Bố ngã cây khi hái mận gửi cho con và tâm sự nhói lòng của con gái lấy chồng xa khiến bao người rơi nước mắt
“Sáng bố hái để chiều gửi xe xuống thì bị gãy cành rồi té. Gọi điện cho bố, bố còn bảo: “Bố không sao cả, nhưng mận thì bị dập với xước ở ngoài 1 tí thôi”. Nghe mà xót hết cả lòng”.
Với phụ nữ, trước ngưỡng cửa hôn nhân ai ai cũng háo hức, đêm ngày trông chờ ngày mình lên xe hoa, thậm chí còn mộng mơ về một căn nhà đầm ấm có vợ chồng và tiếng cười đùa con trẻ. Lấy chồng gần nhà hay xa nhà với chị em bây giờ là điều chẳng quan trọng, miễn là được yêu, được kết hôn với người đàn ông mình lựa chọn là đủ. Nhưng rồi mọi thứ có như là mơ đâu, lấy chồng gần không nói, lấy chồng xa thì có hàng tá chuyện buồn về sau.
Xa nhà thôi có gì đâu phải buồn? Để giải đáp câu hỏi này, xin mượn câu chuyện tâm sự của một mẹ trẻ ẩn danh. Câu chuyện được đăng tải trong một hội nhóm chị em có rất đông thành viên trên mạng xã hội đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Bằng chính sự chân tình, nó đã đánh động vào đúng tâm tư mà bấy lâu nay nhiều chị em chôn giấu trong lòng, để rồi khi đọc xong hết một số giọt nước mắt cũng đã rơi ra.
(Ảnh minh họa)
“Lấy chồng xa sau này vất vả thì đừng kêu ai nhá!
Đây là tin nhắn bố mình gửi, đọc có xót không cơ chứ. Mình ở Daklak, sau này lấy chồng ở Sài Gòn. Chồng mình thích ăn mận, mà nhà ngoại lại có cây mận Thái ngon lắm, đang mùa mận nên bố để dành hái gửi xuống cho con ăn. Sáng bố hái để chiều gửi xe xuống thì bị gãy cành rồi té. Gọi điện cho bố, bố còn bảo: “Bố không sao cả, nhưng mận thì bị dập với xước ở ngoài 1 tí thôi”. Nghe mà xót hết cả lòng.
Hôm nay Facebook lại nhắc kỉ niệm bài đăng năm trước mình đăng. Lại khóc, lại tủi thân vì lấy chồng xa nhà. Ngày trước nghĩ đơn giản lắm, chỉ là 8 tiếng đi ô tô chứ mấy, nghĩ hạnh phúc là phải lấy người mình yêu. Ảo tưởng sức mạnh, nghĩ bỏ tất cả gia đình, bạn bè, đi theo tiếng gọi của con tim là anh hùng, sẽ được tung hô thán phục, chồng mình sẽ vì thế mà yêu thương trân trọng mình hơn.
(Ảnh: Facebook)
Cái hào hứng của cuộc sống hôn nhân mới bắt đầu không lâu đã vội tắt ngóm. À thì ra sống ở 1 thành phố xa lạ chẳng phải điều dễ dàng gì. Không anh em, họ h.àng thân thích, không bạn bè, không tất cả. Hóa ra mấy câu sến sẩm kiểu: “Em chỉ cần anh thôi, được ở bên anh em thấy hạnh phúc rồi” hay “Cuộc sống của em chỉ có anh là đủ rồi” đều là sách vở cả.
Bỏ việc để rồi thất nghiệp, suốt ngày quẩn quanh trong 4 bức tường ở nhà đợi chồng về. Nói vui nhưng xót hết cả lòng, nếu dỗi chồng thì chỉ có chơi một mình. Chả biết chồng có chán không chứ bản thân mình thì chán tới tận cổ, chán đến phát rồ người và Tấm biến thành Cám lúc nào chả hay nữa. Có những lúc nhớ nhà, nhớ bạn bè muốn được tụ tập đi đâu đó hay đơn giản là muốn có người nói chuyện đến quay quắt.
Có những lúc, ngồi hàng giờ trong nhà chỉ nhìn ra ngoài đường, nước mắt rơi chẳng kìm lại được. Đấy là còn được chồng chiều. Chứ không chắc bỏ đi hết để làm lại từ đầu quá. Ai hiểu? Ai thấu? Hôm nào được chồng rủ đi ăn với anh em bạn bè thì mừng như bắt được vàng vì lý do đơn giản là được ra đường, được mặc đẹp, được trang điểm nhẹ nhàng, được thấy mình “sống”.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Rồi những ngày đầu có bầu, bao cơn ốm nghén lại h.ành hạ. Người ta nói lấy chồng gần thì bà ngoại còn qua lại chăm nom các kiểu, còn lấy chồng xa thì xác định chịu cực một mình. Có xót xa không. Lúc ốm đau chồng không có nhà lại thui thủi một mình, sốt đùng đùng vẫn phải làm hết mọi việc như chưa ốm. Lúc ốm là lúc yếu đuối nhất nhưng 1 giọt nước mắt cũng không để rơi vì nếu không mạnh mẽ thì yếu đuối diễn ai xem? Ai hay, ai biết, ai xót, ai thương?
