôi tuyệt đối không bao giờ được đụng đến kem.
Nhưng có đứa trẻ nào cưỡng lại được “ma lực” từ những que kem ngon lành, mát lạnh chứ? Mỗi ngày tan học, nhìn que kem trên tay bạn bè, tôi chỉ biết nuốt nước miếng.
Một lần nọ, khi thấy bố đứng chờ trước cổng trường, tôi đánh liều xin bố mua kem. Tất nhiên bố biết quy định này của mẹ và biết rõ cả tình hình sức khỏe của tôi nhưng vẫn vui vẻ mua cho tôi một que kem. “Ăn đi, ăn đi, đừng nói với mẹ là được. Trẻ con mà không được ăn kem thì còn gì vui nữa. Khà khà” – ánh mắt bố ánh lên sự nghịch ngợm. Cũng kể từ đó mỗi lần bố đón, tôi đều được ăn một que kem.
Mãi sau này, mẹ tôi mới biết bí mật của hai bố con. Dù nhiều năm đã trôi qua nhưng không nằm ngoài dự đoán, chúng tôi cùng chịu trận trước một màn càm ràm của mẹ, rằng tôi không nghe lời, rằng bố chiều hư tôi.
Video đang HOT
“Thi trượt cũng không sao. Ngày xưa bố học kém nhất lớp đấy!”
Năm tôi vào lớp 10, trường cấp 3 tổ chức thêm một kỳ thi riêng để xếp lớp chọn. Hồi đó tôi trượt, không được vào đúng lớp như mong muốn. Ngày nhận kết quả, mẹ không vui: “Nếu con không học hành chăm chỉ, sau này sẽ rất vất vả”.
Bố tôi có thái độ hoàn toàn trái ngược. Trong khi mẹ con mặt mày u ám thì bố lại vui vẻ: “Như vậy là tốt rồi, có cố gắng rồi. Trước đây bố học kém nhất lớp đây này!”. Nghe xong mẹ tôi không khỏi cau mày: “Hừ! Anh có để ý gì đến chuyện học hành của con đâu chứ!”.
Thực ra bố quan tâm đến việc học của tôi cũng không kém mẹ. Nếu như mẹ đi nghe ngóng khắp nơi để xin cho tôi vào lớp này lớp kia thì bố là người đưa đón tôi đi học thêm. Nếu như mẹ lo lắng bữa ăn giấc ngủ để tôi có sức học thì bố lại nói “Học giỏi cũng tốt nhưng sức khỏe quan trọng hơn”.
“Mua gì ngon ngon mà ăn”
Hồi tôi đi học đại học xa nhà, thỉnh thoảng cũng chi tiêu quá tay nên chưa hết tháng đã hết tiền. Quả thực có thách thì tôi cũng không dám xin thêm mẹ nên những lúc như vậy chỉ còn cách cầu cứu bố.
Thành thật mà nói, bố tôi cũng không có tiền vì đã đưa hết tiền lương cho mẹ rồi. Nhưng bằng một cách thần kì nào đó, tôi đều được bố “giải cứu” vào ngày hôm sau, tin nhắn chuyển tiền luôn là “Mua gì ngon ngon mà ăn nhé! Đừng nói với mẹ”.
Đến tận bây giờ, khi đã đi làm, có thể biếu bố mẹ tiền mua đồ ăn ngon nhưng tôi vẫn chưa biết ngày đó bố giấu “quỹ đen” thế nào… Và nếu mẹ biết được thì bố con tôi cũng khó mà yên ổn nhỉ?
“Lấy chồng muộn không sợ bằng lấy nhầm người”
Năm nay tôi đã 28 tuổi nhưng vẫn chưa có người yêu và càng chưa có kế hoạch kết hôn. Với mẹ, đây là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Mỗi cuộc nói chuyện của hai mẹ con đều bắt đầu rất vui vẻ nhưng luôn kết thúc ở chuyện giục lấy chồng.
- Ôi! Mẹ lo quá! Hay là hôm sau về nhà đi xem mắt nhé?
- Không lẽ định ở vậy đến già à?
- Ra đường đi chơi, mở rộng mối quan hệ, kiếm người yêu đi! Đừng có ở nhà cả ngày như vậy nữa!
- Khó tính như vậy bảo sao không ai chịu nổi!
Như mọi khi, bố có thái độ trái ngược, chưa bao giờ giục giã tôi chuyện chồng con. Trước những lo lắng của mẹ, bố chỉ thủng thẳng nói: “Thà không lấy chồng còn hơn lấy nhầm người rồi khổ cả đời”.
