Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng vụ quảng cáo bột giặt gây sốc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30.5 lên tiếng khẳng định không có sự phân biệt chủng tộc trong xã hội Trung Quốc, mặc dù công ty bột giặt có mẫu quảng cáo gây sốc đã xin lỗi khi bị cáo buộc kỳ thị.
Mẫu quảng cáo bột giặt gây sốc của một công ty Trung Quốc. YOUTUBE
Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 30.5, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết mẩu quảng cáo bị chỉ trích phân biệt đối xử với người da đen chỉ là một hoạt động đơn lẻ của một doanh nghiệp, khẳng định trong xã hội Trung Quốc không có sự phân biệt đối xử liên quan đến sắc tộc.
“Mọi người có thể thấy rằng chúng tôi nhất quán với sự bình đẳng và tôn trọng tất cả các quốc gia, và không có vấn đề với sắc tộc hay chủng tộc”, bà Hoa nói, theo Reuters. “Trên thực tế, chúng tôi có mối quan hệ hữu nghị với các nước châu Phi”, bà nói tiếp.
Người phát ngôn này cho biết kể từ khi mẩu quảng cáo bị chỉ trích trên mạng cho đến nay Bắc Kinh chưa nhận bất kỳ phản đối nào về mặt ngoại giao. Bà Hoa kêu gọi mọi người ngừng thổi phồng về mẩu quảng cáo này.
Trong clip quảng cáo, một người đàn ông da đen cười với một phụ nữ Trung Quốc và bị người phụ nữ lôi đầu đẩy vào máy giặt sau khi nhét vào miệng anh ta một ít bột giặt. Vài giây sau, từ trong máy giặt người đàn ông da đen đã biến thành một anh chàng châu Á trắng trẻo, đẹp trai (?); và người phụ nữ rất mãn nguyện.
Video đang HOT
Người đàn ông da đen bị lôi cổ nhét vào máy giặt trong mẩu quảng cáo. YOUTUBE
Mẩu quảng cáo gây sốc nói trên là của công ty mỹ phẩm Leishang ở Thượng Hải, sở hữu nhãn hiệu bột giặt Qiaobi. Quảng cáo này xuất hiện trên thị trường Trung Quốc hồi tháng 4.2016 nhưng làm dậy sóng cộng đồng mạng kể từ khi được đưa lên Youtube hồi tuần trước, thu hút hàng triệu lượt người xem chỉ trong vài ngày.
Hôm qua 29.5, công ty Trung Quốc đã xin lỗi về mẩu quảng cáo này; trong khi trước đó một ngày chính công ty này cho rằng truyền thông nước ngoài quánhạy cảm với vấn đề sắc tộc. Leishang không thừa nhận các cáo buộc là đúng, nhưng nói đã rút lại mẩu quảng cáo trên, theo Hoàn Cầu thời báo.
Theo tờ báo này, quảng cáo phát trên Youtube được cho là bản đầy đủ so với bản rút ngắn phát trong nước. Tuy nhiên theo Reuters, hôm nay 30.5 mẩu quảng cáo gây sốc trên vẫn có thể xem trên các trang mạng ở Trung Quốc và nước ngoài, kể cả Youtube.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Hãng bột giặt Trung Quốc quảng cáo gây sốc nói truyền thông nước ngoài quá nhạy cảm
Công ty bột giặt Trung Quốc có clip quảng cáo được cho là kỳ thị chủng tộc ngày 28.5 lên tiếng rằng những chỉ trích ở phương Tây là "quá đáng".
Mẩu quảng cáo gây sốc của một hãng bột giặt Trung Quốc. YOUTUBE
Trong clip quảng cáo bột giặt Qiaobi, một người đàn ông da đen bị một người phụ nữ Trung Quốc tống vào máy giặt sau khi nhét vào miệng anh ta một ít bột giặt. Một lát sau xuất hiện từ trong máy giặt là một người đàn ông châu Á (?) đẹp trai, trắng trẻo, khiến người phụ nữ ngây ngất.
Clip quảng cáo này khiến người xem ở Mỹ giận dữ vì cho rằng người Trung Quốc kỳ thị đối với người da đen. Tuy nhiên, công ty đứng đằng sau mẩu quảng cáo trên phủ nhận những cáo buộc này.
"Chúng tôi không có ý gì khác ngoài việc quảng bá sản phẩm và cũng không bao giờ nghĩ đó là vấn đề (phân biệt) chủng tộc", người phát ngôn của công ty mỹ phẩm Leishang được Hoàn cầu thời báo ngày 28.5trích phát biểu.
Mẩu quảng cáo bột giặt gây sốc của công ty Trung Quốc. YOUTUBE
"Truyền thông nước ngoài quá nhạy cảm đối với mẩu quảng cáo đó", người phát ngôn nói tiếp và cho biết mẩu quảng cáo phát ở Trung Quốc ngắn hơn và không giống với clip bị người Mỹ chỉ trích, tức không có hình ảnh của người đàn ông da đen xuất hiện.
Người này nói rằng không biết từ đâu bản đầy đủ của mẩu quảng cáo trên được phát tán ra ngoài và lan tràn trên internet, theo South China Morning Post.
Không rõ công ty Trung Quốc sẽ làm gì với mẩu quảng cáo gây sốc trên trong khi những chỉ trích vẫn tiếp tục trên mạng từ nhiều nơi, không riêng ở Mỹ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng tại Trường Sa Trung Quốc biện hộ việc xây dựng hải đăng ở Trường Sa và ngang nhiên nói rằng sẽ tiếp tục xây dựng tại khu vực này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: Xinhua Trung Quốc ngày 9/10 đưa vào sử dụng 2 ngọn hải đăng với tên gọi Huayang và Chigua trên đá Châu Viên, thuộc quần...