Bộ Ngoại giao Iran: Phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ là “sự trộm cắp”
Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết tịch thu gần 2 tỉ USD tài sản của Iran bị phong tỏa ở Mỹ bồi thường cho gia đình các nạn nhân Mỹ chết trong các cuộc tấn công mà Iran được cho là thủ phạm.
Ngày 26-4, Bộ Ngoại giao Iran triệu tập đại sứ Thụy Sĩ tại Iran – đại diện cho quyền lợi của Mỹ ở Iran – để lên án một phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ tịch thu gần 2 tỉ USD tài sản của Iran bị phong tỏa ở Mỹ bồi thường cho gia đình các nạn nhân Mỹ chết trong các cuộc tấn công mà Iran được cho là thủ phạm.
Bộ Ngoại giao Iran lên án phán quyết là sự trộm cắp, không phù hợp luật pháp quốc tế và các thỏa thuận song phương, theo hãng tin Reuters (Mỹ).
Ngày trước đó, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cảnh cáo sẽ kiện Mỹ lên Tòa án Công lý Quốc tế The Hague nhằm ngăn chặn Mỹ tịch thu và sử dụng số tiền này.
Hai Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (trái) và Mỹ John Kerry. Quan hệ hai bên vẫn rất căng thẳng bất kể đã đạt được thỏa thuận hạt nhân. Ảnh: NATIONAL INTEREST
Video đang HOT
Đại sứ quán Thụy Sĩ đại diện quyền lợi của Mỹ tại Iran vì Mỹ không còn đặt phái đoàn ngoại giao ở Iran kể từ sau khi đại sứ Mỹ ở Iran bị tấn công sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, 52 công dân Mỹ đã bị bắt làm con tin 444 ngày.
Năm 2007, một tòa án liên quan Mỹ ra phán quyết yêu cầu Iran bồi thường 2,65 tỉ USD cho gia đình các nạn nhân Mỹ chết trong các cuộc tấn công mà Iran được cho là thủ phạm. Trong số này có 241 binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong các vụ đánh bom bằng xe tải nhằm vào doanh trại thủy quân lục chiến Mỹ ở Beirut (Lebanon) vào tháng 10-1983.
Năm 2012, Quốc hội Mỹ thông qua luật cho phép chính phủ Mỹ tịch thu tài sản phong tỏa của Iran trên đất Mỹ để bồi thường thể theo phán quyết của tòa án liên bang.
Sau khi Iran và nhóm P5 1 đạt được thỏa thuận hạt nhân và Iran được dỡ bỏ trừng phạt quốc tế, phe ôn hòa ở Iran hy vọng quan hệ giữa Iran và Mỹ sẽ được cải thiện. Tuy nhiên phe cứng rắn ở Iran cho rằng phán quyết này của Tòa án Tối cao Mỹ cho thấy Mỹ vẫn giữ thái độ thù địch với Iran, bất kể hai bên vừa đạt được thỏa thuận hạt nhân.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Phải chăng luật cao hơn tình cảm máu mủ gia đình?
Tòa án Tối cao Mỹ đã quyết định từ nay đến cuối tháng 6 sẽ xem xét sắc lệnh của Tổng thống Obama về hợp thức hóa những người nhập cư lậu là cha mẹ của công dân Mỹ để họ khỏi bị trục xuất và được cấp giấy phép lao động.
Sắc lệnh được ban hành vào tháng 11-2014 với tiêu đề "Tạm hoãn thi hành lệnh trục xuất cha mẹ của công dân Mỹ và thường trú nhân (DAPA)". Sắc lệnh đề nghị hoãn trục xuất đối với đối tượng là người nhập cư không giấy tờ cư trú ở Mỹ tối thiểu từ năm 2010, có con là công dân Mỹ hoặc cư trú hợp pháp ở Mỹ và không có tiền án hình sự.
Vụ này được gọi là "vụ kiện nước Mỹ chống bang Texas" vì bang Texas cùng 25 bang khác đã kiện sắc lệnh DAPA đi ngược luật di trú. Báo Detroit Free Press phân tích vụ kiện này đã lộ rõ hố sâu chính trị giữa đảng Dân chủ (các ứng viên tranh chức tổng thống ủng hộ sắc lệnh DAPA) và các đối thủ từ đảng Cộng hòa (phản đối sắc lệnh DAPA đồng thời kêu gọi trục xuất toàn bộ những người nhập cư trái phép).
Xét bề ngoài, "vụ kiện nước Mỹ chống bang Texas" là cơ hội để đánh giá các ưu tiên của tổng thống trong thực hiện luật nhập cư. Nhà Trắng đã thông báo sắc lệnh DAPA của Tổng thống Obama về cơ bản tương tự các sắc lệnh khác mà những người tiền nhiệm của hai đảng đã áp dụng để tạm thời ngăn chặn một bộ phận lao động bất hợp pháp khỏi bị trục xuất.
Tòa án Tối cao cũng lập luận một sắc lệnh hành pháp tương tự do Tổng thống George Bush ban hành trước kia thực sự đã bảo vệ được phần lớn người nhập cư không giấy tờ.
Báo nhận định trên hết là Quốc hội đã thụ động suốt hơn một thập niên để rồi nhấn chìm chính sách nhập cư Mỹ. Phát biểu từ hai năm trước, Tổng thống Obama đã từng giải thích sắc lệnh đã trở nên cần thiết vì Hạ viện từ chối dự luật vốn được Thượng viện thông qua về cấp quyền công dân cho hầu hết những người nhập cư thuộc diện DAPA.
Thực tế cho thấy chính phủ Liên bang Mỹ cũng thiếu thốn các phương tiện để trục xuất hết 11 triệu dân nhập cư bất hợp pháp và không có giấy phép lao động. Nếu Tòa án Tối cao Mỹ phê chuẩn sắc lệnh DAPA, sẽ có hàng triệu gia đình nhập cư an toàn.
Chừng nào Quốc hội còn dao động thì hàng triệu trẻ em - mà hầu hết là công dân Mỹ và những thành phần khác có quyền cư trú hợp pháp - sẽ tiếp tục sống trong cảnh nơm nớp lo sợ bị chia lìa khỏi cha mẹ. Đây là di sản tàn nhẫn của một Quốc hội với đa số đảng Cộng hòa khi cho rằng luật phải ở trên tình cảm máu mủ gia đình.
ANH ĐÀO
Theo_PLO
Bại trận thê thảm, lực lượng khủng bố tổn thất nặng Quân đội Yemen dưới sự hậu thuẫn của chiến dịch không kích do liên minh Ả-rập thực hiện đã tiêu diệt 800 chiến binh khủng bố thuộc tổ chức Al-Qaeda trong một cuộc tấn công nhằm vào thủ phủ của tỉnh phía đông nam Yemen. Thông tin này do liên quân Ả-rập cho biết ngày hôm nay (25/4). Ảnh minh hoạ Các lực...