Bộ Ngoại giao Nga: Việc lôi kéo Ukraine vào NATO dẫn đến leo thang xung đột
Việc lôi kéo Kiev vào NATO dẫn đến leo thang xung đột, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố khi bình luận về kế hoạch của Paris nhằm hỗ trợ Ukraine gia nhập liên minh.
Trước đó, tờ Le Monde dẫn các nguồn tin cho biết chính quyền Pháp đang xem xét phương án kết nạp Ukraina vào NATO như một sự đảm bảo độc lập về an ninh.
“Nếu Paris thực sự muốn đưa Ukraine ngồi vào bàn đàm phán, thì họ không nên đẩy sự việc đến chỗ leo thang xung đột bằng cách lôi kéo NATO vào cuộc, mà hãy gây sức ép đối với chế độ Zelensky và những người phụ trách nó từ Washington và London” – Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Ảnh: Sputnik.
Video đang HOT
“Chính do họ mà Kiev đã từ chối tiếp tục đối thoại với Nga để giải quyết tình hình ở Ukraina” – Bộ ngoại giao Nga nhắc nhở.
Bộ nói thêm rằng “chính những lời hứa hẹn cấp cho Ukraine tư cách thành viên trong khối quân sự đã khiến nước này có cách hành xử hung hăng như vậy”.
“Giống như Tbilisi năm 2008, Kiev bắt đầu ảo tưởng rằng họ có thể giải quyết vấn đề bằng biện pháp quân sự. Các nước phương Tây không chỉ sẵn sàng thổi bùng những ảo tưởng này mà còn làm mọi cách để Kiev có thể phá hoại việc thực hiện thỏa thuận Minsk mà không bị trừng phạt, đồng thời chuẩn bị cho “giải pháp quân sự” một cách có chủ đích, Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
“Để chặn đứng những hành động sát nhân ở Donbass, để ngăn chặn diễn biến sự kiện theo chiều hướng như vậy, chúng tôi buộc phải tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, trong đó có mục tiêu phi quân sự hóa Ukraine, cũng như đảm bảo tình trạng trung lập của nước này, loại trừ khả năng tham gia của Ukraine vào bất kỳ liên minh quân sự nào” – cơ quan nhấn mạnh.
Như Tổng thống Nga – Vladimir Putin đã nói, đối với chúng tôi, những mục tiêu này mang tính chất nền tảng và chắc chắn sẽ đạt được” – Bộ Ngoại giao Nga kết luận.
Quân đội Ukraine 'triển khai lực lượng đáng kể' dọc biên giới với Belarus?
Quan chức Bộ Ngoại giao Nga nói: "Theo thông tin mà chúng tôi có, quân đội Ukraine thực sự đã triển khai các lực lượng đáng kể dọc biên giới Belarus - Ukraine".
Xe tăng trong một cuộc tập trận quân sự chung Nga - Belarus tại thao trường Obuz-Lesnovsky ở Belarus - Ảnh: AP
Trong cuộc phỏng vấn với Hãng tin Tass đăng ngày 19-6, ông Alexey Polishchuk, vụ trưởng Vụ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thuộc Bộ Ngoại giao Nga, nói rằng quân đội Ukraine đã triển khai lực lượng quân sự đáng kể dọc theo biên giới với Belarus và đang cố gắng kiểm tra khả năng phòng thủ của Nga và Belarus.
"Theo thông tin mà chúng tôi có và cũng đã nhiều lần được đưa ra trong tuyên bố của các quan chức, quân đội Ukraine thực sự đã triển khai các lực lượng đáng kể dọc biên giới Belarus - Ukraine, nhằm thăm dò định kỳ khả năng phòng thủ của nhà nước liên minh Nga - Belarus bằng cách này hay cách khác" - ông Polishchuk nói.
Tuy nhiên, ông Polischuk nhấn mạnh các phương tiện hiện có của Nga và Belarus trong khu vực "đủ để đẩy lùi cuộc tấn công từ lãnh thổ Ukraine hoặc các nước láng giềng NATO".
Hiện Ukraine chưa lên tiếng về phát ngôn của ông Polishchuk.
Thông tin trên được công bố vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga đã được chuyển đến nước đồng minh Belarus.
Hồi tháng 3, Tổng thống Putin tuyên bố ông đã đồng ý triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, sau khi Mỹ triển khai các vũ khí như vậy ở một loạt quốc gia châu Âu trong nhiều thập niên.
Mỹ đã chỉ trích quyết định của ông Putin. Tuy nhiên, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus là mong muốn của ông, không phải do Matxcơva áp đặt.
Ông Lukashenko giải thích việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus sẽ giúp ngăn chặn các bên có ý định tấn công nước này trong tương lai.
"Việc triển khai được thực hiện theo yêu cầu của tôi, chứ không phải do Nga áp đặt. Vì sao? Vì không ai trên thế giới này gây chiến với một cường quốc hạt nhân. Tôi cũng không muốn bất cứ ai gây chiến với chúng tôi. Có mối đe dọa như vậy hay không? Có. Tôi phải vô hiệu hóa mối đe dọa đó" - ông Lukashenko nói.
Romania yêu cầu cắt giảm 51 nhân viên Đại sứ quán Nga Bộ Ngoại giao Romania cho biết họ đã yêu cầu Nga cắt giảm thêm 51 nhân viên ngoại giao của nước này ở Budapest, với lý do quan hệ song phương không tốt do cuộc xung đột ở Ukraine. Đại sứ Nga tại Bucharest, ông Valery Kuzmin. Ảnh: actmedia.eu Theo thông báo được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Romania...