Bỏ nghề biển nuôi loài cá cực thơm ngon, dân đảo Hòn Chuối đổi đời
“Ngày biển lặng đã đành, khi sóng to gió lớn, ngồi một chỗ còn khó, huống hồ là đi lại để chăm sóc cá. Nhọc, nhưng năm nào cá bán được giá thì sống khỏe”, chị Phan Thị Kim Trang, vợ anh Lê Văn Út, một trong những gia đình đầu tiên trong bờ ra đảo Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời) nuôi cá bớp, chia sẻ.
Đổi đời nhờ cá bớp
Đến đảo Hòn Chuối, tôi thực sự bất ngờ khi được thưởng thức các món ăn từ cá bớp do cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòn Chuối chế biến. Miếng cá nạc, giòn, thơm, vị ngọt tự nhiên không lẫn vào đâu. Đĩa lòng cá hấp dẫn với những miếng dạ dày giòn sần sật, trứng cá, gan cá thơm, mềm và hầu như không có mùi tanh.
Thú vị hơn cả khi các chiến sĩ biên phòng cho biết, đây là sản phẩm cá bớp do người dân nuôi ở chính đảo Hòn Chuối. Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, cá bớp còn đang giúp nhiều hộ dân vốn ăn bữa nay lo bữa mai, vươn lên làm giàu.
Cư dân Hòn Chuối thu hoạch cá bớp.
Theo Thượng tá Tô Thanh Ngoan, Chính trị viên Đồn Biên phòng Hòn Chuối: Năm 2010, học hỏi kinh nghiệm của người dân ở các địa phương: Phú Quốc, Côn Đảo đã nuôi cá bớp, một số hộ dân ở thị trấn Sông Đốc, thậm chí ở tận Kiên Giang đã ra đảo Hòn Chuối nuôi cá bớp. Không ngờ, vùng biển quanh đảo lại rất phù hợp với giống cá này. Cá lớn nhanh, ít dịch bệnh, chất lượng thịt cá thơm, ngon đặc biệt.
Từ đây, nhiều người dân ở đảo Hòn Chuối cũng học hỏi kinh nghiệm, làm hộc để nuôi cá bớp, có người còn bỏ cả nghề đi biển để tập trung nuôi cá bớp. Có thời điểm, quanh đảo Hòn Chuối có tới hơn 50 hộ tham gia nuôi cá. Với thời gian nuôi khoảng 6 – 7 tháng, cá đạt trung bình 8 – 10kg thì xuất bán, mỗi hộc cá cũng cho thu lãi từ 30 – 50 triệu đồng.
Hấp dẫn bởi các món ăn chế biến từ cá bớp, lại nghe thông tin cá bớp đang có giá bán tới 160.000 đồng/kg mà không có để bán… Sáng hôm sau, chúng tôi háo hức theo chân cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòn Chuối đến với những bè nuôi cá bớp quanh đảo.
Vợ chồng chị Phan Thị Kim Trang – anh Lê Văn Út là một trong những hộ đầu tiên ra đảo Hòn Chuối nuôi cá. Đến nay, gia đình đã có 20 hộc cá; đón chúng tôi lên bè cá bằng nụ cười thân thiện, chị Trang cho biết: “Năm nay, mới thả nuôi 15 hộc thôi, vì cá giống cuối năm 2017 cao quá, xấp xỉ 140.000 đồng/con. Trong khi hồi tháng 5, tháng 6 năm 2017, chỉ khoảng 90.000 đồng/con”.
