Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Trong bối cảnh diễn biến tình hình tại Ukraine có thêm nhiều căng thẳng, một số đại sứ quán nước ngoài tại Ukraine đã đóng cửa trong ngày hôm nay 21-11, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra khuyến cáo với công dân Việt Nam sống tại Ukraine và công dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng – Ảnh: NGỌC DIỆP
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng, diễn biến xung đột Nga – Ukraine có khả năng leo thang, khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Ukraine cần chuẩn bị sẵn sàng cho các phương án an toàn nhất, cần tính đến việc sơ tán khỏi các khu vực nguy hiểm
Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo của nước sở tại, đại sứ quán Việt Nam, các hội đoàn Việt Nam tại Ukraine.
Video đang HOT
Công dân Việt Nam được khuyến cáo không đến Ukraine trừ khi thực sự cần thiết.
Công dân có thể liên hệ với đường dây nóng về bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao trong trường hợp cần đến sự hỗ trợ.
Làm việc 24/24 để giải cứu 700 người Việt khỏi vùng chiến sự Myanmar
Tình hình giao tranh ở miền bắc Myanmar tiếp tục diễn biến phức tạp, khoảng 700 công dân Việt Nam đang ở vùng tạm thời an toàn.
Bộ Ngoại giao và các cơ quan của Việt Nam đang nỗ lực triển khai công tác bảo hộ công dân.
Chiều 23/11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về công tác bảo hộ công dân với 700 người Việt tại Myanmar.
Người phát ngôn cho biết, tình hình an ninh tại một số bang của miền bắc Myanmar tiếp tục diễn biến phức tạp. Cho đến nay, khoảng 700 công dân Việt Nam đang tạm thời được an toàn và nhiều trường hợp hợp khác đang chờ được xác minh thông tin.
Ngay từ khi nhận được thông tin, cuối tháng 10/2023, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar làm việc với cơ quan chức năng sở tại và đề nghị phía Myanmar bảo đảm an toàn, điều kiện sinh hoạt cơ bản cho công dân Việt Nam. Ngoài ra cũng cần tạo điều kiện di chuyển thuận lợi cho công dân Việt Nam ra khỏi khu vực giao tranh.
Người phát ngôn trả lời tại họp báo chiều nay. Ảnh: Minh Nhật
Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar, Trung Quốc phối hợp, chia sẻ thông tin với các cơ quan đại diện nước ngoài có công dân ở khu vực này làm việc với cơ quan chức năng của Trung Quốc đề nghị hỗ trợ Việt Nam trong bảo hộ công dân.
Hiện Bộ Ngoại giao đang cũng tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng trong và ngoài nước để triển khai biện pháp bảo đảm an toàn và sơ tán công dân trong thời gian sớm nhất có thể.
"Các nhóm làm việc của chúng tôi đang làm việc 24/24 giờ về vấn đề này", bà Hằng khẳng định. Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao tiếp tục theo dõi sát tình hình, giữ liên lạc với các đầu mối công dân Việt Nam tại khu vực lánh nạn và chuẩn bị sẵn sàng triển khai công tác bảo hộ công dân.
Bộ Ngoại giao trước đó đã khuyến cáo công dân Việt Nam không nên hoặc tránh đến khu vực bang Shan, Kayin và Rakhine của Myanmar nếu không thực sự cần thiết. Công dân đang ở các bang này cần nhanh chóng có phương án chủ động sơ tán an toàn người và tài sản đến nước thứ ba hoặc về Việt Nam, thường xuyên theo dõi thông tin của chính quyền sở tại và cảnh báo của Bộ Ngoại giao.
Trong trường hợp khẩn cấp, công dân liên hệ theo số đường dây nóng:
- Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar: 959660888998
- Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: 84 981 84 84 84, 84 965 41 11 18
- Email: baohocongdan@gmail.com
Giao tranh giữa quân đội Myanmar và các nhóm phiến quân nổi dậy đã bước sang bước tuần thứ 4 và vẫn tiếp tục lan rộng, gây nhiều hậu quả.
Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc, tình hình giao tranh khốc liệt khiến tổ chức này khó có thể xác nhận số trường hợp thương vong. Trong khi đó, hàng chục nghìn người dân Myanmar đã phải lánh nạn sang các quốc gia láng giềng.
Bộ Ngoại giao: Việt Nam đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng phù hợp với Công ước về Luật Biển Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về vấn đề Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông qua các kênh ngoại giao, và các cuộc trao đổi diễn ra trong không khí chân thành, hữu nghị và thẳng thắn. Tại cuộc họp báo chiều 18-7,...