Bộ Ngoại giao trao quyết định nghỉ hưu cho 02 Thứ trưởng
Tối ngày 4/01, tại Nhà khách Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao quyết định nghỉ hưu cho 02 vị Thứ trưởng của ngành Ngoại giao.
Tham dự Lễ trao quyết định còn có Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các vị Thứ trưởng Ngoại giao: Lê Hoài Trung, Nguyễn Quốc Cường; các vị Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng trong Bộ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao quyết định nghỉ hưu cho ông Đoàn Xuân Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức. (Ảnh: Tuấn Anh)
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao quyết định nghỉ hưu cho ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. (Ảnh: Tuấn Anh)
Phát biểu tại buổi lễ trao quyết định, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chúc mừng các cán bộ được nhận quyết định, khẳng định các cán bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đây là những cán bộ xuất sắc của ngành Ngoại giao, luôn tận tâm, tận lực trong suốt quá trình công tác của mình và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành Ngoại giao, cho hoạt động đối ngoại của đất nước.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi lễ trao quyết định. (Ảnh: Tuấn Anh)
Phó Thủ tướng cảm ơn và ghi nhận những cống hiến của các vị Thứ trưởng thời gian qua và mong rằng các vị sẽ tiếp tục có sự quan tâm, cố vấn và có nhiều ý kiến đóng góp cho công tác đối ngoại, cho ngành Ngoại giao trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng gửi lời chúc mừng năm mới đến gia đình và các vị Thứ trưởng nghỉ hưu lần này một Năm mới sức khỏe và hạnh phúc.
Các Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng và Phạm Quang Vinh phát biểu cảm ơn tại lễ trao quyết định. (Ảnh: Tuấn Anh)
Video đang HOT
Bày tỏ sự xúc động trước tình cảm và sự trân trọng của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ và cán bộ, công chức các đơn vị trong Bộ dành cho mình, các Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng và Phạm Quang Vinh chia sẻ về chặng đường hơn 40 năm công tác của mình trong ngành Ngoại giao; dành những lời tốt đẹp cảm ơn đồng nghiệp, các cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngoại giao đã hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho.
Các Thứ trưởng khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm và sẵn sàng tham gia đóng góp hết khả năng của mình cho sự phát triển chung của công tác đối ngoại, của Ngành va đât nươc.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ trao quyết định. (Ảnh: Tuấn Anh)
Anh Sơn
Theo ThegioiVietNam
Đã lấy phiếu tín nhiệm 21 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư
Chiều 25.12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo chương trình làm việc của Hội nghị Trung ương 9, kết quả kiểm phiếu được báo cáo tại hội nghị vào sáng mai, 26.12.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: TTXVN
Trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) Đảng khóa XII, 25.12, BCHTƯ đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII.
Tại hội nghị, sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm của BCHTƯ đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Theo đó, hiện nay tổng số Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có 24 người. Tuy nhiên, hội nghị lần này chỉ lấy phiếu tín nhiệm với 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 5 thành viên Ban Bí thư. Ba trường hợp không đủ điều kiện lấy phiếu gồm: đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị đang nghỉ chữa bệnh dài ngày; đồng chí Trần Cẩm Tú, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đều mới được bầu bổ sung vào Ban Bí thư ngày 9.5, chưa đủ thời gian công tác theo quy định.
Theo Quy định 262 của BCHTƯ (ban hành ngày 8.10.2014), việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp). Nội dung lấy phiếu tín nhiệm tập trung vào phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống gồm có: Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ phục vụ nhân dân; chấp hành sự phân công của tổ chức; Việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; Uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân...
Năng lực thực tiễn thể hiện qua kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực được phân công; Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; Năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách; Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách cũng cần phải thể hiện rõ bên cạnh khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc trong phạm vi phụ trách;...
Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư thì Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm có danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; tiêu chí lấy tín nhiệm và có đóng dấu treo của BCHTƯ; đề xuất thành phần nhân sự Ban Kiểm phiếu. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
Bộ Chính trị chủ trì việc lấy phiếu tín nhiệm; các Ủy viên BCHTƯ ghi phiếu, bỏ phiếu. Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và báo cáo kết quả với BCHTƯ.
Chiều 25.12, BCHTƯ đã thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo chương trình làm việc của Hội nghị Trung ương 9, kết quả kiểm phiếu được báo cáo tại hội nghị vào sáng mai, 26.12.
Điều 11 của Quyết định 262 nêu rõ, kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.
Những người có trên 50% số phiếu "tín nhiệm thấp" cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp. Còn những người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
Danh sách 16 Ủy viên Bộ Chính trị được lấy phiếu tín nhiệm:
1. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
2. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
3. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
4. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng
5. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng
6. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình
7. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
8. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh
9. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính
10. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng
11. Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai
12. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình
13. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch
14. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
15. Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Hoàng Trung Hải
16. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân
Danh sách 5 Ủy viên Ban Bí thư được lấy phiếu tín nhiệm:
1. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên
2. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình
3. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Lương Cường
4. Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc
5. Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng
Theo Trần Bình (Sài Gòn Giải Phóng)
Lợi ích của Việt Nam khi tham gia UNCITRAL Được thành lập theo Nghị quyết 2205 ngày 17 tháng 12 năm 1966, Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (LHQ) có nhiệm vụ chính là thúc đẩy tiến bộ hài hòa và thống nhất của pháp luật thương mại quốc tế. Là thành viên của Ủy ban này, Việt Nam sẽ có thêm điều kiện đóng góp vào...