Video đang HOT
Bè nuôi cá của cư dân trên đảo nhấp nhô theo sóng biển. Ảnh: I.T
Theo cách tính của chị Trang, nếu trung bình mỗi hộc nuôi khoảng 200 con, thì nguyên tiền cá giống đã là gần 30 triệu đồng/hộc. “Gối vụ 2018, vừa qua, gia đình mới mua 1.500 con giống, chi phí tốn hơn 200 triệu đồng. Mang về đến bè, cá hao hụt còn chưa đến 1.200 con, tính ra lên tới 170.000 đồng/con cá bớp giống”. Do nhà sẵn tàu lớn nên chị Trang ra tận ngoài khơi mua cá giống. Những hộ nuôi không tự đi mua cá giống thì nay cũng đã có thuyền đến tận nơi cung cấp con giống.
Cũng theo chị Trang, sở dĩ, cá giống đắt như vậy bởi đây hoàn toàn là cá tự nhiên, được các ghe lớn đánh bắt ở vùng khơi mang về. Quá trình vận chuyển về đến đảo, cá cũng hao hụt đi ít nhiều. Trước kia, có ít hộ nuôi nên giá cá giống rẻ hơn, mấy năm nay cá giống đã hiếm, giá lại ngày một tăng.
Vừa dẫn tôi đi xem những hộc cá nối dài, bên trong là vô số những con cá đã to bằng cổ tay, chị Trang vừa kể: “Cá bớp được nuôi hoàn toàn bằng cá đánh từ ghe giã cào, cá lưới bao ngoài biển. Hiện, 1.500 con cá nhà chị Trang tiêu tốn 300kg thức ăn/ngày, tương đương 2 triệu đồng (cá lưới bao là 7.000 đồng/kg, cá cào 5.000 đồng/kg). Thời điểm gia đình nuôi nhiều nhất là 7.000 con, chi phí thức ăn hết hơn 10 triệu đồng/ngày. Nếu hôm nào không có ghe về, không mua được cá làm thức ăn. Cá bớp có thể nhịn ăn vài ngày vẫn sống khỏe.
Cá bớp được nuôi hoàn toàn bằng cá đánh từ ghe giã cào, cá lưới bao ngoài biển. Ảnh: I.T
Năm 2017, khi cá bớp đạt giá cao nhất từ trước đến nay (160.000 đồng/kg), không ít hộ nuôi cá bớp ở Hòn Chuối đã có mùa cá bội thu hơn cả mong đợi. Ngoài những gia đình có thu nhập xấp xỉ tiền tỷ như gia đình chị Trang – anh Út; hộ ông Huỳnh Phon Vụ, ông Tư Phương, ông Kim Ngọc Tồn, ông Kim Ngọc Tuấn, ông Kim Ngọc Của… đều có thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng nhờ nuôi cá bớp.
Bám biển – nuôi hy vọng
Có vượt biển ra với các bè cá, nghe người nuôi cá bớp kể chuyện mới biết, để có những lứa cá chất lượng, năng suất cao, người nuôi cá cực khổ trăm bề. “Sóng yên thì khỏe, sóng to thì cực vì giật các hộc cá, di chuyển để chăm sóc cá gặp rất nhiều khó khăn”, anh Út chia sẻ trong lúc cố gắng giữ để tôi có thể đứng vững được, trên các hộc cá liên tục tròng trành bởi sóng gió.
Cách đất liền khoảng 3 tiếng quá giang ghe ngư dân đi biển mới tới đảo, cuộc sống của những người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối gói gọn trên những chiếc xuồng và căn chòi tạm trên bè cá, 24 giờ mỗi ngày là 24 giờ lênh đênh cùng sóng gió. Tổ ấm của họ chính là những chiếc xuồng đi mua cá mồi với không chỉ chỗ ngủ, bếp nấu ăn, mà còn có cả tivi, máy phát điện, dàn năng lượng mặt trời.
Hàng chục lồng bè nuôi cá bớp quanh đảo Hòn Chuối.
Từ thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), anh Võ Văn Phong ra đảo Hòn Chuối nuôi cá bớp cũng được 6 năm. Một mình xoay xở với 6 hộc cá, vui buồn ra sao, anh đều đã nếm trải: “Chi phí để làm mỗi hộc cá đã hết cả 30 triệu đồng. Đã vậy, còn phải mua ghe để ăn ở trông coi cá nữa. Không có vài trăm triệu trong tay, không dám bày ra nuôi cá bớp đâu”.
