Bộ Ngoại giao: Không nước nào được đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam
Thời gian qua, truyền thông quốc tế đã nhiều lần đưa tin về việc Nga sẽ “quay trở lại” Cam Ranh. Ngày 13/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã có thông tin khẳng định một lần nữa về lập trường của Việt Nam về vấn đề này.
Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 13/10, phóng viên đã đặt câu hỏi với Người phát ngôn Lê Hải Bình về việc truyền thông quốc tế khẳng định Nga sẽ quay trở lại đóng quân ở Cam Ranh và Việt Nam có cho nước ngoài thuê cảng Cam Ranh để đặt căn cứ quân sự hay không?
Tàu khu trục “Đô đốc Pantelev” thăm Đà Nẵng, ngày 31/7/2015. Ảnh: Hải Châu
Người phát ngôn Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vấn đề Cam Ranh. Theo đó, ông Bình cho biết: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự, không liên minh với nước nào để chống lại nước thứ ba, và cũng không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam”.
Trước đó, Người phát ngôn cũng cho biết, chính sách đối ngoại của Việt Nam là độc lập, hòa bình, hợp tác và phát triển, không đứng về một phía nào để chống lại nước thứ ba.
“Việt Nam luôn thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế sâu rộng; phát triển hợp tác với tất cả các đối tác trên cơ sở cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới”, Người phát ngôn cho biết.
Video đang HOT
Người phát ngôn Lê Hải Bình
Vào ngày 7/10, tờ Sputnik của Nga đưa tin cho biết, Phó lãnh đạo đảng “Nước Nga công bằng” trong Duma Quốc gia Nga, ông Oleg Nilov cho rằng Nga nên mở lại các căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba.
“Nếu cần thiết, thì những căn cứ như vậy, tôi cho rằng, cần trở lại cả ở Việt Nam và Cuba. Nếu người ta không muốn nói chuyện với chúng ta bằng ngôn ngữ ngoại giao, thì chúng ta sẽ đấu tranh với mối đe dọa thế giới. Điều đó áp dụng trước hết với những tổ chức tân phát-xít với tên gọi IS và tất cả những kẻ bảo trợ chúng”, ông Oleg Nilov nói với các phóng viên.
Hãng thông tấn RIA Novosti cũng dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Nikolai Pankov cho hay, Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét các vấn đề để có thể trở lại các căn cứ quân sự ở Cuba và Việt Nam. “Chúng tôi đang tiến hành công việc này”, ông Pankov nhấn mạnh và không tiết lộ thêm chi tiết về vấn đề.
Căn cứ Cam Ranh nằm trên bờ biển Đông, trong vịnh Cam Ranh. Trước đây, Hải quân Liên Xô đã có những cơ sở hậu cần-kỹ thuật ở khu vực này. Cho đến trước những năm 2000, thành phố Cam Ranh là một điểm cung cấp hậu cần của tàu chiến Hải quân Nga.
Theo Infonet
Trả lời cho câu hỏi Quân đội Nga được trở lại Cam Ranh
Các chuyên gia Nga cho rằng, việc Quân đội Nga trở lại Cam Ranh với tư cách đầy đủ là không thể, tình hình bây giờ đã khác rất nhiều.
Vừa qua, Nga đã được phía Iran cho phép sử dụng căn cứ không quân của họ để các máy bay Tu-22M3 và máy bay Su-34 của Lực lượng Không quân- Vũ trụ Nga (VKS) thực hiện các cuộc không kích ở Syria. Sự việc một lần nữa lại làm nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, Nga đang lập một trật tự quốc tế mới.
Từ ngày 9/8, Duma Quốc gia Nga đã phê chuẩn một thỏa thuận giữa Nga và Syria về việc đặt một số căn cứ quân sự của Nga tại Syria. Điều đó có nghĩa là trong tương lai gần, một số căn cứ quân sự của Nga ở Syria sẽ chính thức có một lực lượng không quân thường trực tại đây. Các máy bay của Nga sẽ kiểm soát một khoảng lớn khu vực Địa Trung Hải, Tây Nam Á và Bắc Phi. Hệ thống phòng không ở đây nòng cốt chính là hệ thống phòng không hiện đại S-400 sẽ không chỉ giúp kiểm soát bầu trời và biên giới Syria mà còn có thể kiểm soát cả vùng biển Địa Trung Hải.
Ở các khu vực phía Bắc và phía Nam của Nga hiện nay cũng đã có sự mở rộng các căn cứ quân sự. Vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố xây dựng một mạng lưới sân bay ở Bắc Cực, cùng đó là kế hoạch nâng cấp hạm đội Thái Bình Dương với điểm tựa là quần đảo Kuril. Các sân bay từ thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ hai của quân phiệt Nhật Bản tại đây sẽ được khôi phục, từ đây sẽ mở rộng phạm vi kiểm soát của lực lượng vũ trang ở Bắc Thái Bình Dương.
Khó có khả năng Nga trở lại Cam Ranh, Việt Nam dù nước này rất muốn.
