Bộ Ngoại giao Nga tung đoạn ghi âm pha trò ngày Cá tháng Tư
Bộ Ngoại giao Nga đăng đoạn ghi âm hộp thư thoại lên mạng xã hội với thông điệp “bấm phím hai để sử dụng dịch vụ của tin tặc”, trong một trò đùa ngày 1/4.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga tại Moscow. Ảnh: Wikipedia
Đoạn video hôm qua được đăng trên trang Facebook của Bộ Ngoại giao Nga với đoạn ghi âm lời nhắn khi có người gọi tới đại sứ quán.
“Để sắp xếp cuộc gọi từ một nhà ngoại giao Nga tới đối thủ chính trị của bạn, bấm số một”, thông điệp nói. “Để sử dụng dịch vụ của các tin tặc Nga, bấm số hai” và “để yêu cầu can thiệp bầu cử, bấm số ba”.
Bộ Ngoại giao Nga sau đó xác nhận đoạn video chỉ là trò đùa, theo Telegraph. Trò đùa được đưa ra trong bối cảnh đang có tranh cãi về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước lại bác bỏ thông tin Kremlin can thiệp bầu cử. “Nhìn môi tôi này, không. Tất cả những điều đó đều là giả tưởng, viển vông và khiêu khích, nói dối”, ông nói tại một diễn đàn quốc tế. “Tất cả những điều này được sử dụng vì chương trình nghị sự trong nước Mỹ. Quân bài chống Nga đang được nhiều lực lượng chính trị tại Mỹ sử dụng để lợi dụng và củng cố quan điểm của họ”.
Tháng trước, James Comey, giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ, xác nhận cục đã mở cuộc điều tra hình sự về các cáo buộc có sự thông đồng giữa Nga và chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump.
Trọng Giáp
Theo VNE
Cựu cố vấn của ông Trump không khai báo thù lao nhận từ Nga
Michael Flynn, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ do Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, đã từ chối tiết lộ số tiền mà ông nhận được từ một hãng tin và doanh nghiệp lớn của Nga trong bản kê khai tài chính của các quan chức trong chính quyền mới.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Washington Examiner)
Theo Reuters, trong bản kê khai tài chính do chính ông Flynn ký hôm 31/3, cựu cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng đã liệt kê hai bài phát biểu trong hai sự kiện mà ông từng tham dự có liên quan tới các cơ quan và tổ chức của Nga, bao gồm RT - hãng thông tấn do chính phủ Nga bảo trợ và tập đoàn hàng không Volga-Dnepr.
Mặc dù ông Flynn không đề cập tới số tiền thù lao cụ thể mà ông nhận được từ hai bài phát biểu trong bản kê khai tài chính trên, nhưng thông tin về các bài phát biểu này được đưa vào mục "các nguồn thu vượt quá 5.000 USD trong một năm".
Cùng ngày, Nhà Trắng công bố một bản kê khai khác của các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Trump từ hồi tháng 2, trong đó có chữ ký điện tử của ông Flynn hôm 11/2, nhưng không thấy xuất hiện thông tin của hai bài phát biểu trên.
Sự thiếu nhất quán trong các lần kê khai về thù lao nhận được từ phía Nga của ông Flynn càng làm tăng thêm các rắc rối về pháp lý cho cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ. Trước đó, ông Flynn đã buộc phải từ chức vào ngày 13/2 sau khi bị "tố" giấu nhẹm thông tin về các cuộc tiếp xúc giữa ông với Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak từ trước khi Tổng thống Trump nhận nhiệm sở.
Bị "ngã ngựa" khi vừa mới nhậm chức được 24 ngày, tướng tình báo về hưu Michael Flynn hiện vẫn phải đối mặt với các cuộc điều tra về mối liên hệ giữa ông với các quan chức Nga và đây là một phần trong cuộc điều tra lớn hơn do hai ủy ban tình báo của lưỡng viện và Cục Điều tra Liên bang (FBI) tiến hành để làm rõ nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Ông Michael Flynn (trái) ngồi cạnh Tổng thống Vladimir Putin trong một sự kiện tại Nga năm 2015 (Ảnh: Washington Post)
Tháng trước, Nghị sĩ đảng Dân chủ kiêm thành viên của Ủy ban Giám sát Hạ viện Elijah Cummings đã công bố một báo cáo cho biết ông Flynn đã nhận được 33.000 USD để tới tham dự một bữa tiệc có sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin do RT tổ chức vào tháng 12/2015. Ngoài ra, ông Flynn được cho là đã nhận thêm 11.250 USD từ một hãng hàng không của Nga và 11.250 USD khác từ chi nhánh tại Mỹ của Kaspersky - một tập đoàn an ninh mạng khổng lồ có trụ sở tại Nga.
Mới đây, luật sư riêng của ông Flynn ngày 30/3 cho biết vị tướng tình báo này đồng ý tham gia phiên điều trần trước Ủy ban tình báo quốc hội về mối quan hệ giữa chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump với Nga, nhưng đổi lại ông muốn được miễn tội. Theo luật sư này, ông Flynn cần được bảo vệ trước nguy cơ bị "xét xử không công bằng".
Ông Flynn gặp Tổng thống Trump lần đầu tiên vào giữa năm 2015 và sau đó trở thành cố vấn cho chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Cộng hòa. Sau cuộc bầu cử Mỹ diễn ra vào tháng 11 năm ngoái, Tổng thống đắc cử Trump đã chỉ định ông Flynn làm cố vấn an ninh quốc gia tại Nhà Trắng. Nhưng chỉ vài tuần sau đó, chính ông Trump lại là người yêu cầu ông Flynn phải từ chức vì vụ bê bối liên quan đến việc ông từng bí mật liên hệ với đại sứ Nga tại Mỹ và nói dối về thông tin nhạy cảm này.
Thành Đạt
Tổng hợp
Quan hệ Nga - Mỹ có thể đang tệ hơn thời Chiến tranh Lạnh Người phát ngôn cho tổng thống Nga cho rằng quan hệ giữa nước này và Mỹ có thể đang trong tình trạng tệ hơn cả thời Chiến tranh Lạnh. Người phát ngôn tổng thống Nga Dmitry Peskov. Ảnh: RT. "Chiến tranh Lạnh mới à? Có thể còn tệ hơn. Có thể là còn tệ hơn nếu xem xét những hành động của chính...