Vẫn còn nhớ như in nỗi buồn của người nuôi cá bớp năm 2017, ông Tư Phương – Tổ trưởng Tổ Tự quản ở đảo Hòn Chuối – cũng là một trong những người đầu tiên nuôi cá bớp ở đây: “Năm 2016, có đến hơn chục hộ thất bại vì nuôi cá bớp đã bỏ lại nhà cửa trên đảo để đi Bình Dương mưu sinh, kiếm tiền trả nợ. Năm nay, gia đình ông có 10 hộc cá, nhưng ông vẫn chưa thả cá giống hết, vừa thả vừa nghe ngóng xem sao”.
Ngồi trò chuyện trước cửa căn nhà dựng trên ghềnh đá, trong tiếng sóng xô, bọt tung trắng xóa… ông Tư Phương trầm ngâm: Những năm đầu nuôi cá bớp, người nuôi chỉ lo xoay xở tiền để đầu tư mà ít phải lo lắng về dịch bệnh, nhưng giờ đây, hiện tượng cá bị mù mắt, bỏ ăn, hay cá bị sứa cào lở da xảy ra ngày càng nhiều. Mới đây, người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối đã “cầu cứu” Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hỗ trợ, đưa các kỹ sư ra đảo khảo sát tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.
Theo ông Phương, rất có thể, tình trạng cá bị bệnh mù mắt là do nguồn nước bị ô nhiễm, vì số lượng hộ nuôi cá tăng lên so với mấy năm trước, mật độ các bè cá cũng dày hơn. Bên cạnh đó, việc sứa biển bám vào các hộc nuôi cũng có thể là nguyên nhân khiến cá bị ghẻ lở, mù mắt.
Như nhiều công việc mưu sinh khác, công việc nuôi cá bớp ở Hòn Chuối, nói theo cách của người dân nơi đây, cũng còn tùy may – rủi. Vậy nên, ngày lại ngày, những người nuôi cá bớp vẫn miệt mài chia sẻ cho nhau kinh nghiệm, chia cho nhau cả cân gạo, mớ rau trong ngày biển động, gom góp hy vọng về những lứa cá năng suất, được giá.
Trở về đất liền, trong bao điều nhắc nhớ ở đảo Hòn Chuối, có những bè cá lênh đênh cùng sóng gió, có cả phận người được – mất cùng những vụ cá giữa trùng khơi.
Theo Hương Mai-Sông Mã (Báo Đất Mũi)
"Làng miền Tây" khấm khá nhờ nuôi cá lồng bè ở Tây Nguyên
Đươc hô trơ giông ca, 29 hô dân trên lang chai tai thôn 7, xa Ia Tơi, huyên Ia Hdrai, tinh Kon Tum đa biêt tân dung long hô, nuôi ca lông be mang lai thu nhâp ôn đinh. Chi trong 6 thang đâu năm, vơi khoang 70 lông ca nhưng hô dân nay đa vê 31, 75 tân ca
Đo la lang chai bị cô lập giữa dòng sông Sê San thuộc xã Ia Tơi (huyện Ia Hđrai, tỉnh Kon Tum). Ngôi lang có 29 hô dân với hơn 100 nhân khẩu, chủ yếu là những người đến từ miền Tây Nam Bộ như Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang và các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi cá lồng bè.
Nhưng lông ca đươc ngươi dân bô tri nuôi ngay canh nha đê tiên chăm soc
Theo đo, sau khi nhân thây nguôn lơi tư long hô Sê San tram khuyên nông va Sơ khoa hoc công nghê tinh Kon Tum đa hô trơ giông ca cho nhưng hô dân trên lang chai. Tân dung đươc diên tich va nguôn lơi tư long hô thuy điên Sê San, nhưng hô dân nay đa nhanh chong triên khai mô hinh nuôi ca lông be va khai thac ca tư nhiên dươi long hô.
