Bỏ ngay 7 thói quen nội trợ xấu xí này thì căn bếp của bạn mới sạch sẽ, gọn gàng được
Những thói quen xấu của người nội trợ sẽ khiến không gian nhà bếp lúc nào cũng ở trong tình trạng lộn xộn chẳng bao giờ sạch gọn nổi.
Năm mới rồi, bạn hãy từ bỏ ngay những thói quen nội trợ xấu xí sau đây để giữ cho gian bếp của gia đình luôn ngăn nắp, sạch sẽ nhé!
1. Quăng các vật dụng ngẫu nhiên vào ngăn kéo
Ngăn kéo thường là nơi “chịu đựng” tất cả những thứ linh tinh ngẫu nhiên. Rồi đến khi không thể nhét thêm được nữa thì bạn mới nhận ra trong ngăn kéo đã là một đống hỗn độn khủng khiếp.
Đừng nhồi nhét quá nhiều thứ vào ngăn kéo chỉ vì tiện tay. Ngoài ra bạn cũng cần sắp xếp ngăn kéo của mình thật ngăn nắp để tìm đồ dễ dàng.
2. Không dọn dẹp trong quá trình nấu ăn
Tranh thủ trong quá trình nấu nướng để dọn dẹp những thứ có thể, điều đó giúp bạn không phải đối mặt với cả núi đồ bẩn khi kết thúc bữa ăn.
Bởi vậy nếu món ăn trên bếp không yêu cầu sự tập trung cao độ thì bạn hoàn toàn có thể tranh thủ lau qua bàn bếp, rửa những chiếc nồi, chảo bẩn để giảm gánh nặng dọn dẹp vào cuối bữa.
3. Không xử lý các vết bẩn ngay lập tức
Các vết tràn đồ ăn hoặc một số vết bẩn khác cần được làm sạch ngay lập tức, khi khô đi sẽ cực kỳ khó lau.
Hãy để một bình xịt tẩy vết bẩn gia dụng ở vị trí dễ lấy và sử dụng nó làm sạch ngay lập tức khi vết bẩn vừa xuất hiện. Thảm, vải bọc, khăn trải bàn sẽ rất cảm ơn bạn vì thói quen này. Khi vết bẩn đã bám sâu, khô lại, thậm chí có trường hợp bạn còn không thể làm sạch nổi mà phải bỏ đi để sắm đồ mới.
4. Cuống cuồng “phi tang” đống lộn xộn mỗi khi nhà có khách
Khi có khách ghé thăm hoặc trong nhà diễn ra một sự kiện nào đó mà chưa kịp dọn dẹp, chúng ta thường có xu hướng “phi tang” đống hỗn độn vào các ngăn tủ đóng kín. Phương pháp “làm sạch” này không giúp ích được gì mà còn khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Thường là bạn sẽ bỏ quên những ngăn kéo khủng khiếp ấy và để cho chúng tồn tại thời gian dài.
Chính vì vậy, bạn hãy xắn tay lên và dọn dẹp mọi thứ thật chỉn chu để tiếp đón các vị khách. Đó mới là cách làm sạch thật sự và hiệu quả.
5. Tích trữ quá nhiều đồ ăn thừa trong tủ lạnh
Nếu gia đình bạn không yêu thích đồ ăn thừa, hãy cố gắng nấu nướng đủ khẩu phần ăn. Khi tích trữ quá nhiều đồ ăn thừa trong tủ lạnh không sử dụng kịp thời, thực phẩm sẽ xuất hiện nấm mốc và vi khuẩn. Chúng không chỉ gây hại đến sức khỏe nếu sử dụng mà còn khiến cho việc dọn dẹp tủ lạnh trở nên khó khăn hơn nhiều.
Video đang HOT
6. Để công việc dọn dẹp dang dở
Hãy cố gắng đừng bao giờ để gián đoạn công việc dọn dẹp của bạn. Ví dụ bạn đang lau dọn bếp, vậy thì hãy cố gắng kết thúc quá trình ấy đến bước cuối cùng, đừng dừng lại trên mạng xã hội rồi mất quá nhiều thời gian cho việc dọn dẹp.
