Bọ ngựa vồ lấy ong bắp cày khổng lồ và cái kết bất ngờ ở “phút 89″!
Ong bắp cày đã lật ngược tình thế ở phút cuối và khiến cho kẻ định ăn thịt mình phải trả giá đắt.
Một con bọ ngựa đã tấn công một con ong bắp cày châu Á khổng lồ (Tên khoa học: Vespa mandarinia) khi thấy đối thủ ngay trước mặt mình, thế nhưng nó lại không ngờ rằng đó là quyết định vô cùng sai lầm.
Ong bắp cày châu Á là loài ong cực kỳ nguy hiểm với kích thước có thể lên đến 5 cm (đây là loài ong lớn nhất thế giới), chúng còn được mệnh danh là ong sát thủ ( murder hornet) vì có thể đe dọa mạng sống của con người nếu không chữa trị kịp thời.
Trong trận chiến lần này, tưởng chừng bọ ngựa là kẻ chiếm ưu thế vì gần như toàn bộ trận đấu nó đều ở thế thượng phong, thế nhưng kết cục trận chiến lại cực kỳ bất ngờ khi ong bắp cày đã giết chết được kẻ định ăn thịt mình.
Triệt phá tổ ong bắp cày sát thủ đầu tiên ở bang Washington
Sau nhiều nỗ lực truy lùng, các nhà côn trùng học, với đồ bảo hộ đặc biệt, đã tiêu diệt thành công tổ ong bắp cày châu Á khổng lồ ở bang Washington, Mỹ hôm 24/10.
Sven Spichiger, nhà côn trùng học thuộc Cơ quan Nông nghiệp bang Washington, nâng chiếc ống kim loại chứa những con ong bắp cày khổng lồ châu Á sau khi được hút ra từ tổ của chúng trên cây vào ngày 24/10. Các nhà khoa học phát hiện tổ ong có kích thước bằng một quả bóng rổ và chứa khoảng 100-200 con ong bắp cày ở thành phố Blaine, gần biên giới Canada. Đây là kết quả sau nhiều tuần tìm kiếm, đặt bẫy và sử dụng chỉ nha khoa để buộc thiết bị theo dõi vào con ong - loài gây ra vết đốt đau đớn cho người và là mối đe dọa lớn nhất đối với ong mật. Ảnh: AP.
Một nhân viên của Cơ quan Nông nghiệp Washington giữ hai trong số hàng chục con ong bắp cày khổng lồ châu Á bị hút ra từ cái cây vào ngày 24/10. Ảnh: AP.
Nhân viên Cơ quan Nông Nghiệp bang Washington phải mặc đồ bảo hộ dày 6 mm khi hút côn trùng từ gốc cây để ngăn việc bị ong bắp cày làm tổn thương. Họ làm việc trước khi bình minh đến và chiếu sáng bằng đèn đỏ, đồng thời phải đeo tấm che mặt vì ong bắp cày sau khi bị hút có thể phun nọc độc gây đau vào mắt. Ảnh: AP.
Nhà côn trùng học Chris Looney của Cơ quan Nông nghiệp bang Washington phun đầy khí carbon dioxide vào tổ ong sau khi hút sạch ong ra ngoài. Cây cũng sẽ bị chặt để lấy ong bắp cày mới sinh và tìm hiểu xem liệu ong chúa đã rời khỏi tổ hay chưa. Các quan chức nghi ngờ có thể có nhiều tổ ong khác trong khu vực và sẽ tiếp tục tìm kiếm. Ảnh: AP.
Một con ong bắp cày khổng lồ châu Á lấy từ tổ ong được chứa trong một ống trong suốt. Dù có biệt danh "sát thủ", loài ong bắp cày lớn nhất thế giới này chỉ giết nhiều nhất vài chục người mỗi năm ở các nước châu Á. Trong khi đó, ong bắp cày, ong vò vẽ và ong mật giết chết trung bình 62 người mỗi năm ở Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Ảnh: AP.
Mối đe dọa thực sự từ ong bắp cày khổng lồ châu Á - những con ong dài đến 5 cm - là chúng có thể tấn công ong mật, loài vật thụ phấn cho cây trồng của nông dân Mỹ, vốn đang bị đe dọa bởi các vấn đề như bọ ve, dịch bệnh, thuốc trừ sâu và mất thức ăn. Ảnh: Cơ quan Nông nghiệp bang Washington/AP.
Sven Spichige bước đi với một ống đựng ong bắp cày khổng lồ châu Á sau khi hút từ tổ ong trên cây. Loài côn trùng này thường được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam và các nước châu Á khác. Bang Washington và tỉnh British Columbia, Canada là những nơi duy nhất xuất hiện ong bắp cày trên lục địa. Ảnh: AP.
Chris Looney nhìn vào hai trong số hàng chục con ong bắp cày khổng lồ châu Á hút được từ tổ ong. Tổ ong được tìm thấy sau khi Cơ quan Nông nghiệp bẫy được một số ong bắp cày và sử dụng chỉ nha khoa để gắn thiết bị theo dõi vô tuyến cho một số con. Ảnh: AP.
Chuyên gia Cassie Cichorz của Cư quan Nông nghiệp được giao nhiệm vụ hỗ trợ các nhân viên mặc đồ bảo hộ trước khi tiêu diệt một tổ ong bắp cày khổng lồ châu Á. Ảnh: AP.
Các nhân viên của Cơ quan Nông nghiệp mặc đồ bảo hộ trước khi tiến hành tiêu diệt tổ ong. Ảnh: AP.
Cách ong bắp cày xây tổ bên trong thân cây rỗng .Ong bắp cày thường xây tổ vào mùa xuân, bên trong những thân cây và tạo nên một cấu trúc cao khoảng 50 cm. Tuy nhiên, chúng chỉ sống được trong một mùa hè.
Tài xế ôtô trả giá đắt vì phi như ngựa trên đường ngập nước "Anh lướt ôtô chạy trên đường ngập nước như một vị thần rồi phải đứng im vì xe chết máy", một người dùng hài hước khi xem video.