Môt sô loai ca đươc tha nuôi gôm ca that lat cươm, ca loc, ca rô phi, ca trăm...Theo đo, san lương ca va sô lương lông đa tăng lên ro rêt, cu thê năm 2017 vơi 63 lông san lương ca đat 89,1 tân, chi 6 thang đâu năm 2018 gân 70 lông ca đa cho thu vê 31,7 tân.
Trươc đo, ngươi dân chu yêu sông băng nghê đanh băt ca dươi sông cua sông kha bâp bênh
Những căn nhà trôi nôi trên sông, được dưng tam bằng thân cây nứa ghép lại đê tiện cho việc di chuyển qua lại trên sông, đên nay đa chuân bi chuyên lên bơ sông vơi nhưng ngôi nha xây kha khang trang. Thêm vao đo, đơi sông kinh tê cua nhiêu hô dân đa đươc cai thiên ro rêt, thu nhâp cao hơn va cuôc sông ôn đinh hơn.
Tro chuyên vơi Dân Việt, ông Nguyên Văn Triêu (thôn 7, xa Ia Tơi, huyên Ia Hdrai, Kon Tum) phân khơi noi: Tôi nuôi ca lông be đa đươc 3 năm nay, hiên tôi đang co 4 lông, san lương môi lông co thê thu vê hơn 1 tân/năm. Trươc đây, khi mơi ra lang chai không biêt lam gi, chi biêt sông băng nghê đanh băt ca dươi sông.
Theo ông Triều, tuy nhiên, cung không co đê dư gia, cuôc sông kha chât vât nhưng tư khi đươc tinh hô trơ giông ca. Gia đinh tôi cung như cac hô dân ơ đây băt đâu triên khai mô hinh nuôi ca lông be nên kinh tê nay đa ôn đinh hơn rât nhiêu. Ca lông be hiên nay đang trơ thanh nguôn thu chinh cua ngươi dân nơi đây.
Môi lông ca ngươi dân co thê thu vê hơn 1 tân ca/năm
Trao đôi vơi Dân Việt, ông Chê Hông Quyên - Chu tich xa Ia Tơi cho biêt, nhân thây nguôn lơi dôi dao tư long hô thuy điên va viêc đanh băt ca dươi hô chưa mang lai hiêu qua kinh tê cao nên tinh đa hô trơ giông ca va ky thuât nuôi ca lông be cho ba con. Đê đam bao nguôn đâu ra cho ca va xây dưng thương hiêu ca long hô Sê San, xa hiên đang thanh lâp hơp tac xa Sê San. Mơi đây, tram khuyên nông tinh cung mơi hô trơ đên ngươi dân 2 lông ca cho 2 hô gia đinh. Theo đo, môi lông co thê thu vê hơn 1 tân ca, loai ca đang co gia tri kinh tê cao la ca lăng, ca that lat cươm, ca loc...
Bên canh đo, xa cung đang khuyên khich ba con đây manh phat triên mang du lich trên long hô, găn cac dich vu ăn uông ngay trên lang chai. Tim môt sô bai đât trông đê trông thêm cac loai rau ăn kem vơi ca...Tuy nhiên, tiêu chi đươc đưa ra la phai đam bao vê sinh an toan môi trương va vê sinh an toan thưc phâm, ông Quyên cho biêt thêm.
Theo Danviet
Phát hiện thi thể người đàn ông trôi sông với nhiều vết thương Ngành chức năng địa phương huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) đang tiến hành điều tra làm rõ cái chết của một người đàn ông được phát hiện trôi trên sông. Thông tin ban đầu, sáng ngày 30/7, người dân sống ở khóm 5, thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) bất ngờ phát hiện thi thể một người đàn ông...