Đấy, giờ đến lúc gần sinh thì về ngoại ở… Lại phải xa chồng, về nhà có bố có anh em rồi hàng xóm, lại cứ muốn ở nhà, muốn có chồng bên cạnh… Nhớ chồng đến quay quắt đến rơi nước mắt, tủi thân rồi ai thấu. Cứ được cái này lại mất cái khác, thôi lại vì con, vì cuộc sống mà cố gắng. Chứ giờ đâu có thay đổi được gì”.
Theo helino
Tết của hội bỉm sữa Việt Nam ở Nhật Bản: Tưởng không vui mà vui không tưởng
Có lẽ với người phụ nữ đi lấy chồng xa, vào những dịp Tết nhất thế này, sẽ khó tránh khỏi cảm giác tủi thân. Nhưng thực ra họ mạnh mẽ hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
Nhiều người luôn khẳng định con gái lấy chồng xa sẽ phải chịu nhiều vất vả và khổ cực. Họ không chỉ phải rời xa vòng tay bố mẹ để đến sống trong một gia đình xa lạ mà còn phải làm quen với môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy mà không ít ông bố bà mẹ sợ "mất" con gái khi để con mình lấy chồng xa.
Nhưng có một điều cần được ghi nhận, đó là phụ nữ Việt Nam không chỉ đảm đang mà còn vô cùng mạnh mẽ, kiên cường. Nếu vẫn đang bán tín bán nghi về khẳng định này, câu chuyện về hội bỉm sữa Việt ở Nhật Bản dưới đây sẽ khiến bạn khâm phục.
Các mẹ bỉm sữa Việt Nam ở Nhật Bản.
"Tết đầu tiên xa nhà, MXH là niềm vui và cũng là nỗi buồn"
Mỗi chị em một hoàn cảnh, một cuộc sống khác nhau nhưng không ai giấu nổi nỗi nhớ nhà trong những ngày Tết. Chị Sen, một bà mẹ đã trải qua 4 cái Tết ở Nhật cho biết: "Những ngày này, khắp Facebook ngập tràn hình ảnh Tết ở Việt Nam. Nhìn bạn bè, người thân được quây quần bên gia đình, không chỉ mình mà mẹ nào cũng tủi thân hết."
Đây cũng chính là nỗi niềm của chị Thương: "Tết đầu tiên xa nhà, niềm vui chính của mình là lướt Facebook để có thể nói chuyện với gia đình và bạn ở nhà. Nhưng cũng chính Facebook làm cho mình nhớ quê hương da diết bởi nhìn đâu cũng thấy mọi người đua nhau khoe ảnh đào quất hay sắm sửa Tết".
Còn chị Thanh lại kể về cái Tết đầu tiên ở Nhật của mình cách đây 5 năm: "Mình còn nhớ năm đầu xa nhà, đến gần Tết thì cảm giác nhớ nhà trỗi dậy, thèm vị bánh chưng bố mẹ nấu ngày Tết, thèm được đi chợ Tết để ngắm và mua đồ."
Những món ăn Việt Nam được các chị em làm ở Nhật.
"Ở Nhật không có Tết Âm lịch nhưng nhà chồng vẫn gửi lời chúc Tết cho thông gia!"
Giống như nhiều gia đình ở Việt Nam, chồng và nhà chồng của các bà mẹ bỉm sữa ở Nhật cũng gửi lời chúc Tết đến gia đình thông gia. Chị Thương chia sẻ: "Lại nói đến gia đình chồng, mỗi dịp Tết, ông bà đều gọi điện về Việt Nam để chúc Tết thông gia".
Không chỉ có thế, còn có ông chồng vô cùng tâm lý như chồng chị Sen: "Nếu mình không về Việt Nam thì chồng chở đi sắm Tết, mua gạo nếp, đỗ xanh và thịt để cho mình chuẩn bị gói bánh chưng. Chồng mình cũng muốn vợ con có được một cái Tết cho giống ở nhà".
Mẹ chồng chị Đô Va (thứ 4 từ trái sang) hào hứng tham gia buổi gói bánh chưng cùng con dâu và hội chị em.