7. Chờ đợi đến khi công việc dọn dẹp trở nên quá tải
Bỏ bẵng việc dọn dẹp nhà bếp và đợi đến khi nó quá bừa bộn, bạn không có đủ thời gian và sức lực làm sạch – đó là một thói quen xấu khó bỏ nhất ở nhiều người.
Chúng ta không cố gắng loại bỏ sự lộn xộn càng sớm càng tốt mà trốn tránh nó, khi mọi chuyện đi quá giới hạn thì áp lực dọn dẹp lại càng lớn.
Lúc ấy, một là bạn phải tốn rất nhiều sức lực và thời gian mới giải quyết được “bãi chiến trường”, hai là bạn buông trôi mặc kệ và căn bếp không bao giờ gọn gàng ngăn nắp nổi.
Tổ ấm 'kẹo ngọt' chỉ 28m2 khiến ai cũng bất ngờ vì cách bày trí quá thông minh: Góc làm việc nằm ngay trong tủ đựng, giường ngủ đặt 'gọn' bên cạnh gian bếp
Chỉ với diện tích 28m nhưng thiết kế thông minh của căn hộ dưới đây khiến nhiều người phải trầm trồ vì quá ngọt, quá xinh!
Một đôi vợ chồng từ Nam Kinh đến Thượng Hải để sinh sống và làm việc nên đã mua một căn hộ nhỏ 28m. Diện tích căn hộ có vẻ khiêm tốn nhưng lại có thiết kế vô cùng mãn nhãn.
Những điểm nổi bật trong thiết kế:
Sơ đồ căn hộ
1. Vừa bước vào cửa là nhà vệ sinh được thiết kế ngăn cách 2 khu vực khô - ướt.
2. Toàn bộ mặt tường được trưng dụng làm dãy tủ đựng có sức chứa lớn. Bàn làm việc được đặt bên trái thụt vào trong dãy tủ để tiết kiệm không gian.
3. Theo như thiết kế, một phần nhỏ của căn nhà sẽ được sử dụng để làm nhà bếp, thiết kế không gian mở này nhằm đem lại cảm giác thoải mái, phục vụ tốt mục đích ăn uống của hai vợ chồng.
4. Nhà bếp và phòng khách được đặt cùng nhau. Khu vực ăn uống được đặt ngay cạnh cửa sổ tạo không khí lãng mạn cho cặp đôi.
5. Cuối cùng, một chiếc giường lớn riêng biệt được đặt ngay tại vách ngăn cạnh gian bếp.
Hành lang ra vào được thiết kế tinh tế, rộng rãi
Vợ chồng sống chung với nhau, thì màu sắc căn hộ cũng sẽ nghiêng về phía sở thích của người vợ nhiều hơn. Gia chủ đã chọn sử dụng màu hồng phấn làm màu chủ đạo, thậm chí cửa ra vào cũng màu hồng nốt, trông rất bắt mắt và dễ thương.
Để đem lại cảm giác thoáng đãng rộng rãi hơn cho căn phòng, cách cửa nhà vệ sinh được họ tráng thành chiếc gương soi toàn thân lớn. Chiếc gương này vừa giúp cho việc lựa chọn trang phục trở nên thuận tiện hơn, vừa có thế đánh lừa thị giác, khiến không gian rộng rãi hơn rất nhiều.
Lối vào được lót bằng nền gạch màu trắng đen, giúp hạn chế việc bám dơ khi ra vào. Ta có thể đặt giày dép ngay tại đây mà không mất tính thẩm mỹ, ở ngay hàng lang còn đặt một chiếc ghế nhỏ thuận tiện cho việc thay giày dép.