“Con yêu bố!”
Dù bố hay mẹ thì cũng luôn dành cho con cái tình yêu thương vô điều kiện, chỉ là cách thể hiện của mỗi người khác nhau. Cùng một sự việc, có thể mẹ thấy không tốt nhưng với bố, đó là chuyện bình thường. Cùng một hành động, mẹ cho đó là khuyết điểm của bố còn con lại thấy đó là điều tuyệt vời nhất.
Nhưng sau tất cả, đừng quên hôm nay là Ngày của Bố, cũng đừng quên nói với người đàn ông “xịn nhất thế giới” rằng: “Con yêu bố!”.
Tôi tìm gặp lại bạn trai cũ để xin hiến tủy cứu con nhưng nhận trái đắng
Vì con nên tôi mới chịu xuống thang gặp lại người đàn ông đã bỏ rơi mẹ con tôi. Vậy mà, hy vọng mong manh của tôi đã bị anh ta dập tắt.
Ảnh minh họa
Trước khi đi học xa, mẹ dặn dò tôi phải cố gắng học hành chăm chỉ, không được yêu đương linh tinh. Chẳng may mà có con thì lỡ dở cả đời người. Lúc đó, tôi bực bội với lời nói chẳng đâu vào đâu của mẹ. Tôi còn bao nhiêu dự định tương lai chưa hoàn thành, yêu đương gì ở đây.
Suốt 3 năm đầu, tôi chăm chỉ học tập và vẫn nói không với tình yêu. Đến khi gặp Khải thì trái tim tôi rung động thật sự. Dù lý trí tôi bảo không được yêu, phải học nhưng trái tim mách bảo cứ yêu một lần cho biết. Cuối cùng, tôi đã đồng ý là bạn gái của Khải.
Khi tôi học năm 4 thì mang bầu và đòi bạn trai cưới nhưng anh đã hắt hủi mẹ con tôi. Không còn đường đi, tôi về nương tựa vào bố mẹ. Dù rất tủi nhục nhưng "con dại cái mang", bố mẹ đành dang tay đón mẹ con tôi lúc khó khăn nhất.
Nếu không có sự hỗ trợ của gia đình, tôi không biết phải xoay xở thế nào với đứa con thơ dại. Mẹ nghỉ việc ở nhà bế con cho tôi đi học tiếp đại học. Không muốn trở thành gánh nặng cho bố mẹ, lần này tôi quyết tâm gấp nhiều lần ngày trước.
Hiện tôi có công việc ổn định và thu nhập cao, tưởng cuộc sống của mẹ con tôi sẽ trở nên tốt đẹp. Nào ngờ trong một lần con bị chảy máu cam, tôi đưa con đi viện kiểm tra thì phát hiện con bị bệnh máu trắng, cần phải có người hiến tủy thì mới cứu được mạng sống.
Gia đình tôi lần lượt được gọi đến để làm xét nghiệm tủy xem có phù hợp với con tôi không nhưng hi vọng rồi lại thất vọng. Đúng lúc tôi đang bế tắc nhất thì mẹ gợi ý tôi hãy liên hệ với bạn trai cũ, biết đâu gia đình bên đó sẽ có người thích ứng với tủy của con tôi.
Vì tính mạng của con, tôi dẹp bỏ hết sĩ diện qua một bên, tìm mọi cách để liên hệ được với Khải. Sau 1 tháng tìm kiếm, cuối cùng tôi gặp được bạn trai cũ. Lúc gặp lại, anh ấy không vui khi nhìn thấy tôi. Không muốn để người ta coi thường mình, tôi đi thẳng vào vấn đề.
Khải từ chối làm xét nghiệm hiến tủy với lý do anh ấy đã có gia đình yên ổn, không muốn chuyện quá khứ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Anh còn đuổi tôi về và cấm nói chuyện đứa con riêng của anh ấy cho người khác biết.
Chỉ có gia đình Khải là hy vọng cuối cùng của con tôi. Theo mọi người, tôi phải làm sao để anh ấy chịu ra tay cứu con tôi đây?
4 bí quyết vàng của phụ nữ sau khi kết hôn Người vợ nào cũng cần một số bí quyết để có thể khiến bản thân được coi trọng, yêu thương tại nhà chồng. Một cuộc hôn nhân có hạnh phúc hay không ngoài việc chồng có yêu thương bạn hay không thì còn phụ thuộc vào mối quan hệ với nhà chồng. Rất nhiều phụ nữ hiểu được chân lý này. Họ luôn...