Bỏ ngay những thói quen xấu này để bảo vệ sức khỏe ngày rét buốt
Uống không đủ nước, ăn uống vô độ, ngủ nhiều hay lười tập thể dục là những thói quen xấu làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trong mùa đông.
Uống không đủ nước: Cơ thể mất nước chủ yếu qua mồ hôi, tiểu tiện và tiêu hóa. Vào mùa lạnh, khi các hoạt động thể chất diễn ra ít hơn, nhiều người thường có xu hướng tiêu thụ nước ít hơn. Điều này có thể gây mất nước và các biến chứng như bệnh thận, táo bón hoặc khó tiêu.
Không tập thể dục: Teo các chuyên gia, tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ kéo dài tuổi thọ.
Không che kín tay, chân: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, che kín tay, chân vào mùa lạnh giúp cải thiện giấc ngủ bằng cách tác động đến nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định nhất. Vì vậy, bạn nên đi tất trước khi đi ngủ trong mùa đông.
Tắm nước nóng quá lâu: Tắm nước nóng giúp làm dịu cả tinh thần và cơ thể. Nhưng tắm nước nóng quá lâu có thể làm khô và tổn thương da, gây viêm da, khô, mẩn đỏ.
Mặc quá nhiều quần áo: Giữ ấm trong mùa lạnh là quan trọng, nhưng mặc quá nhiều quần áo lại không tốt. Thói quen này sẽ làm cơ thể quá nóng, đổ môi hôi và gây mất nước.
Ăn uống vô độ: Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm và dầu mỡ sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên bổ sung thêm trái cây và rau xanh nhiều chất xơ để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Video đang HOT
Uống nhiều cà phê: Uống nhiều cà phê tác động tiêu cực tới sức khỏe, điển hình là gây mệt mỏi, uể oải, cồn cào…
Ngủ nhiều: Ngủ nhiều vào mùa lạnh làm rối loạn chu kỳ sinh học và tăng sản xuất melatonin, một loại hormone khiến bạn cảm thấy ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, khi cơ thể có quá nhiều melatonin, bạn sẽ luôn cảm thấy buồn ngủ và có xu hướng muốn ngủ lâu hơn.
Không đi ra ngoài: Thời tiết lạnh khiến nhiều người chi muốn ở trong nhà mà không ra ngoài. Thói quen này dễ hình thành tâm lý lười vận động, tăng nguy cơ béo phì, tăng cân và một số bệnh khác.
Uống nhiều rượu: Một số người có thói quen uống rượu vào mùa lạnh để làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, uống quá nhiều rượu có thể làm hại gan, đồng thời làm giảm khả năng miễn dịch.
Không dưỡng ẩm cho da: Mùa đông nhiều người thường ngại chăm sóc và dưỡng ẩm cho da mà không biết rằng, đây là việc làm rất cần thiết để giữ lượng nước cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng khô hoặc cứng da.
8 thói quen tưởng chừng vô hại nhưng thực chất lại đang "bào mòn" sức khỏe của bạn
Chúng ta đều biết rằng những thói quen xấu không tốt cho sức khỏe, nên cố gắng tránh. Tuy nhiên, có 8 thói quen gây hại cho cơ thể nhưng nhiều người vẫn nghĩ nó vô hại.
Những thói quen xấu trong cuộc sống của bạn là gì? Bạn có bao nhiêu thói quen xấu mà không hề nhận ra? Bạn có thể không có thời gian để ý đến những vấn đề này, nhưng những việc nhỏ bạn làm hàng ngày có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Do đó, hãy chú ý đến những thói quen xấu bất cẩn trong cuộc sống hàng ngày và cố gắng thực hiện một số điều chỉnh để cải thiện sức khỏe của bản thân.
Dưới đây là 8 thói quen gây hại cho sức khỏe của bạn nhưng nhiều người vẫn nghĩ chúng vô hại và vẫn làm hàng ngày.
1. Ngồi bắt chéo chân trên đầu gối
Ngồi bắt chéo chân khiến chúng ta có cảm giác như đó là một tư thế rất tự nhiên và thoải mái. Nhưng khi ngồi bắt chéo chân trên đầu gối, huyết áp của bạn cũng sẽ tăng lên (khoảng 6,7 mmHg), về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mạch máu của bạn.
Do đó, thay vì ngồi bắt chéo chân trên đầu gối, bạn có thể ngồi bắt chéo chân dưới mắt cá, điều này không làm huyết áp của bạn tăng lên và gần như vô hại. Dù vậy, tất nhiên để thay đổi thói quen ngồi này cũng không phải dễ dàng, bạn cần một khoảng thời gian nhất định để quen dần.