Để sử dụng chiếc tủ cao, họ lắp một chiếc thang ngay đây. Máy điều hòa được đặt ngay phía trên lối cửa ra vào vì căn hộ không ngăn phòng, chỉ cần bật điều hòa là có thể làm mát cả phòng, lại không cần đặt máy gần giường, hạn chế việc bị cảm.
Nhà vệ sinh hiện đại
Nhà tắm được đặt ngay bên lối ra vào, cửa nhà tắm là một tấm gương. Phòng tắm có không gian rộng hơn, sử dụng tông màu hồng làm chủ đạo đem lại sự đáng yêu nhưng cũng đầy quyến rũ.
Kết hợp giữa tông màu cam ở bồn rửa là một sự phá cách. Thiết kế bồn rửa tay tiên tiến, đầy tính thời thượng với đường thoát nước ẩn với tốc độ thoát nước nhanh, không gây tụ nước.
Gian bếp nhỏ phù hợp với nhu cầu người sử dụng
Gian bếp nhỏ được đặt ngay trong hành lang lối ra vào nhưng không hề đem cảm giác tù túng mà vô cùng thoáng đãng dễ chịu. Bếp nằm đối diện cửa sổ căn hộ nên rất ấm cúng, có ánh nắng ban mai chiếu vào rất sáng sủa.
Bức tường ngăn ở trên gian bếp được lắp thêm kệ lưu trữ đồ, màu sắc của kệ và bếp tương phản sáng tối vô cùng bắt mắt, thời thượng. Nhà bếp tuy nhỏ nhưng không thiếu thứ gì từ lò nướng đến máy hút khói...
Gian bếp và phòng khách được liên kết với nhau một cách hài hòa, cho thấy độ tinh xảo trong khâu thiết kế.
Góc làm việc "ẩn mình"
Nhìn qua tưởng chừng chỉ là chiếc tủ nhưng bên trong có thể chứa được cả một góc làm việc: Bàn làm việc được đặt ngay trong tủ, dàn máy tính cũng được lắp ở bên trong. Khi không cần sử dụng thì chỉ cần đóng tủ lại, giúp tối ưu hóa không gian.
Khu vực ăn uống
Bàn ăn vững chãi được thiết kế sao cho phù hợp với không gian ngôi nhà và đem lại tính thẩm mĩ cao cho người sử dụng. Ghế cũng là loại ghế gấp, khi không sử dụng có thể cất trong góc làm việc, siêu tiện lợi.
Bàn ăn được đặt bên cạnh cửa sổ - vốn là vị trí "chết" trong thiết kế, ăn tối ở đây thật lãng mạn.
Phòng khách gọn gàng, đơn giản
Thiết kế phòng khách rất đơn giản: một chiếc ghế sofa, một bàn trà nhỏ chữ Z, trên tường lắp một chiếc gương tròn nhỏ tiện cho việc trang điểm, phía trên treo chiếc đèn hình chữ C vừa vặn đủ dùng, tổng thể vừa tinh tế vừa thanh lịch.
Phòng ngủ ấm cúng
Thiết kế vị trí phòng ngủ vẫn rất riêng tư dù được nối thông với cả gian nhà. Gian bếp nằm bên cạnh nhưng lại không hề lộn xộn.
Hai bên đầu giường thiết kế 2 đèn rọi tiện cho việc đọc sách buổi tối. Đầu giường chừa ít không gian đủ để đặt một vài cuốn sách hoặc chậu cây nhỏ, tranh trang trí...
Mái ấm nhỏ nhắn nhưng vô cùng tiện nghi và hiện đại giúp cuộc sống của vợ chồng gia chủ thêm nhiều niềm vui.
Một giải pháp cho diện tích nhỏ Ở Các đô thị của Việt Nam hiện nay, bài toán từ các khu đất có diện tích nhỏ khá phổ biến. Làm thế nào để trong một khoảng diện tích giới hạn nhưng vẫn đem lại những không gian sống chất lượng nhất cho chủ đầu tư luôn là vấn đề thường được đặt ra với những nhà chuyên môn. Tạp chí...