Hay như chị Đô Va, đây là năm đầu tiên chị đón Tết Nguyên đán ở Nhật Bản. Khi nghe con dâu kể thì mẹ chồng chị rất hào hứng: "Mẹ chồng mình rất háo hức muốn xem món bánh đặc trưng của Việt Nam trong ngày Tết như thế nào. Vì vậy mà khi các chị em tụ tập làm bánh chưng thì mẹ chồng mình cũng đi cùng".
"Muốn kể cho con rất nhiều về Tết Nguyên đán"
Không chỉ có niềm trăn trở với Tết quê nhà, hội mẹ bỉm sữa Việt ở Nhật còn có những mong muốn dành cho con cái mỗi khi Tết đến xuân về. Vì vậy mà mỗi lần gặp mặt, đặc biệt là ngày Tết thế này, họ luôn mang con đi để con có thể cảm nhận phần nào không khí Tết ở quê mẹ.
Còn các em bé, dù chưa nhận thức được sự quan trọng của Tết với mẹ nhưng vẫn không khỏi tò mò. Chị Sen, bà mẹ 2 con cho biết: "Cứ gần Tết là mình lại bật nhạc Tết. Bé lớn nhà mình mới biết nói nên thuộc mỗi cầu "Tết Tết Tết đến rồi". Mình cũng chỉ cho con cái bánh chưng thì con cũng biết".
Các bà mẹ đều mong muốn chỉ cho con mình những nét đặc trưng của Tết Việt như bánh chưng.
Chị Thanh lại dự định: "Con mình vẫn còn nhỏ nên mình cũng chưa kể về Tết Việt Nam. Nhưng mình định để con lớn thêm chút nữa sẽ đưa chúng nó về vào dịp Tết và chỉ cho chúng về Tết Việt Nam như thế nào".
"Chúng tôi tự tạo Tết cho chính mình!"
Sống ở nơi lệch Việt Nam đến 2 múi giờ, đương nhiên các bà mẹ bỉm sữa này sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Nhưng "cái khó ló cái khôn", các chị đã tìm đến với nhau, gặp mặt và lập thành một nhóm giống như chị Thúy chia sẻ: "Ăn Tết xa quê đương nhiên sẽ không tránh khỏi cảm giác buồn bởi còn gì hạnh phúc hơn là được quây quần bên gia đình. Nhưng ở đây có những người chị em đã giúp mình vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà, nhớ quê".
Gặp mặt, làm bánh chưng, nem rán, đồ ăn Việt Nam chính là cách mà các bà mẹ bỉm sữa Việt ở Nhật tự tạo Tết cho mình.
Với các chị, khó khăn nhất khi đón Tết xa nhà chính là việc mua nguyên liệu để làm những món ăn Việt Nam. Chị Quyền, người đã có 8 năm không ăn Tết ở nhà cho biết: "Tết ở Nhật cũng chẳng thiếu thốn gì nhiều đâu ạ. Ở những nơi có nhiều người Việt sinh sống cũng có hoa đào, hoa mai hay câu đối. Hội chị em thì tụ tập làm bánh chưng, giò xào, dưa hành, đồ ăn Việt Nam,..."
Mặc dù ngày nay những cửa hàng bán đồ Việt khá nhiều nhưng giá thì cũng không rẻ. Chị Thoa nói thêm: "Những lần tụ họp giúp mình nâng cao khả năng nấu nướng. Từ 1 đứa không biết nấu món gì giờ đã thành bà nội trợ thèm gì nấu đó. Dù giá cả nguyên liệu cao hơn ở Việt Nam rất nhiều nhưng mọi người đều cố gắng chuẩn bị để tạo ra một cái Tết Việt Nam nhất có thể giữa xứ sở mặt trời mọc".
Thế mới thấy rằng, hội mẹ bỉm sữa Việt ở Nhật mạnh mẽ đến như thế nào. Cho dù có vất vả bận rộn với con mọn, với việc phải sống xa xôi nơi đất khách quê người, họ vẫn luôn nỗ lực để tạo một cái Tết đủ đầy nhất cho mình và cho mọi người.
Theo helino
Con dâu ngỏ ý muốn về ngoại ăn Tết và chia sẻ của bố mẹ chồng "gây bão" mạng xã hội Ngày giáp Tết, tâm sự của những nàng dâu và tâm tư của bố mẹ chồng thực sự khiến dân mạng xúc động. Chủ đề cũ nhưng chưa bao giờ hết "hot" trên mạng xã hội những ngày giáp Tết Nguyên đán: Tết nội, Tết ngoại. Chẳng thế mà một đoạn clip với tiêu đề "Với mẹ chồng, Tết nhà ngoại cũng từng...