2. Nín thở và hắt hơi
Ở nơi công cộng, một số người không dám hắt hơi, cho rằng như vậy là thiếu văn minh, lịch sự. Nhưng lực ép của việc hắt hơi rất đáng kinh ngạc. Trước khi hắt hơi sẽ có sự tích tụ khí và tăng áp lực, khi bị kìm hãm nó sẽ gây tổn thương tai trong hoặc màng nhĩ.
Trên thực tế, các ghi chép lâm sàng cho thấy họng và xoang bị phá hủy do bị hạn chế hắt hơi. Ngoài ra, nếu bạn nín thở và hắt hơi, nó cũng có thể gây đau và khó chịu ở não, mắt và ngực.
Để hắt xì hơi một cách văn minh, tốt nhất bạn nên mang theo khăn giấy hoặc khăn tay, trong trường hợp khẩn cấp có thể che miệng bằng phần khuỷu tay, vừa lịch sự lại giữ vệ sinh, tránh nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm.
3. Nhiều suy nghĩ bi quan
Bộ não quyết định mọi chức năng của cơ thể. Khi bộ não của bạn chạy những điều tiêu cực cả ngày, nó khó có thể mang lại cho bạn kết quả tốt.
Suy nghĩ tiêu cực sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của bạn và làm cho phản ứng của hệ thống miễn dịch kém đi. Thái độ tích cực có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc tử vong vì bệnh liên quan đến tim mạch, từ đó giúp bạn sống lâu hơn những người tiêu cực.
4. Ăn trước khi đi ngủ
Ăn trước khi đi ngủ khiến cơ thể không có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn. Bụng căng đầy thức ăn khi nằm dễ gây trào ngược thực quản. Nếu bạn muốn ngủ ngon, bữa tối nên được sắp xếp trước khi đi ngủ từ 3-4 tiếng.
5. Đốt nến thơm
Không khí do nến thơm tạo ra rất thư giãn và dễ chịu, nhưng thói quen này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu. Nhiều loại nến thơm được làm từ parafin thành phần gốc dầu mỏ. Khi parafin bị nóng chảy, các chất khí độc được phát tán vào không khí, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Các mối nguy tiềm ẩn tương tự khác bao gồm đốt hương, gel, bình xịt... Hương thơm lành mạnh nhất nên đến từ thực vật tự nhiên.
6. Đeo kính áp tròng để đi ngủ
Đeo kính áp tròng đi ngủ không an toàn. Khi đeo kính áp tròng vào ban đêm, hàm lượng oxy trong mắt bị giảm xuống gây áp lực lên giác mạc, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng cao, thậm chí gây tổn thương thị lực vĩnh viễn.
7. Rửa tay bằng nước rất nóng
Nhiệt sẽ làm bong tróc lớp dầu tự nhiên trên da và làm khô da, dẫn đến sự phát triển của vi sinh vật. Nhiều loại vi khuẩn có hại khác nhau có thể bám rễ trên da khô và sinh sôi nhanh chóng, gây nhiễm trùng. Đồng thời, vi khuẩn có lợi cũng bị nhiệt độ cao gây hại.
Nhiều người cho rằng nước nóng có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng sức nóng mà da người chịu được không đủ để loại bỏ những vi khuẩn này. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy nước nóng không có lợi cho việc làm sạch da hơn nước lạnh. Sử dụng nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da là cách tốt nhất.
8. Sử dụng máy sấy tay trong phòng vệ sinh công cộng
Do tác động môi trường của giấy vệ sinh và khăn giấy, chúng ta sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng chúng. Nhưng máy sấy tay công cộng có an toàn lắm không?
Một nghiên cứu cho thấy rằng khi máy sấy tay hoạt động, nó có thể thổi vi khuẩn có phân từ trong phòng vệ sinh vào cơ thể bạn, điều này thật chẳng mấy vệ sinh. Đặc biệt là khi bạn sử dụng phòng vệ sinh có người nhiễm bệnh đã sử dụng trước đó, nguy cơ khiến bạn bị nhiễm trùng là rất cao. Do đó, tốt nhất khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, bạn nên mang theo một chiếc khăn lau tay của riêng mình, sau khi sử dụng, bạn nên giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng trong ngày.
Điều các bác sĩ chuyên ngành nói "không" nhưng nhiều người vẫn làm Trong cuộc sống hàng ngày, có những thói quen xấu đến các bác sĩ chuyên ngành cũng không dám thử nhưng nhiều người vẫn vô tư làm hàng ngày. Bác sĩ chỉnh hình: Không ngồi trên ghế sofa Ghế quá mềm như sofa, khi ngồi xuống thắt lưng không được nâng đỡ đầy đủ, gây tổn thương cột sống. Ngồi ghế sofa lâu...