Tuy nhiên, ngày 12/8/ vừa qua, đài Sputnik dẫn lời Đại tướng Pyotr Deinekin - cựu chỉ huy Không quân Nga cho biết, "hôm nay, lực lượng hàng không của chúng ta đang được hiện đại hóa quy mô lớn, tổ hợp công nghiệp-quốc phòng làm việc theo các đề án máy bay của tương lai. Việc phục hồi mạng lưới sân bay của chúng tôi không chỉ giới hạn ở Bắc Cực, mà còn cả vươn xa bên ngoài ranh giới Nga: như ở Việt Nam, trên các đảo Thái Bình Dương và ở Syria".
Trong giai đoạn những năm 1979-2002, Không quân Liên Xô và Nga đã sử dụng các cảng biển, sân bay tại Cam Ranh của Việt Nam. Đây là căn cứ quân sự ở nước ngoài lớn nhất của Liên Xô, thời kỳ đó căn cứ Cam Ranh thuộc hạm đội Thái Bình Dương đã giúp Liên Xô có thể kiểm soát một phần phía Nam của Thái Bình Dương và toàn bộ Ấn Độ Dương.
Cần lưu ý rằng, quân đội Nga và Việt Nam đã thảo luận nhiều năm qua về việc Nga muốn trở lại Cam Ranh, và nhiều chuyên gia cho rằng điều đó rất có thể. Nga trong một thời gian dài đã không đủ tiềm lực tài chính để trở lại và khôi phục lại Cam Ranh, mặc dù một số chuyên gia quân sự cho rằng người Việt Nam đã hy vọng Nga trở lại căn cứ Cam Ranh và xây dựng lại toàn bộ cơ sở này.
Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Liên Xô tại Cam Ranh những năm 1980.
Việc Nga chính thức trở lại căn cứ Cam Ranh vẫn chưa có thông tin chính thức nào công bố, nhưng vào tháng 11/2014, một thỏa thuận đã được ký kết về việc đơn giản hóa các thủ tực để tàu chiến Nga có thể ra vào Cam Ranh thuận tiện hơn, chỉ việc thông báo cho Cảng vụ. Ngoài ra, trong hai năm vừa qua sân bay Cam Ranh đã được không quân Nga sử dụng cho các máy bay IL-78, các máy bay này sẽ tiếp nhiên liệu cho các máy bay Tu-95MS.
Tuy nhiên một số chuyên gia Nga cho rằng, phát biểu của Đại tướng Pyotr Deinekin hơi sớm. Trên thực tế, việc Nga trở lại căn cứ Cam Ranh với tư cách đầy đủ là không thể. Trong khi đó, sự hiện diện về mặt quân sự của Nga ở Việt Nam vào thời điểm này là không có lợi cho Nga, trong khi mà mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang căng thẳng, chính phủ Nga đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với cả hai quốc gia này. Ngoài ra, việc Nga duy trì một căn cứ lớn ở nước ngoài trong tình hình hiện nay là không thể, vì lực lượng của hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay đã thu hẹp lại đáng kể so với thời Liên Xô.
Hơn 10 năm qua, trong khu vực này và một số nơi trên thế giới, Nga đã không giúp giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng, các tàu của hạm đội Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương chỉ để chống cướp biển, nay họ có cơ hội đến Cam Ranh là để tiếp tế nhiên liệu và nghỉ chân. Cam Ranh vẫn có thể được coi là một nơi để tàu chiến và máy bay Nga dừng để tiếp tế hậu cần, và không hơn. Có lẽ Nga sẽ cải thiện các hệ thống trang thiết bị và một số cơ sở hạ tầng tại đây. Từ đây sẽ giúp các máy bay Nga mở rộng địa bàn hoạt động trong nhiệm vụ trinh sát và chống ngầm, cùng như các máy bay ném bom chiến lược, họ sẽ thường xuyên thực hiện các chuyến bay đến Biển Đông.
Việt Nam gần đây đã khai trương cảng quốc tế Cam Ranh với nhiều dịch vụ hậu cần, bảo dưỡng, cho phép tàu quân sự và dân sự của nhiều quốc gia cập cảng.
"Các căn cứ quân sự của Nga ở Syria và Iran chỉ là vấn đề thời gian, họ cần phải hợp tác và hành động cùng VKS. Quyết định cho phép sử dụng căn cứ tại Iran có thể cho là chậm trễ một chút. Về căn cứ ở Việt Nam, ý tưởng đó là quá chính xác. Rõ ràng, quyết định đó là nhằm khôi phục lại căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô, nơi mà Nga vẫn cần đến nó. Tuy nhiên, quy mô của sự trở lại sẽ không thể so sánh được với thời Liên Xô, bây giờ đã là thời đại khác, các đối tượng và nguồn lực cũng khác. Giải pháp nhiều khả năng nhất sẽ được chấp thuận đối với từng trường hợp cụ thể. Dự đoán về việc tạo ra một cơ sở mới là không thể", học giả Alexander Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị - quân sự Liên bang Nga cho biết.
Theo Kiến Thức
Trở lại Cam Ranh Nga phải có sân bay quân sự tại Việt Nam! Số căn cứ quân sự của Nga ở nước ngoài ít tới mức có thể đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, cảm giác hết sức phấn khởi khi có thông tin về khả năng sẽ xuất hiện thêm cái tên Cam Ranh. Cựu tư lệnh Không quân Nga: Cần Cam Ranh! Nếu như đưa vào bản đồ thế giới tất cả những...