Bỏ ngay việc bác sĩ hắt hủi bệnh nhân BHYT
BỏHôm qua, phát biểu tại hội thảo góp ý về đề án Quy hoạch phát triển ngành y tế TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 của Sở Y tế TP.HCM, do Ủy ban MTTQ TP.HCM tổ chức, GS Trần Đông A thẳng thắn cho rằng cần có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với bệnh nhân có BHYT.
Theo GS, nhiều bác sĩ (BS) quen thói đối xử không công bằng với bệnh nhân có BHYT như coi thường, hắt hủi… làm xấu hình ảnh người làm nghề y. Do đó, cần thay đổi cách thức, thái độ đối với bệnh nhân BHYT để tạo sự công bằng, phục vụ tốt hơn cho người nghèo, qua đó mới có thể thực hiện được mục tiêu phát triển mạnh mẽ BHYT tiến tới BHYT toàn dân.
Cần thay đổi cách phục vụ, thái độ đối với bệnh nhân BHYT – Ảnh: Diệp Đức Minh
Về vấn đề giảm tải bệnh viện (BV), theo GS Trần Đông A, bước đầu nên chú trọng hơn mô hình BV, khoa vệ tinh. Việc đưa các khoa vệ tinh xuống các BV tuyến quận, huyện đã bắt đầu phát huy hiệu quả, ngoài ra, mô hình BS gia đình cũng cần được chú trọng hơn.
Video đang HOT
Ông Đặng Văn Khoa, ủy viên Ủy ban MTTQ TP, cho rằng với đề án mục tiêu đề ra rất nhiều và khá hay, nhưng việc thực hiện lại vô cùng khó khăn, nhất là tình trạng thiếu BS, cán bộ y tế có trình độ chuyên môn. “Hiện TP.HCM có khoảng 7.000 BS, theo đề án thì đến năm 2015 cần khoảng 15.000 BS, như vậy trong 3 năm tới phải “kiếm” được 8.000 BS. Con số này lấy đâu ra trong khi thực tế giỏi lắm thì cũng chỉ có khoảng 1.000 BS ra trường tại TP.HCM”, ông Khoa bày tỏ.
GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc BV Từ Dũ, phân tích đề án còn dàn trải quá nhiều, không nên đặt tiêu chí số lượng mà phải nhấn mạnh đến chất lượng trong đào tạo BS. Nếu đặt nặng chỉ tiêu, đào tạo qua loa rồi cho ra trường đối với ngành y là rất nguy hiểm.
PGS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết theo dự kiến đến năm 2020 mới chỉ giải quyết được một phần tình trạng quá tải còn hiện tại thì vẫn chưa giảm được.
Theo TNO
Đề xuất nâng hỗ trợ mức đóng BHYT đối với HSSV lên 50%
Tại hội nghị "Tổng kết, đánh giá 3 năm thực hiện luật BHYT và định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều chỉnh của luật" do Bộ Y tế cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH VN) tổ chức vào ngày 10.12, BHXH VN đã đề xuất nâng hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của đối tượng là học sinh, sinh viên từ 30% lên 50%, và hỗ trợ 30% mức đóng cho đối tượng thuộc hộ nông lâm ngư diêm nghiệp.
Theo thống kê của BHXH VN, tính đến ngày 30.9.2012, cả nước có 57.082 triệu người tham gia BHYT, tương đương 65% dân số, tăng hơn 4 triệu người so với cùng kỳ năm 2011.
Trong đó, vùng trung du và miền núi phía Bắc là khu vực có tỷ lệ bao phủ BHYT cao nhất, đạt tới 77% dân số. Khu vực có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long, chưa đến 50% dân số.
Người dân còn gặp nhiều nhiêu khê khi khám chữa bệnh bằng BHYT - Ảnh: Nguyên Mi
Các nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT cao với gần 100% là nhóm làm công ăn lương, nhóm đối tượng được quỹ BHXH đóng toàn bộ kinh phí mua BHYT như người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi...
Hiện tại, cả nước còn trên 30 triệu người chưa tham gia BHYT.
Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục bổ sung và sửa đổi luật BHYT theo hướng cải cách về thủ tục, điều kiện khám chữa bệnh để tạo được sự thoải mái cho người dân.
Bên cạnh đó, nhằm giảm bớt tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, Bộ Y tế đã trình Chính phủ Đề án giảm tải bệnh viện với mỗi bệnh viện quá tải sẽ có 5 bệnh viện vệ tinh và Đề án Bác sĩ gia đình và Bác sĩ đa khoa thực hành.
Song song đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sắp tới cũng sẽ có thông tư về phân tuyến và vượt tuyến bệnh viện nhằm giảm tải, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tình trạng hết quỹ bảo hiểm.
Cũng theo bà Tiến, hạn chế ở nhóm học sinh, sinh viên tham gia BHYT là do sự phối hợp giữa Bộ GD-ĐT và BHXH VN trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật BHYT chưa chặt chẽ và hiệu quả, nhất là khối các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Mặt khác, hoạt động của y tế trường học cũng còn hạn chế, hiện mới có khoảng 51,5% số trường có y tế trường học, hoạt động chủ yếu là kiêm nhiệm.
Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên cũng đang tham gia nhiều loại hình bảo hiểm thương mại khác nên ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT.
Theo TNO
Không để vỡ quỹ BHYT vì tiền thuốc "Tiền cho mua thuốc chiếm 60% phí điều trị, vì vậy kiểm soát giá thuốc bệnh viện (BV) sẽ tiếp tục được chấn chỉnh, không thể để vỡ quỹ do tiền thuốc quá cao", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo tại hội nghị về đầu thầu thuốc tổ chức ngày 7.12 tại Hà Nội Tại hội nghị, bà...